‘Bộ GD&ĐT không nên quy định điểm sàn’
GS Trần Phương đề xuất, Bộ GD&ĐT nên bỏ điểm sàn, bởi không phải cứ đạt điểm sàn mới học tốt, điều quan trọng là chất lượng đào tạo đại học.
Thí sinh đi đâu?
Theo GS Trần Phương – nguyên Phó thủ tướng, Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội), kỳ thi THPT quốc gia với mục đích “hai trong một” là sáng kiến hay. Kỳ thi đã đảm bảo hai yếu tố: Mục đích tốt nghiệp THPT đạt yêu cầu, phân loại được điểm để các trường CĐ, ĐH tuyển sinh.
Tuy nhiên, GS Trần Phương đề xuất, Bộ GD&ĐT không nên quy định điểm sàn trong xét tuyển. Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT đều có đủ trình độ theo học CĐ, ĐH.
Ý kiến này được nhiều thành viên dự Hội thảo thi tốt nghiệp, tuyển sinh ĐH, CĐ ủng hộ. Bởi, điểm sàn là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh không đủ điều kiện học, trong khi các trường lại không tuyển đủ chỉ tiêu. Bộ GD&ĐT chỉ nên kiểm soát chất lượng đầu ra của các trường thay vì chặt chẽ đầu vào như hiện nay.
GS Trần Phương đề xuất bỏ điểm sàn. Ảnh : Quyên Quyên.
GS Trần Phương cho rằng, quan điểm “phải qua điểm sàn mới học tốt” không đúng. Trong quá trình đào tạo, GS Phương nhận thấy, nhiều học sinh không đủ điểm sàn nhưng vẫn thành công, do học thêm ngoại ngữ để có cơ hội du học. Trong đó, ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã cử hơn 1.000 học sinh không đủ điểm sàn, có bằng ngoại ngữ đến các trường chất lượng ở Đài Loan, Australia thu được kết quả học tập tốt, thậm chí đạt học bổng.
Video đang HOT
Trái ngược với ý kiến của GS Trần Phương, TS Lê Trường Tùng – đại diện ĐH FPT cho rằng, điểm sàn là cần thiết. Nếu không có mức điểm này, nhiều trường sẽ tuyển dưới mức này, đồng thời gây ra hiệu ứng xã hội không cần thiết.
Theo GS Phương, điểm sàn thực chất… có hại, bởi nhiều sinh viên chọn đi học ở nước ngoài vì không đủ điểm sàn ở Việt Nam là lãng phí. Điều này tạo ra nghịch lý, học sinh Việt Nam ra nước ngoài học còn các trường trong nước lại thiếu thí sinh.
“Ra nước ngoài học tức là mang tiền cho thiên hạ tiêu, nước ta phải trả cho nước ngoài bao nhiêu tỷ đô la về đào tạo đại học?”, GS Phương đặt câu hỏi.
Điểm sàn cũng gây lãng phí thời gian khi sau mỗi đợt tuyển sinh, học sinh phải chờ điểm sàn, giảng viên ngồi chờ vì không có việc để làm.
Theo phân tích của GS Trần Phương, năm nay, Bộ GD&ĐT tính toán có khoảng 530.000 thí sinh đạt mức điểm sàn trở lên nhưng đã gần hết tháng 10, nhiều trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. ĐH Kinh doanh Công nghệ chỉ tuyển được 2.600/4.500 thí sinh. Vậy thí sinh đã đi đâu?
Nới lỏng đầu vào, siết chặt đầu ra
Chia sẻ về chất lượng đào tạo đại học hiện tại, GS Trần Phương khẳng định, vấn đề nguồn nhân lực không hẳn là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, nên huy động cả Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
“Hệ thống dạy nghề nước ta thiếu học trò. Đất nước đang vươn lên công nghiệp hóa mà thiếu thợ lành nghề thì sẽ đi đến đâu?”, ông Phương nêu vấn đề.
Theo đánh giá của GS Trần Phương, lâu nay, Bộ GD&ĐT chỉ quan tâm siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra. Vì vậy, ông đề xuất làm ngược lại: Nới lòng đầu vào, siết chặt đầu ra.
Ví dụ, nếu thí sinh phải trải qua 3 môn thi để vào đại học thì khi ra trường các em phải đáp ứng tổng 50-60 bài kiểm tra, bài thi. Mức điểm tối thiểu cho sinh viên ra trường nên là 6 (thay cho 5 điểm như trước).
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng học sinh, cần chú trọng việc dạy và học tiếng Anh. Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ chỉ ra thực tế: “Trình độ tiếng Anh của sinh viên nước ta rất thấp. Các em học 40 tín chỉ mà chỉ có 70% đạt trình độ B1. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp nhiều”.
Đồng tình với ý kiến GS Trần Phương, GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng GD&ĐT nói, ở bậc đại học, quan trọng nhất là quá trình học chứ không phải chất lượng đầu vào. Việc xét tuyển theo ngành học cũng quan trọng hơn xét theo trường.
GS Quân phân tích: “Thí sinh có thể lựa chọn trường tốt hay trung bình nhưng ngành học là điều sẽ theo họ cả cuộc đời. Việc không phân loại ngành học, môn thi hợp lý dẫn đến điều đáng tiếc. Ví dụ, một thí sinh thi ngành Công nghệ thông tin đầu vào khối A (Toán, Lý, Hóa) trong khi đó thực tế nghề này lại không đòi hỏi kiến thức môn Hóa”.
Theo Zing
Nhà máy di dời, gần 100 công nhân mất việc
Trong 2 ngày 21- 22.10, gần 100 công nhân Công ty CP Dệt mùa đông đã tập trung tại trụ sở 47 Nguyễn Tuân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) yêu cầu lãnh đạo công ty chi trả mọi quyền lợi khi nhà máy di dời ra ngoại thành.
Gần 100 công nhân Công ty Dệt mùa đông tập trung trước cổng công ty đòi quyền lợi - Ảnh: Thu Hằng
Trong đơn khiếu nại tập thể gửi Báo Thanh Niên, các công nhân cho biết, Công ty Dệt mùa đông nằm trong số các cơ sở phải thực hiện di dời toàn bộ nhà máy về KCN Thạch Thất (H.Quốc Oai), cách nhà máy hiện tại 20 km. Theo các công nhân, việc di dời nhà máy làm thay đổi lớn sinh hoạt hàng ngày của công nhân, nhưng công ty lại thông báo đột ngột trong thời gian ngắn, gây khó khăn cho người lao động.
Trong tháng 7.2015, công nhân đã yêu cầu lãnh đạo công ty phải thông báo rõ thời gian di dời cũng như chế độ chi trả đối với công nhân theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22.12.2010 của Thủ tướng. Ngày 22.9 vừa qua, công ty ra Thông báo triển khai Quyết định 86 trên của Thủ tướng, nhưng đến nay, lãnh đạo công ty lại trả lời công nhân không được hỗ trợ.
Chị Văn Ngọc Bé có thâm niên công tác hơn 20 năm tại công ty nói: "Chúng tôi ủng hộ chủ trương di dời nhà máy. Tuy nhiên, 96% công nhân ở đây đều là nữ, tuổi đời trên dưới 40, công ty áp đặt thời gian di dời đã đẩy các công nhân vào tính thế khó khăn, tìm việc mới không kịp. Nếu ở lại với đồng lương hiện tại từ 1,2 triệu đến dưới 2 triệu đồng/tháng thì không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu".
Đáng nói là có hơn 60 lao động làm việc tại công ty trên 10 năm nhưng mới chỉ được đóng BHXH có vài năm. Chị Cấn Thu Hương, công nhân phân xưởng Dệt chia sẻ: "Tôi vào đây công tác 13 năm, gần 10 năm sau mới được đóng BHXH. Giờ nếu nghỉ việc, chúng tôi thiệt thòi vô cùng, có nhận bảo hiểm thất nghiệp cũng không được bao nhiêu".
Qua làm việc với lãnh đạo Công ty, bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó chủ tịch công đoàn ngành Dệt may TP.Hà Nội cho biết: "Trong thực hiện chính sách pháp luật tại công ty, có một số trường hợp sai sót về chế độ BHXH. Chúng tôi đã kiến nghị công ty cân nhắc nguồn tài chính để hỗ trợ người lao động nửa tháng lương. Với những công nhân thời gian công tác không khớp với thời gian đóng BHXH, công ty cần hỗ trợ phụ cấp khi họ chấm dứt hợp đồng".
Làm việc với báo chí ngày 22.10, bà Trần Thị Kim Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt mùa đông lý giải: Vì công ty đã CPH 100% từ năm 2006, không thuộc nhóm được hỗ trợ theo quyết định 86 (chỉ doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoặc doanh nghiệp bị thu hồi đất vì mục tiêu an ninh quốc phòng mới được hỗ trợ) nên trong cuộc họp với người lao động, Ban lãnh đạo công ty và công nhân đã thống nhất lập tổ công tác "xin" TP cơ chế đặc thù để được hưởng hỗ trợ theo QĐ 86.
Bà Phượng cũng lý giải việc không đóng BHXH cho nhiều người lao động là lỗi của bộ máy lãnh đạo tiền nhiệm, còn lương thấp là do công ty thực hiện trả lương theo khoán sản phẩm. "Những công nhân đóng BHXH muộn sẽ được bù đắp mỗi năm công tác nửa tháng lương. Những người tiếp tục theo công ty sẽ được hỗ trợ xe đưa đón, miễn phí đào tạo... Công ty cũng sẽ xây dựng thang bảng lương mới", bà Phượng thông báo.
Thu Hằng
Theo Thanhnien
214 giáo viên thất nghiệp: Huyện sai phải chịu trách nhiệm Chỉ vì "sửa sai" mà chính quyền địa phương đẩy 214 giáo viên của huyện và thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có thâm niên hàng chục năm công tác rơi vào cảnh thất nghiệp, phải cầu cứu. Trong số giáo viên bị chấm dứt hợp đồng đợt này, có những người thâm niên công tác tới 12 năm. Bị mất việc, không...