Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường ĐH tăng cường hợp tác quốc tế
Sáng nay (3/4), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc tham dự lễ ký thỏa thuận hợp tác chiến lược của Tập đoàn Vingroup với 2 trường thuộc top 20 đại học tốt nhất thế giới là ĐH Cornell và ĐH Pennsylvania, Hoa Kỳ và hội thảo “ Giáo dục ĐH Việt Nam thế kỷ 21: Kết nối toàn cầu – Kiến tạo tương lai”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chứng kiến lễ ký kết giữa Vinuni và ĐH Cornell, ĐH Pennsylvania
Đánh giá cao những bước đi tiên phong của Trường ĐH VinUni trong kế hoạch chiến lược xây dựng, phát triển trở thành một trong những trường đại học đẳng cấp quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết:
Bộ GD&ĐT ủng hộ và khuyến khích các trường đại học tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển để phát triển giáo dục đại học và xác định phát triển nguồn nhân lực là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến ở khu vực và trên thế giới.
Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến.
“Tôi tin tưởng rằng, với sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của mình, Trường ĐH VinUni khi ký kết hợp tác chiến lược với các trường đại học hàng đầu trên thế giới như ĐH Cornell và ĐH Pennsylvania sẽ nhận được những chia sẻ rất giá trị về quản trị đại học, phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu khoa học và công nghệ, kiểm định chất lượng, phát triển chương trình đào tạo tiên tiến.
Trên cơ sở đó, các bên sẽ cùng nhau xác định rõ những cơ hội và thách thức và đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu về phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học trong thời kỳ mới, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại lễ ký kết
Video đang HOT
Ngày 02/3/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương cho phép thành lập Trường ĐH VinUni thuộc Tập đoàn Vingroup. Đây sẽ là trường đại học tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế, tích hợp các mô hình tinh hoa của giáo dục đại học thế giới. VinUni sẽ chính thức tuyển sinh vào năm 2020.
Về thỏa thuận hợp tác, Vinuni sẽ hợp tác toàn diện với Cornell để định hình chiến lược, định vị thương hiệu và xây dựng hệ thống quản trị đại học tổng thể. Trường này sẽ hỗ trợ Vinuni thẩm định cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân sự, thiết kế chương trình giáo dục, hợp tác nghiên cứu, đồng thời kiểm định và thẩm định chất lượng các khóa cử nhân đầu tiên của khối Giáo dục Kinh doanh – Công nghệ.
Trong khi đó, Pennsylvania hỗ trợ Vinuni tuyển dụng và phát triển năng lực giảng viên, tuyển sinh, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho sinh viên khối Khoa học sức khỏe. Trường này cũng sẽ cùng hệ thống y tế Vinmec xây dựng chương trình hệ bác sĩ, bác sĩ nội trú và cử nhân điều dưỡng để đạt kiểm định và năng lực hành nghề; phát triển, đào tạo giảng viên lâm sang, nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ chuyên sâu, xây dựng mẫu hình cơ sở thực hành cho khối sức khỏe của Vinuni.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Thách thức khi dẫn dắt một trường ĐH trong kỷ nguyên số
Giáo dục ĐH Việt Nam đang trải qua những cải cách quan trọng, hướng tới hội nhập quốc tế. Trong lần sang thăm Việt Nam mới đây, GS Jane den Hollander AO - Hiệu trưởng Trường Đại học Deakin (Australia) - Trường xếp hạng 213 trong top 500 trường ĐH hàng đầu thế giới - đã có chia sẻ về những thử thách trong việc dẫn dắt một trường ĐH công lập phát triển trong thời đại thay đổi đột phá.
Kỹ thuật số là một điều hiển nhiên
Sự thay đổi đột phá đang tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và đưa đến những mô hình mới cho các trường ĐH cũng như nó mang đến cho lĩnh vực kinh doanh toàn cầu khác.
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) đã trở thành những yếu tố thay đổi luật chơi. Các khóa học này cho phép người học tham gia học bất cứ lúc nào 24/7, tự học và là một lựa chọn thay thế miễn phí dành cho SV, thu hút khoảng 58 triệu người học toàn cầu. MOOCs đã mang đến cơ hội học tập cho nhiều người - những người đúng ra không có cơ hội tham gia vào giáo dục ĐH.
Những công nghệ mới cũng đang ảnh hưởng đến các trường ĐH tập trung vào mô hình giảng dạy truyền thống tại trường. Giáo dục ĐH từng rất đơn giản: Một giảng viên, một cái bảng và vài trăm SV đến lớp vào một thời gian biểu cố định. Ngày nay, SV có thể đăng nhập vào hệ thống để nghe giảng từ phòng ngủ hoặc từ một quán cà phê tại bất cứ thời điểm nào không kể ngày hoặc đêm.
Các trường ĐH có thể truy cập vào các nguồn tài liệu mở để mang đến cho SV những giảng viên tốt nhất thế giới và những tài liệu thú vị nhất. SV có thể tham gia vào các diễn đàn thảo luận với SV trên nền tảng giáo dục khác nhau từ nhiều quốc gia. SV có thể học mô hình hóa học thông qua thực tế ảo 3D hoặc tham gia một buổi giới thiệu về trường qua thực tế ảo khi đang ở một nơi nào khác trên thế giới.
Dữ liệu về một số lượng lớn SV tham gia vào các MOOCs cho chúng ta cách nghĩ mới về thông tin và cách liên kết thông tin để tạo ra những đánh giá chuyên sâu về việc SV học như thế nào. SV có cơ hội tạo ra môi trường học tập mà họ là trung tâm, cá nhân hóa môi trường học tập.
Cộng thêm vào nền tảng kỹ thuật số này, có một sự thay đổi nhanh chóng về đặc điểm dân số toàn cầu và những nhu cầu tăng nhanh không ngừng với giáo dục ĐH.Điều này đồng nghĩa với việc các trường ĐH đang hoạt động với một "chuẩn bình thường mới". Nhiều SV quốc tế hơn, nhiều thế hệ SV chuyển đổi giữa các trường trước khi tốt nghiệp, nhiều SV vừa học vừa làm, nhiều SV lớn tuổi, nhiều SV có ít nhất một người phụ thuộc.
Chìa khóa đến với nền kinh tế tri thức
GS Jane den Hollander AO
Chúng ta đang nhìn thấy một đấu trường toàn cầu về trí tuệ bởi sự phát triển của nền kinh tế tri thức đòi hỏi một sự phát triển bền vững trong khi chất lượng SV tốt nghiệp không ngừng tăng cao. Các trường ĐH chính là chìa khóa đi đến nền kinh tế tri thức. Họ tạo ra nền tảng kiến thức giúp thúc đẩy các phát minh và nghiên cứu. Và nhờ đó đẩy nhanh sự hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, và quan trọng hơn hết, các trường đại học chuẩn bị đội ngũ nhân lực mà nền kinh tế thế kỷ 21 cần.
Trong thời điểm này, chúng ta cần xem xét như thế nào được định nghĩa là một trường ĐH xếp hạng toàn cầu. Và xếp hạng thế giới không phải là một cái nhãn mà chúng ta có thể tự phong... uy tín tốt hay không, nếu không được hỗ trợ bằng những chứng cứ rõ ràng thì các chiến dịch marketing cũng không giúp được gì. Vì vậy chúng ta cần có bằng chứng thật. Không thể dùng những tin tức giả tạo.
Danh tiếng toàn cầu phải được công nhận bởi mọi người trên nền tảng của các tiêu chuẩn công nhận quốc tế... xếp hạng quốc tế hiện nay là một phần không thể thiếu của các trường ĐH trong việc khẳng định uy tín và thương hiệu.
Nhìn vào những người thắng cuộc và thua cuộc trong xếp hạng quốc tế cho chúng ta có một cái nhìn thú vị về sự dịch chuyển trong bức tranh tổng quan ĐH toàn cầu. Vào năm 2003 không có bất cứ trường ĐH nào của Trung Quốc nằm trong top 100 của ARWU, và chỉ 19 trường nằm trong top 500. 15 năm sau có 2 trường Trung Quốc nằm trong top 100 và 57 trong top 500.
Hiện châu Á Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trong mảng giáo dục ĐH.
Điều gì tạo nên một trường ĐH đẳng cấp?
Trong khi không có một định nghĩa cụ thể nào về đại học đẳng cấp thế giới, có những chỉ tiêu chung bao gồm: Mức dộ vốn, tỷ lệ SV so với nhân viên, số lượng SV quốc tế và nhân viên quốc tế, nguồn lợi từ nghiên cứu và ảnh hưởng của các nghiên cứu và phần trăm số bài báo với cộng sự quốc tế.
Đáng chú ý là luôn có sự thiên vị vốn có đối với ngôn ngữ tiếng Anh và các mô hình giáo dục phương Tây trong tất cả các xếp hạng phổ biến. Nên nhớ rằng những bài báo có tầm ảnh hưởng đầu tiên của Einstein được viết bằng tiếng Đức và những công trình đầu tiên của Marie Curie được xuất bản bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới ngày nay được xuất bản bằng tiếng Anh.
Chuyên gia giáo dục ĐH toàn cầu Jamil Samli đưa ra ba đặc điểm của một trường ĐH đẳng cấp thế giới: Đầu tiên, SV tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng săn đón. Thứ hai, nghiên cứu dẫn đầu và thứ ba, năng động trong chuyển giao kiến thức và công nghệ. Quan trọng nhất là sự liên kết giữa từng yếu tố, điều giúp làm nên một trường ĐH đẳng cấp thế giới. Nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và học tập... gắn bó chặt chẽ với nhau và củng cố cho nhau.
Và đương nhiên để mang đẳng cấp thế giới thì trường ĐH phải vươn xa toàn cầu. Điều này đúng với tất cả các tổ chức giáo dục hoặc doanh nghiệp mong muốn đạt được đẳng cấp thế giới, nhân tố tạo nên một trường ĐH tốt chính là con người. Những trường ĐH tuyệt vời sẽ có nhiều giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý và SV tài năng.
Các trường ĐH đẳng cấp thế giới luôn tìm kiếm nhân tài và SV tại các quốc gia khác để đảm bảo họ thu hút được những nhân tài, và việc này còn giúp họ mở tầm nhìn ra những cách làm việc mới, tạo dựng, ứng dụng và chia sẻ những ý tưởng và công nghệ mới.
Gia Hân (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam Hội thảo tham vấn cho xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức hôm nay (29/3), tại Hà Nội. Hội thảo tham vấn cho xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam Tham dự hội...