Bộ GD&ĐT lên tiếng về khủng hoảng thừa nhân lực sư phạm
Trên cả nước, hàng chục nghìn người học sư phạm ra trường phải từ bỏ giấc mơ đứng trên bục giảng vì khủng hoảng thừa nhân lực.
Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm phải giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, sau hai năm, mỗi năm, cả nước vẫn có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không có việc làm.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, để khắc phục tình trạng thừa nhân lực ngành sư phạm, không còn cách nào khác là quy hoạch lại các trường sư phạm nằm trong tổng thể quy hoạch chung mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó, chỉ giữ lại một số cơ sở đào tạo sư phạm đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu đào tạo.
Ông Vũ thông tin, hàng năm, trong các văn bản hướng dẫn cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu, Bộ GD&ĐT cảnh báo tình trạng thừa giáo viên và yêu câu các cơ sở đào tạo hạn chế chỉ tiêu sư phạm. Việc xác định chỉ tiêu sư phạm phải được cơ quan chủ quản quản lý.
Đối với các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lý từ năm học 2012-2013 yêu cầu giảm tối thiểu 10%, ưu tiên mầm non, dừng việc đào từ xa, dừng cấp chứng chỉ sư phạm cho sinh viên ngành khác. Các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, năm 2016, chỉ tiêu tuyển sinh giảm 30% so với năm 2013.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ .
Hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ chủ quản 10 trường đào tạo có đào tạo sư phạm (bằng khoảng 10% cơ sở đào tạo sư phạm). Các trường còn lại do địa phương và bộ khác quản lý nên việc khống chế chỉ tiêu sư phạm bằng biện pháp hành chính rất khó khăn.
Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm phải được đặt trong tổng thể rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; từ đó mới có giải pháp đồng bộ sắp xếp các cơ sở đào tạo đào tạo sư phạm thuộc diện dôi ra như việc sáp nhập các cơ sở đào tạo khác, thành lập trường cộng đồng để đào tạo đa ngành, chuyển đổi thành phân hiệu…
Video đang HOT
Theo VTV
Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của cử nhân sư phạm phạm tội để chữa bệnh cho vợ
Lấy nhau 3 năm nhưng không có con vì vợ bị u nang buồng trứng. Trong lúc túng quẫn, Hùa đi buôn ma túy lấy tiền chữa bệnh cho vợ rồi quen tay lúc nào chẳng hay. Trước tòa, cử nhân sư phạm này chỉ xin một con đường sống để chăm sóc vợ vì "vợ không còn tương lai".
Cử nhân sư phạm lĩnh án tử vì buôn 20 bánh heroin
Lời khẩn cầu được trò chuyện với gia đình khi nói lời nói sau cùng trước khi tòa vào nghị án của bị cáo Hạ Bá Hùa (SN 1989, trú tại xã Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) được chấp thuận. HĐXX vào nghị án, các đồng chí dẫn giải và hỗ trợ tư pháp cho phép Hùa được ngồi cách gia đình khoảng 1m để trò chuyện.
Tốt nghiệp đại học sư phạm, không xin được việc làm, vợ lại mắc bệnh nên Hạ Bá Hùa đã chọn cho mình con đường không lối thoát.
Trong khi bố mẹ, anh chị em và vợ của Hùa khóc nức nở thì bị cáo này vẫn giữ được sự bình tĩnh. Hùa dặn bố mẹ giữ gìn sức khỏe, dặn vợ chồng người em trai thay mình phụng dưỡng bố mẹ. Khi đối diện với người vợ trẻ, đôi lúc lời tâm sự của Hùa như nghẹn xuống nhưng bị cáo vẫn nhanh chóng nén cảm xúc. Hùa động viên vợ không khóc, không được buồn và phải mạnh mẽ hơn khi không có chồng bên cạnh.
Con đường phạm tội của Hùa khiến nhiều người không khỏi tiếc cho một người đã từng là niềm tự hào của đồng bào người Mông vùng biên này.
Là con cả trong 1 gia đình có 6 anh chị em, Hạ Bá Hùa là tấm gương về vượt khó, vươn lên trong học tập. Hùa từng đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh và nuôi ước mơ trở thành thầy giáo về dạy trẻ em bản làng mình. Năm 2009, Hùa thi đậu vào Trường ĐH Sư phạm 1 Hà Nội và trở thành niềm tự hào của đồng bào H'Mông quê mình. Nhưng sự đời không phải là một con đường bằng phẳng như những gì Hùa đã từng nghĩ, từng mơ ước.
Há Bá Hùa bình thản dặn bố mẹ giữ sức khỏe, dặn vợ chồng em trai thay mình báo hiệu cho bố mẹ.
Năm 2013, Hùa ra trường nhưng loay hoay mãi không xin được việc làm. Ước mơ trở thành thầy giáo đứng lớp cứ nhạt nhòa dần với những nỗi lo cơm áo gạo tiền, nhất là khi Hùa lấy vợ. Bố Hùa mua cho một cái xe máy, hai vợ chồng Hùa sống nhờ vào cái quán tạp hóa ngay vợ vùng biên. Hằng ngày Hùa đi xe máy sang Lào lấy hàng về cho vợ bán, hai vợ chồng cũng tạm đủ sống.
Lấy nhau hơn 1 năm mà vợ vẫn không có gì, Hùa sốt ruột đưa vợ đi khám rồi chết lặng khi bác sỹ kết luận vợ bị u nang cả hai buồng trứng, rất khó có khả năng sinh con. Kệ, Hùa vẫn nuôi hi vọng, kiên trì đưa vợ đi chữa trị nhưng khối u nang cứ lớn dần lên, buộc phải phẫu thuật. Không có tiền, Hùa đưa vợ về quê.
Một lần Hùa sang Lào lấy hàng cho vợ, gặp một người đàn ông tên Khăm (không xác định được danh tính cụ thể). Người này bảo Hùa tìm người mua heroin và hứa sẽ trả cho Hùa 2.000 USD cho mỗi phi vụ mua bán thành công. Đang cần tiền phẫu thuật cho vợ, Hùa nhận lời.
Đưa vợ xuống Bệnh viện tỉnh để tái khám, Hùa gặp Hoàng Văn Quang (SN 1973, trú tại xã Xuân Sơn, Đô Lương, Nghệ An). Hùa rủ Quang mua bán heroin nhưng Quang không có tiền. Hùa gọi điện cho Khăm trao đổi, Khăm đồng ý cho Quang mua chịu, lúc nào bán được heroin thì trả tiền cho Khăm.
Người vợ trẻ gục mặt xuống bàn khóc khi Hùa động viên, an ủi và dặn phải mạnh mẽ...
Chuyến hàng đầu tiên vào khoảng tháng 5/2015 Hùa được Khăm trả 2.000 USD. Có tiền, Hùa đưa vợ đi phẫu thuật. 1 bên buồng trứng của vợ Hùa bị cắt bỏ, hi vọng sinh được con gần như không còn.
Hai tháng sau, Quang thông qua Hùa mua của Khăm 4 bánh heroin. Chỉ cần gọi điện cho Khăm, mang ma túy giao cho Quang rồi mang tiền về trả cho Khăm, Hùa bỏ túi mỗi lần 2.000 USD, số tiền mà buôn bán cả năm cũng chẳng bao giờ có. Hùa trở thành một mắt xích quan trọng trong đường dây ma túy xuyên quốc gia này lúc nào không hay.
Tuy nhiên, đến phi vụ thứ 4 (ngày 19/8/2015), khi Hùa đang giao 8 bánh heroin cho Quang ở gần nhà Quang thì bị tổ công tác Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Nghệ An bắt quả tang.
Cơ quan chức năng xác định Hạ Bá Hùa và Hoàng Văn Quang đã thực hiện 4 lần mua bán với tổng số 20 bánh heroin có trọng lượng gần 7kg. Với số lượng ma túy này, trong phiên tòa sáng ngày 25/3/2016, cả Hạ Bá Hùa và Hoàng Văn Quang đều bị đại diện Viện KSND tỉnh Nghệ An đề nghị mức án tử hình.
Có lẽ Hạ Bá Hùa là bị cáo hiếm hoi khi nói lời nói sau cùng dài đến như vậy. Những lời tâm sự ruột gan của một cử nhân sư phạm khiến bố mẹ và vợ của Hùa ngồi phía dưới thút thít không ngừng. "Bị cáo nhận thức được hành vi phạm tội của mình. Bị cáo không có ý kiến nào về tội danh cũng như mức án mà Viện Kiểm sát đã đưa ra. Bị cáo không còn con đường nào khác. Vợ bị cáo bị bệnh nặng, cần tiền phẫu thuật nên bị cáo đi buôn ma túy, bị cáo không xác định là sẽ làm như thế...
Đồng phạm Hoàng Văn Quang cũng lĩnh án tử hình.
Xin hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo một con đường để bị cáo chuộc lại lỗi lầm của mình, có cơ hội phụng dưỡng, báo hiếu với cha mẹ. Nếu vợ bị cáo sinh con được thì cô ấy còn có tương lai nhưng giờ cô ấy bệnh tật, không có cơ hội được làm mẹ thì coi như tương lai của cô ấy cũng không còn. Bị cáo mong được sống để có thể chăm sóc vợ, làm chỗ dựa cho vợ". Người vợ trẻ gục mặt xuống bàn khóc nức nở.
HĐXX nhận định khối lượng ma túy mà Hạ Bá Hùa, Hoàng Văn Quang tham gia buôn bán là rất lớn, hành vi phạm tội cực kỳ nghiêm trọng, xâm phạm quyền độc quyền về quản lý chất ma túy của Nhà nước, tàn phá giống nòi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội, cần phải loại bỏ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội. Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Hạ Bá Hùa, Hoàng Văn Quang tử hình.
Có lẽ mức án này Hạ Bá Hùa cũng đã dự đoán được nên không tỏ ra mất bình tĩnh. Được dẫn giải ra khỏi phiên tòa, Hùa nở một nụ cười cay đắng và tự động viên mình "chấp nhận số phận"...
Hoàng Lam
Theo Dantri
Ngồi nhầm đại học Vào ĐH ngày càng dễ, sinh viên chọn đại một ngành mà mình không thích nên chán học hoặc bị đuổi trong khi quy chế thi cử đã vô tình bỏ qua tầm quan trọng của hướng nghiệp. Linh, sinh viên năm 3 Khoa Quản trị Kinh doanh và Du lịch của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, cho biết đang...