Bộ GD&ĐT khởi động cuộc thi SV.STARTUP 2020
Ngày 21/7, tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020 – SV.STARTUP 2020 “.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ phát động cuộc thi
Tham dự lễ phát động năm nay có hơn 20 Sở GD&ĐT, 80 trường đại học và hơn 500 em sinh viên, học sinh khu vực phía Nam. Đây là lần thứ ba cuộc thi được diễn ra trên quy mô toàn quốc.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm 2016 với mong muốn đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Do đó, ngày 30/10/2017 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg với mục tiêu túc đẩy tinh thần khởi nghiệp của HS-SV.
Quang cảnh lễ phát động cuộc thi SV.STARTUP 2020
Cuối năm 2017, khi triển khai Đề án 1665/QĐ-TTg (Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025″), Bộ GD&ĐT nhận thấy hoạt động khởi nghiệp nói chung còn rời rạc, chưa có lộ trình và nội dung hoạt động vẫn chưa đủ mạnh để tạo ra môi trường toàn diện nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Đặc biệt, công tác truyền thông để nâng cao nhận thức thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên chưa được quan tâm đẩy mạnh.
Để tạo động lực cho các cơ sở giáo dục và các em học sinh, sinh viên trong việc hình thành ý tưởng dự án khởi nghiệp và tạo ra một sân chơi…, năm 2018, Bộ GD&ĐT đã khởi động cuộc thi “Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” dành cho học sinh, sinh viên toàn quốc.
Video đang HOT
Ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HS-SV Bộ GD&ĐT thông tin về cuộc thi
Sau 2 năm tổ chức, cuộc thi đã nhận được 350 dự án đến từ các cơ sở giáo dục, 150 dự án đến từ các trường THPT. 70% các dự án đã có sản phẩm, 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử, nhiều dự án đã được doanh nghiệp lớn mua lại đưa vào sản xuất đại trà.
“Thông qua lễ phát động, tôi mong muốn tất cả học sinh, sinh viên hãy tập trung thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, sức trẻ, nhiệt huyết của mình, nêu cao tinh thần đổi mới sáng tạo, vì cộng đồng. Đồng thời, qua cuộc thi các em biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng của mình để đưa ra các sáng kiến, giải pháp giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội từ đó hình thành nên những ý tưởng sáng tạo, những dự án khởi nghiệp mang tính đột phá không chỉ để tham dự cuộc thi này mà sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Tại lễ phát động cuộc thi SV.STARTUP 2020, Bộ GD&ĐT cũng đã ký kết hợp tác với các đơn vị đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong việc triển khai Đề án 1665/QĐ-TTg
Thông tin về cuộc thi SV.STARTUP 2020, ông Bùi Văn Linh- Vụ trưởng vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HS-SV Bộ GD&ĐT cho biết: Cuộc thi có 8 lĩnh vực bao gồm: Khoa học, công nghệ; Công nghiệp, chế tạo sản phẩm; Nông, lâm, ngư nghiệp; Giáo dục, y tế; Dịch vụ, du lịch; Tài chính, ngân hàng; Kinh doanh tạo tác động xã hội; Các ngành nghề khác và lĩnh vực kinh doanh khác.
Các dự án khởi nghiệp tham dự Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2020″ sẽ hướng đến mục tiêu giải quyết các vấn đề của cộng đồng, xã hội góp phần tạo sự đột phá đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội.
Đối tượng tham gia cuộc thi là học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, học sinh các trường THPT, khuyến khích học sinh các trường THCS tham dự.
Một số sản phẩm nghiên cứu, mô hình khởi nghiệp của Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tại lễ phát động cuộc thi
Năm nay, HS-SV tham gia cuộc thi sẽ trải qua 5 vòng thi, các dự án được giải sẽ nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT, tiền thưởng và các gói hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ triển khai dự án lên đến hơn 500 triệu đồng.
Thời gian cuộc thi bắt đầu từ ngày 21/7/2020 đến hết ngày 19/12/2020
HS-SV quan tâm cuộc thi có thể tham khảo thông tin, thể lệ cuộc thi và nộp bài thi tại Cổng khởi nghiệp: http://dean1665.vn
Các CEO U15 thành công chứng minh tài không đợi tuổi
Jenk Oz, Chen Yuheng, Sreelakshmi Suresh, Mikaila Ulmer đều ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp từ lúc học cấp một và hiện là những CEO nhí vừa đi học, vừa điều hành công ty.
Jenk Oz (sinh năm 2005, Anh) được mệnh danh là "CEO trẻ nhất nước Anh" khi thành lập Thred Media (tên trước đây là iCoolKid) - công ty truyền thông cung cấp thông tin giải trí cho trẻ em từ 8-15 tuổi - vào năm 2017. Trong năm đầu tiên hoạt động, trang web của Thred Media có 2.000 lượt truy cập mỗi ngày, 55.000 người theo dõi, đem về doanh thu khoảng 50.000 bảng Anh (61.000 USD). Ở tuổi 12, Jenk được tạp chí Start-up chọn vào Top 20 doanh nhân trẻ tiêu biểu.
Không chỉ nổi tiếng tuổi trẻ tài cao, Jenk còn từng gây sốt vì sở hữu ngoại hình điển trai. Thông qua những hình ảnh mới nhất chia sẻ trên trang cá nhân, anh chàng được khen ngày càng trưởng thành, cuốn hút. Vẻ ngoài lãng tử với mái tóc nâu đậm bồng bềnh, đôi mắt sâu và đặc biệt nụ cười tỏa nắng khiến "CEO trẻ nhất nước Anh" trở thành cái tên hút follow trên mạng.
Chen Yuheng (sinh năm 2004, Trung Quốc) trở thành CEO vào năm 13 tuổi. Đến năm 2017, Yuheng đã kêu gọi hơn 142 triệu USD cho dự án H3Y! của mình và được khen ngợi là người tiên phong cho thế hệ Z (những người sinh từ 1996 trở đi) ở Trung Quốc.
Hiện tại, Yuheng vẫn giữ chức CEO và chủ tịch của H3Y!, trong khi đó, người em Chen Yurong (kém anh trai 2 tuổi), phụ trách thiết kế giao diện kiêm giám đốc sáng tạo. Hai anh em hiện quản lý đội ngũ có khoảng 20 nhân viên, tất cả đều ở trong độ tuổi 20. Lập trình viên đầu tiên họ chiêu mộ cũng chỉ mới 17 tuổi khi đầu quân về công ty.
Sreelakshmi Suresh (sinh năm 2004, Ấn Độ) trở thành vị giám đốc điều hành trẻ tuổi nhất của Ấn Độ sau khi thành lập công ty thiết kế website trực tuyến eDesign của riêng mình vào năm 2012. 10X từng nhận được nhiều giải thưởng danh giá như Golden Web Award của Hiệp hội các nhà quản trị trang web Mỹ và National Child Award do chính phủ Ấn Độ trao tặng.
Sreelakshmi nói rằng cô đã lên ý tưởng khởi nghiệp từ khi còn học tiểu học. "Trong khi bạn bè dành thời gian chơi trốn tìm, đùa nghịch, tôi chỉ thích mày mò với chiếc máy tính, tất nhiên không phải để chơi game. Có thể nói, quãng đường trưởng thành của tôi rất khác các bạn cùng lứa nhưng tôi không hối tiếc vì điều đó", 10X cho biết.
Mikaila Ulmer (sinh năm 2004, Mỹ) người sáng lập và điều hành hãng nước chanh Me & The Bees Lemonade có trụ sở tại Austin, bang Texa. Năm 2017, cô bé được tạp chí Time vinh danh là một trong những thanh thiếu niên có ảnh hưởng nhất.
Năm 9 tuổi, Mikaila từng đưa ý tưởng kinh doanh của mình đến gọi vốn tại chương trình Shark Tank và nhận được khoản đầu tư 60.000 USD từ doanh nhân Daymond John. Ngoài công việc kinh doanh, 10X còn là tác giả của nhiều đầu sách chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp và được chú ý bởi các hoạt động tình nguyện dành cho trẻ em châu Phi.
Nhiều trường đại học, cao đẳng phía Nam linh hoạt trong tư vấn hướng nghiệp Nhiều trường tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến qua mạng xã hội, phối hợp với cơ quan truyền thông mở các đợt tư vấn theo từng nhóm ngành, nghề, lập đường dây nóng tư vấn chuyên sâu từng chuyên ngành. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông và quy chế tuyển sinh đại...