Bộ GD&ĐT kiến nghị khẩn về thủ tục xét tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho thí sinh năm 2022
Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các địa phương không bắt buộc phải nộp giấy chứng nhận học sinh, sinh viên để xem xét hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023.
Bộ GD&ĐT vừa có công văn khẩn gửi Bộ Quốc phòng về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự của nam công dân là thí sinh đang tham gia xét tuyển ĐH-CĐ năm 2022.
Bộ cho biết, theo kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh ĐH; tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022, Bộ và các trường ĐH đang phối hợp lọc ảo nguyện vọng xét tuyển của thí sinh, bắt đầu từ ngày 10-9 đến trước 17 giờ ngày 17-9 mới có kết quả chính thức. Từ ngày 18-9 đến trước 17 giờ ngày 30-9, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên hệ thống.
Tuy nhiên, qua ý kiến thắc mắc của nhiều thí sinh, thời điểm này, nhiều địa phương đã yêu cầu thanh niên trong độ tuổi nhập ngũ (từ 18 tuổi trở lên) phải nộp giấy chứng nhận học sinh, sinh viên để xem xét giải quyết tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023.
Như vậy, Bộ GD&ĐT cho rằng để các cơ sở đào tạo có thể cấp được giấy chứng nhận là sinh viên thì thí sinh phải thực hiện các thủ tục nhập học tại cơ sở đào tạo và việc này không thể thực hiện trước ngày 18-9 (thí sinh chưa phải là sinh viên
Video đang HOT
Do đó, theo công văn này, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các địa phương khi thí sinh đến làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự trước ngày 15-10 không bắt buộc phải nộp giấy chứng nhận học sinh, sinh viên để xem xét giải quyết tạm hoãn nghĩa vụ quân sự năm 2023.
Được biết, năm nay có khoảng hơn 620.000 thí sinh tham gia xét tuyển ĐH trong tổng số hơn 900.000 thí sinh trên cả nước, giảm khoảng 20% so với năm trước. Theo kế hoạch, trước 17 giờ ngày 17-9, các cơ sở đào tạo sẽ công bố kết quả trúng tuyển. Những đơn vị thiếu chỉ tiêu sẽ bắt đầu tuyển sinh từ đầu tháng 10 tới.
Phê duyệt bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử
Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Quyết định 766 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (gọi tắt là bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp) gồm 5 nhóm chỉ số thành phần: Công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến; mức độ hài lòng.
Tính đến ngày 20/5, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 là 83.604 (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ cũng quy định chi tiết các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần của bộ chỉ số. Đơn cử như, với nhóm chỉ số về công khai, minh bạch, các tiêu chí đánh giá gồm có: Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) công bố đúng hạn; tỷ lệ TTHC được cập nhật, công khai đúng hạn; tỷ lệ TTHC được công khai có đầy đủ các nội dung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục; tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Các chỉ tiêu đánh giá với nhóm chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm: Tỷ lệ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ TTHC theo hình thức nộp hồ sơ; tỷ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến; tỷ lệ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được tích hợp để người dân có thể thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia...
Văn phòng Chính phủ là cơ quan được giao xem xét, điều chỉnh các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần phù hợp với điều kiện thực tế và việc quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo thời gian thực; báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nhóm chỉ số thành phần phù hợp với yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành và nhu cầu theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức.
Đối tượng được đánh giá là các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan trên; các cơ quan, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ công trên cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Việc đánh giá thực hiện dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
Nhiều người 30 Hà Nội giàu lên nhanh chóng nhờ tham gia khoá học
Khoá Học Đầu Tư
Kết quả đánh giá sẽ được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh (Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh); Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá kết quả cải cách TTHC của cơ quan, đơn vị; theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức và nâng cao chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, kết quả đánh giá cũng sẽ là 1 trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; tổ chức công khai kết quả trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật về kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực và phân quyền quản trị Hệ thống cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành; đưa hệ thống vào vận hành chính thức từ ngày 1/8/2022.
Bộ TT&TT có trách nhiệm tích hợp, đồng bộ đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục dữ liệu giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực.
'Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số' Nhấn mạnh quan điểm mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần tạo thói quen cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi Văn phòng Chính phủ vừa có...