Bộ GD&ĐT lên tiếng về 161 LHS Việt Nam vắng học không lý do tại Hàn Quốc
Liên quan đến vụ việc sinh viên Việt Nam học ngoại ngữ tại Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Incheon (Hàn Quốc) nửa tháng nay không đến trường, ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GĐ&ĐT), cho biết: Bộ GD&ĐT đang phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để xử lý trong trách nhiệm của mình.
Ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GĐ&ĐT).
- Truyền thông đưa tin 164 sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc “mất tích”, thực hư việc này ra sao, thưa ông?
Ngay khi nghe thông tin về vụ việc, chúng tôi đã lập tức liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc. Thông tin chúng tôi nhận được là Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã làm việc với Viện Ngôn ngữ Hàn Quốc thuộc Đại học Quốc gia Incheon và được biết: Hiện có 1.800 sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây. Trong số này, có 161 sinh viên Việt Nam và 3 sinh viên Uzbekistan đã vắng mặt không đến trường học 15 ngày. Những sinh viên này không đến trường học chứ không phải như một số báo có nêu là “mất tích”.
Hiện nay, phía bạn đang phối hợp với Cục Xuất nhập cảnh để xác định rõ nguyên nhân những sinh viên này đi đâu.
- Với sự việc này, chúng ta đang phối hợp xử lý như thế nào, thưa ông?
Như đã nói ở trên, Cục Hợp tác quốc tế đã ngay lập tức liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để tìm hiểu thông tin. Chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về việc các sinh viên nói trên đi du học theo hình thức nào? Có thông qua các tổ chức tư vấn du học hay không và kiểm tra xem những tổ chức tư vấn du học đó có vi phạm quy định hay không? Nếu có vi phạm sẽ xử lý nghiêm.
Video đang HOT
- Dù chưa biết những sinh viên được nhắc tới ở trên có đi du học một tổ chức tư vấn du học hay không, nhưng nhân việc này xin ông thông tin thêm về giải pháp quản lý công tác tư vấn du học trong thời gian tới?
Hiện nay, có khoảng 170.000 lưu học sinh Việt Nam học tập ở khoảng 50 nước trên toàn thế giới, tập trung ở những nước có nền giáo dục tiên tiến. Trong số này, chỉ có khoảng 4% đi theo diện học bổng của Chính phủ Việt Nam (bao gồm học bổng hiệp định và học bổng ngân sách Nhà nước). Số du học sinh tự túc kinh phí chiếm đến khoảng 90%.
Với những lưu học sinh đi học theo diện tự túc kinh phí không cần có quyết định cử đi của các cơ quan chức năng Việt Nam. Đối tượng đi du học tự túc có thể chủ động tìm trường và đi học hoặc qua các tổ chức tư vấn du học. Các tổ chức tư vấn du học chịu sự quản lý trực tiếp của địa phương và thực hiện việc báo cáo theo các quy định của Nhà nước.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng hệ thống phần mềm quản lý công tác tư vấn du học; tiến tới triển khai trên toàn quốc để các tổ chức tư vấn du học đăng ký và khai báo thông tin cụ thể về công tác tư vấn du học, cũng như các lưu học sinh đi học thông qua các các tổ chức tư vấn này. Mục tiêu của phần mềm này là tăng cường công tác quản lý các tổ chức tư vấn du học và một phần lưu học sinh đi học nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều công dân Việt Nam đi du học tự túc thông qua việc liên hệ trực tiếp với phía nước ngoài, đây chính là khó khăn trong công tác quản lý.
Bên cạnh đó, việc phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý tại địa phương cũng như với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam cần tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra và truyền thông để người dân hiểu hơn về việc đi học hay đi làm ở nước ngoài cũng phải được tăng cường.
- Xin cảm ơn ông!
Ngày 10/12, truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về việc 164 sinh viên đang theo học tại Học viện Ngôn ngữ Hàn Quốc, trực thuộc Đại học Incheon đã vắng mặt hơn 15 ngày. Cảnh sát nghi ngờ những du học sinh trên đã bỏ trốn, với hy vọng tìm được việc làm chỉ sau một thời gian ngắn học tiếng Hàn.
Hiếu Nguyễn (thực hiện)
Theo giaoducthoidai
Những vấn đề đặt ra khi viết báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo
Tự đánh giá cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo là khâu đầu tiên và được coi là quan trọng nhất trong quy trình kiểm định chất lượng.
Ảnh minh họa/internet
ThS Nguyễn Chu Du - Trường ĐH Công Đoàn - cho rằng: Để tổ chức kiểm định chất lượng có thể triển khai thực hiện đánh giá ngoài thì báo cáo tự đánh giá phải được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Báo cáo tự đánh giá phải mô tả đúng hiện trạng của trường hoặc chương trình đào tạo. Theo yêu cầu của mỗi tiêu chí, sau phần mô tả, nhà trường cần rút ra những điểm mạnh, điểm tồn tại (điểm yếu) để từ đó có kế hoạch để duy trì, phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm tồn tại.
"Báo cáo đánh giá của ngành Xã hội học được viết trải qua 3 giai đoạn: Viết thô và chuyển đọc chéo giữa các tiêu chuẩn; gửi chuyên gia đánh giá độc lập; tổng hợp và hoàn thiện" - ThS Nguyễn Chu Du chia sẻ.
Lưu ý phần mô tả khi viết báo cáo tự đánh giá, ThS Nguyễn Chu Du cho rằng, trong quá trình xây dựng báo cáo tiêu chí, còn có một hạn chế: mô tả dài dòng, sa vào liệt kê, kể lể.
Một số báo cáo lại mô tả quá ngắn đưa vào nhiều mã minh chứng cùng một lúc, giữa mô tả và minh chứng không khớp nhau, minh chứng không có trong bảng mã, không trích dẫn những ý cốt lõi trong minh chứng để mô tả phân tích bình luận. Một số nhận định nêu ra còn mang tính chủ quan, thiếu minh chứng hoặc minh chứng chưa xác đáng.
"Điểm hạn chế chung nhất của báo cáo tổng hợp là nặng về mô tả, ít chú ý đến phân tích bình luận chú trọng xếp loại, ít chú ý đến các biện pháp khắc phục cải tiến nâng cao chất lượng. Nhiều báo cáo tự đánh giá chưa thể hiện rõ sự nhất quán, sự liên kết các báo cáo tiêu chuẩn, tiêu chí' - ThS Nguyễn Chu Du cho hay.
Yêu cầu của báo cáo là một thể thống nhất, các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính độc lập tương đối nhưng phải kết dính với nhau thành hệ thống làm nổi bật những đặc trưng, để khi đọc, người ta phải thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu cơ bản trong hoạt động đào tạo của nhà trường.
Nhấn mạnh điều này, ThS Nguyễn Chu Du cho rằng, báo cáo do nhiều người viết, cách hành văn khác nhau. Vì thế thư ký tổng hợp báo cáo rất vất vả. Để diễn đạt thành một báo cáo tổng thể hoàn chỉnh. Phần kế hoạch hành động ở nhiều tiêu chí còn sơ sài, chung chung, kiểu nêu phương hướng, hô khẩu hiệu... không nêu rõ mốc thời gian, đơn vị thực hiện, kết quả mong đợi.
Nguyên nhân chính là do phần mô tả trong từng tiêu chí thiếu sự trao đổi phân tích của cả nhóm công tác chuyên trách, thiếu sự góp ý phản hồi của các nhóm khác và Hội đồng tự đánh giá để thống nhất cách chọn lựa minh chứng cốt lõi, thống nhất cách bình luận, phân tích.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Nơi an nghỉ cuối cùng của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An 10 ngày sau khi Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Lê Hải An đột ngột qua đời, Chủ nhật ngày 27/10/2019, gia đình đã đưa tro cốt về an táng tại đồi Đại Lộc, nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi được gia đình lựa chọn là nơi an nghỉ cuối cùng của Thứ trưởng Lê...