Bộ GD&ĐT lý giải về việc loạn giá đề thi
Trước một thực tế là các trường ĐH phải mua lại đề thi với nhiều mức giá khác nhau tại các cơ sở được phép in sao đề, bộ GD&ĐT đã có trả lời chính thức về việc này.
Đề thi mỗi trường mua 1 giá
Theo khảo sát của PV VTC News, trong 2 đợt của kỳ thi ĐH vừa qua, các trường ĐH đã phải mua đề thi với những mức giá khác nhau từ 14-19 nghìn/bộ đề. Vì vậy, cùng với sự trượt giá, năm nay các trường đã phải bỏ thêm từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng để phục vụ công tác mua đề thi.
PGS.TS Phan Trọng Phức, hiệu trưởng trường ĐH Đại Nam thông báo: “Năm nay, nhà trường phải dành hơn 14.000 đồng để mua một bộ đề trong khi năm 2010 chỉ là 11 -12.000đ/bộ đề”.
Cũng phải mua đề với giá cao hơn nhiều năm trước, GS.TS Hoàng Văn Châu – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cho biết, riêng đề thi khối A trường Ngoại thương phải trả 15.500đ/đề thi, khối D là 11.500đ/đề thi.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng Viện Đại học mở Hà Nội cho rằng riêng tiền bù lỗ cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 nhà trường khoảng 1,5 tỷ đồng. Trong đó phí thuê lực lượng cho việc áp tải đề và làm đúng theo quy chuẩn bảo mật khá tốn kém như tiền thuê xe, tiền thuê công an áp tải, tiền cho cán bộ phục vụ của trường… cũng là một trong nguyên nhân khiến cho các trường lỗ càng lớn.
“Năm nay, tiền đề được đẩy lên 15-20%. Viện Đại học Mở lấy đề từ nhiều trường, vì Đại học Mở thi đa khối, đa ngành, tổng tiền mua đề hết khoảng 300 triệu đồng”. Ông Thanh cho biết thêm.
Trong khi đó, trường ĐH Giao thông vận tải cũng phải mua đề thi khối A với giá 18.000đ/bộ đề. Trường ĐH Mỏ địa chất thậm chí lại phải chi 19.0000đ/bộ đề khối A.
Lý giải điều này, nhiều lãnh đạo cho rằng đề này chính là do Bộ GD&ĐT đã giao quyền tự quyết về giá dịch vụ cho các trường được phép in sao đề.
Lý giải của Bộ GD&ĐT
Trả lời những băn khoăn, thắc mắc của PV xung quanh vấn đề này, ông Ngô Kim Khô, Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH giải thích: “Có những cơ sở in sao chỉ in sao môn tự luận và những môn này đề chỉ có 1 trang, nhưng cũng có những cơ sở in sao môn trắc nghiệm có tới 5-7 trang giấy thì giá in sao phải khác nhau”
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng cho biết thêm: “Giá in sao đề cũng phụ thuộc vào số lượng in sao. Ví dụ như một cơ sở nhận in sao cho 20 trường, số lượng đề in khác nhau dẫn đến giá cả khác nhau. Nhưng cũng có những cơ sở in sao phải đi thuê địa điểm vì không đảm bảo quá trình bảo mật thì phải bù vào nhiều khoản, như vậy giá đề cũng khác nhau”.
Ông Lê Văn Thanh, Viện trưởng ĐH Mở cũng đề xuất, Bộ GD&ĐT nên ưu tiên việc in sao cho những trường có lượng thí sinh dự thi đông, tránh trường lượng thí sinh ít vẫn được in sao rồi bán lại cho trường đông thí sinh dự thi để kiếm lời.
Được biết, cả nước có 25 cơ sở in sao, đủ điều kiện về cơ sở vật chất để in đề liên tục trong nhiều năm. Danh sách các cơ sở này được bảo vệ và không tiết lộ.
Theo VTC
Cho PV "leo cây" vì không chấp nhận thẻ báo chí Bộ GDĐT
Trong kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011, đã xảy ra nhiều trường hợp cản trở phóng viên tác nghiệp từ phía các hội đồng tuyển sinh và từ phía các bảo vệ tại một số trường.
Có thẻ báo chí vẫn không được vào
Chiều 9/7, phóng viên một số báo như Báo Đất Việt, Báo điện tử Đảng Cộng Sản, Báo điện tử Người đưa tin, Báo Hải Quan... có mặt tại trường ĐH dân lập Thăng Long để lấy thông tin về kỳ thi tuyển sinh ĐH đợt 2 năm 2001. Khi PV xuất trình thẻ báo chí (do Bộ GD&ĐT cấp) để xin làm việc với HĐTS thì được bảo vệ nhà trường cho biết: "Sáng nay có 1 phóng viên nhà báo đã đến đây rồi. Tôi có vào báo cáo với Hội trưởng HĐTS và họ trả lời là không tiếp, trừ thanh tra của Bộ GD&ĐT".
Khi các phóng viên đặt câu hỏi vì sao không tiếp báo chí, người bảo vệ này không trả lời được đành phải vào trong báo cáo sự việc.
Một lúc sau, ông Đỗ Xuân Tùng, ban tuyển sinh trường ĐH dân lập Thăng Long ra tiếp chuyện các phóng viên và cho biết: "Bọn tôi phải tôn trọng nguyên tắc làm việc của Bộ, người ta đã nhắc các đơn vị phải có giấy giới thiệu, còn giấy này thì không được (Thẻ báo chí do Bộ GD&ĐT cấp - pv), giấy này chưa phải giấy giới thiệu của Bộ".
Mặc dù các phóng viên đã trình bày, năm nay Bộ GD&ĐT đã làm thẻ báo chí để thay cho giấy giới thiệu nhưng ông Tùng vẫn khăng khăng cho rằng: "tôi không biết, bọn tôi phải theo chỉ đạo của Bộ, bọn tôi không được hướng dẫn về cái này". Ông Tùng cũng cho rằng, nhà trường không trách nhiệm phải tiếp những người có thẻ báo chí của Bộ GD&ĐT.
Một lúc sau, ông Tùng vào trong liên lạc với ban chỉ đạo tuyển sinh của nhà trường sau khi các phóng viên yêu cầu được giải thích lý do về sự việc này.
Ông Lê Văn Một, Hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch HĐTS nhà trường đứng trên bậc cao của cầu thang tiếp chuyện phóng viên. Ông Một cho rằng: "Từ khi mở đề thi, những người có đeo biển Ban chỉ đạo thi và thanh tra của Bộ có giấy tờ mới được vào khu vực thi. Thi xong (17h15), có vấn đề gì chúng tôi sẽ trả lời. Tôi không hiểu là văn bản nào cho phép tác nghiệp lúc đang thi".
Ông Lê Văn Một, hiệu trưởng trường ĐH dân lập Thăng Long, chủ tịch HĐTS đứng từ trên bậc thềm cao trả lời các phóng viên và cho biết năm nay chưa bố trí chỗ tiếp đón phóng viên
Các phóng viên phản ánh với ông Một rằng chỉ muốn gặp HĐTS của nhà trường để tìm hiểu các thông tin, số liệu về tình hình thí sinh dự thi và không có ý định tác nghiệp tại khu vực thí sinh làm bài thi. Sau đó, ông Một cho biết sẽ cử người cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau đó.
Các phóng viên đề nghị được nhà trường sắp xếp một vị trí làm việc khác thay vì việc phải đứng trước khu vực thi, phía dưới bậc cầu thang trong khi ông Một lại đứng trên nói xuống.
Trước lời đề nghị này, ông Một trả lời: "Có lẽ đợt này thì chưa có, các anh chị thông cảm. Từ trước tới nay chúng tôi chưa nghĩ ra việc phải tiếp. Trường tuyển sinh từ lúc thành lập. Những năm trước chúng tôi chưa bao giờ tiếp báo chí... Hiện nay chúng tôi chưa bố trí phòng khách riêng biệt để tiếp khách trong đợt thi này. Năm sau chúng tôi thấy cần thiết tiếp báo chí thì sẽ bố trí một phòng riêng biệt để tiếp nhà báo. Bất đắc dĩ lắm chúng tôi mới phải tiếp báo chí ở đây".
"Các anh chị đợi một chút tôi sẽ nói thư ký cung cấp cho các anh chị báo cáo nhanh đã gửi lên Bộ". Ông Một nói rồi quay lưng đi vào khu vực HĐTS. Các phóng viên đứng chờ ngoài trời đến 15 phút cũng không thấy có cán bộ nào ra cung cấp thông tin.
Theo quan sát của PV, tại trường ĐH dân lập Thăng Long, phụ huynh đứng chỉ cách khu vực của HĐTS nhà trường có vài mét. Điều này liệu có đúng với quy chế của Bộ GD&ĐT?
Trước đó, cũng trong chiều 8/7, HĐTS trường ĐH dân lập Thăng Long cũng từ chối tiếp phóng viên Thời Báo kinh tế Việt Nam, Báo Nông thôn ngày nay, dù các phóng viên này cũng trình thẻ báo chí của Bộ GD&ĐT cấp.
Bảo vệ cản trở
Một sự việc khác cũng xảy ra vào trưa ngày 9/7, phóng viên T ( báo Quân đội nhân dân) khi đang tác nghiệp trước cổng trường ĐH Thương Mại (Hà Nội) đã bị bảo vệ của trường cản trở công việc.
Người bảo vệ này đã lấy tay che máy ảnh của phóng viên T, không cho phóng viên chụp ảnh thí sinh đang đi ra dù phóng viên đứng hoàn toàn phía ngoài khu vực cổng trường ĐH Thương Mại.
Thậm chí, người bảo vệ này còn lôi ba lô của phóng viên nhất định không cho chị T tác nghiệp. Trước hành động thô lỗ của bảo vệ, phóng viên T đã phản ứng, yêu cầu người này tôn trọng và để chị làm việc.
Sau đó, chị T có gặp và phản ánh sự việc với ông Đinh Văn Sơn (hiệu trưởng trường ĐH Thương Mại) thì được nhận lời xin lỗi từ phía lãnh đạo nhà trường. Ông Sơn cũng cho biết, sẽ nhắc nhở bảo vệ để không xảy ra các sự việc tương tự đối với phóng viên.
Trước đó, tại đợt 1 kỳ thi ĐH, CĐ năm 2011, theo phản ánh của phóng viên Q.Hải, Báo Đất Việt: "Trong buổi thi sáng 4/7, nhiều phóng viên bị cản trở tác nghiệp tại các hội đồng thi của trường ĐH Kinh tế, ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM). Tại hội đồng thi trường THPT Võ Thị Sáu ( của ĐH Kinh tế), mặc dù có mặt từ rất sớm (6h15) song nhiều phóng viên không được hội đồng thi cho vào khuôn viên trường để tác nghiệp. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại hội đồng thi trường THPT Diên Hồng ( trường CNTT). Lý do mà hội đồng tuyển sinh của trường đưa ra là... có mặt phóng viên thì thí sinh sẽ run, không làm được bài (!?)"
Bên cạnh việc tiếp đón, cung cấp thông tin hết sức đầy đủ của phần lớn các hội đồng thi thì vẫn còn một số hội đồng thi thiếu hợp tác cùng báo chí để đưa đến những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất cho độc giả về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Theo VTC
Gắn chip vào máy tính để thi gian vẫn bị bắt Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, kỳ thi ĐH đợt 2 cả nước có 203 thí sinh và 2 cán bộ coi thi vi phạm quy chế. Đợt thi này cũng phát hiện thí sinh sử dụng công nghệ cao để gian lận trong thi cử. Theo ông Hoa Ngọc Sơn, ủy viên thường trực HĐTS trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQGHN), sau 3...