Bộ GD&ĐT khẳng định không nhập khẩu chương trình của Phần Lan

Theo dõi VGT trên

Ông Nguyễn Xuân Vang khẳng định trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Thương mại Phát triển Phần Lan không hề nhắc đến việc nhập khẩu chương trình.

Từ ngày 25/8 đến ngày 3/9, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dẫn đầu đoàn công tác của ngành giáo dục thăm và làm việc tại Phần Lan, Đan Mạch và Thụy Điển.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT, thông tin thêm về buổi làm việc.

- Dư luận có băn khoăn trước một số thông tin cho rằng trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng GD&ĐT Việt Nam và Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Phần Lan có đề cập việc xem xét nhập khẩu chương trình giáo dục của Phần Lan về áp dụng tại Việt Nam. Xin ông cho biết quan điểm chính thức của Bộ GD&ĐT về việc này?

- Trước hết, tôi khẳng định trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Thương mại Phát triển Phần Lan không hề nhắc đến việc “nhập khẩu” chương trình giáo dục của Phần Lan.

Hai Bộ trưởng chỉ đặt vấn đề trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác nhằm đưa giáo dục Việt Nam sớm tiệm cận trình độ giáo dục của các nước phát triển như Phần Lan.

Bộ GD&ĐT khẳng định không nhập khẩu chương trình của Phần Lan - Hình 1

Ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Moet.

Càng không bao giờ có chuyện chúng ta sẽ mang “nguyên xi” giáo dục Phần Lan hay bất kỳ nước nào về áp dụng vào Việt Nam và cũng không thể làm được. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tiếp thu những chương trình, phương pháp giáo dục tiên tiến theo hướng có chọn lọc, phù hợp điều kiện triển khai của Việt Nam. Tôi gọi đây là tư duy hội nhập có chọn lọc.

Bộ GD&ĐT đang tổ chức xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong quá trình xây dựng chương trình, việc học hỏi thành công và kể cả thất bại của các nước là cần thiết. Các nước Bắc Âu, đặc biệt Phần Lan, có nền giáo dục tiên tiến. Không chỉ có ta học tập, nhiều nước khác đã đến, học tập nền giáo dục của bạn.

- Sau chuyến tham quan này, ông có thể chia sẻ về những yếu tố làm nên thành công của Phần Lan trong đổi mới giáo dục?

- Thời gian gần đây, Phần Lan được biết đến với những thành công nổi bật về giáo dục phổ thông. Trong kết quả của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng, Phần Lan luôn đứng thứ hạng cao. Đã có hàng trăm đoàn tham quan từ các nước trên thế giới cùng nhiều chương trình, bài báo giới thiệu về những ưu việt của nền giáo dục nước này.

Phần Lan có một hệ thống giáo dục bình đẳng, công bằng, giúp học sinh phát huy hết năng lực của từng cá nhân để sau này hoà nhập dễ dàng với cuộc sống.

Yếu tố đầu tiên và then chốt góp phần vào thành công của giáo dục Phần Lan là giáo viên. Nhà nước đầu tư rất lớn cho giáo viên, xã hội kính trọng thực sự đối với nghề giáo. Giáo viên lương không phải cao nhất nhưng được tôn trọng nhất.

Việc tuyển chọn giáo viên cũng rất khắt khe, tỷ lệ “chọi” là 1/10, phải học 5 năm để có bằng thạc sĩ rồi mới được đi dạy. Giáo viên rất tự hào về nghề nghiệp của mình. Họ được đào tạo bài bản để biết cách khơi dậy tiềm năng của từng cá nhân học sinh.

Yếu tố thứ hai là đầu tư của nhà nước, Phần Lan chi mạnh cho giáo dục.

Video đang HOT

Yếu tố thứ 3 là những người, tổ chức liên quan như phụ huynh, cơ quan quản lý giáo dục, chính phủ, báo chí… đều ủng hộ giáo dục một cách tích cực, xây dựng.

- Ông có thể nói rõ hơn về chương trình giáo dục của Phần Lan. Việt Nam có thể tham khảo được gì?

- Mặc dù được đánh giá là có nền giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới, nước này vẫn không ngừng đổi mới giáo dục, trên nền tảng vững chắc họ đã xây dựng.

Nhiều điều chúng ta có thể tham khảo, học tập được từ Phần Lan như chính sách về giáo viên, chương trình, sách giáo khoa, tạo dựng môi trường học tập tốt cho học sinh… nhưng việc ta có áp dụng được những điều mà Phần Lan đang làm hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Ta có thể tham khảo chương trình giáo dục của Phần Lan để chọn những gì phù hợp với Việt Nam, áp dụng đưa vào chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng. Trong quá trình xây dựng chương trình, việc học hỏi những thành công và kể cả thất bại của các nước là cần thiết.

Thời gian qua, báo chí nêu ý kiến chuyên gia về việc Bộ GD&ĐT nhập khẩu chương trình giáo dục Phần Lan.

Báo Tuổi Trẻ nêu ý kiến của PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam: Những năm gần đây, chúng ta đã “nhập khẩu” nhiều chương trình, với nhiều quy mô khác nhau. Với nhu cầu của xã hội, rất nhiều trường học, tổ chức giáo dục đã chủ động nhập khẩu chương trình, tham gia các cuộc thi, trao đổi giáo viên, chứ không phải chỉ có các chương trình, sản phẩm do Bộ GD&ĐT thực hiện.

“Khi triển khai những chương trình, phương pháp từ bên ngoài, như tôi đã đề cập ở trên, cần thiết phải xét tính phù hợp và khả năng thích ứng của yếu tố văn hóa và con người cũng như các điều kiện triển khai”, TS Thơ nói.

TS Hoàng Mai Khanh – khoa Giáo dục, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng: “Học cái hay của giáo dục Phần Lan thì quá tốt, nhưng học như thế nào mới là điều đáng nói. Điều này những nhà quản lý giáo dục nên cân nhắc. Theo tôi, nên nhập khẩu chương trình của nước ngoài để học hỏi cái hay của họ nhưng cần điều chỉnh dựa trên triết lý và bối cảnh của mình”.

Theo Zing

Việt Nam sẽ nhận được gì nếu 'nhập khẩu' giáo dục Bắc Âu?

Điểm chung của nền giáo dục ở các nước Bắc Âu là chính phủ hỗ trợ 100% học phí cho học sinh, sinh viên và thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc kéo dài 9 năm thay vì 12 năm.

Trước thềm năm học mới, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng một số hiệu trưởng các trường đại học, phổ thông thăm các nước Bắc Âu, ký kết những biên bản ghi nhớ, mở ra cơ hội hợp tác, "nhập khẩu" những điểm tiên tiến của những nền giáo dục như Đan Mạch, Thụy Điển hay Phần Lan.

Đây là 3 trong số những nền giáo dục hiện đại và thành công nhất trên thế giới.

Nền giáo dục miễn phí, hiện đại

Ở Phần Lan, giáo dục được coi là quyền cơ bản và chính sách giáo dục Phần Lan nhấn mạnh cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người. Vì vậy, chính phủ hỗ trợ 100% học phí.

Trong khi đó, Thụy Điển miễn phí hoàn toàn cho các học sinh từ 6 đến 19 tuổi. Không có bất kỳ quy định nghiêm ngặt nào về việc chọn trường. Học sinh có thể lựa chọn vào bất cứ trường nào họ thích, gồm trường công, tư hay trường quốc tế. Một ngày học ở Thụy Điển bắt đầu lúc 8h15 và kết thúc vào 15h30.

Chính phủ Đan Mạch cũng hỗ trợ 100% học phí trong suốt 9 năm học bắt buộc và thêm 6 năm nữa nếu người đó học tiếp đại học. Học sinh không nhất thiết phải đến trường. Điều này có nghĩa bạn có thể học tập tại trường công folkeskole (từ lớp 1 đến lớp 9), trường tư hoặc học tại nhà, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và học đầy đủ các môn được yêu cầu.

Việt Nam sẽ nhận được gì nếu nhập khẩu giáo dục Bắc Âu? - Hình 1

Các nước Bắc Âu hỗ trợ 100% học phí cho học sinh, sinh viên. Ảnh: Hubstatic.com.

"Chúng tôi đều được chính phủ trả tiền học phí nếu theo học đại học, giống như ai đó trả lương cho bạn để tham gia lớp đại học vậy", Louis Moe Christoffersen, một sinh viên kỹ thuật ở Đan Mạch, nói.

Mỗi sinh viên nhận được khoảng 900 USD mỗi tháng (5.839 DKK) và ngay cả khi sinh viên bỏ học giữa chừng cũng không phải hoàn lại khoản trợ cấp này. Yêu cầu duy nhất để được nhận hỗ trợ 100% là họ không sống cùng cha mẹ.

Sinh viên được nhận hỗ trợ miễn phí tối đa 6 năm, bắt đầu từ 18 tuổi. Đa số sinh viên tốt nghiệp không phải chịu các khoản nợ sinh viên.

Madman Hammer Larsen, người phát ngôn Bộ Giáo dục Đan Mạch, nói với tờ Washington Post: "Mục đích của chương trình hỗ trợ học phí là đảm bảo rằng thành công của mỗi người được quyết định bằng tài năng và đam mê của chính họ chứ không phải vị trí xã hội hay tiềm lực kinh tế".

Một số dấu hiệu cho thấy chương trình này tạo ra hiệu quả tích cực. Các trường đại học Đan Mạch có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất trong số những nước thành viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và công dân của nước này hầu như không có nợ nần.

Tuy nhiên, để duy trì nền giáo dục miễn phí và các chi phí khác, quốc gia Bắc Âu này là một trong những nước có mức thuế cao nhất thế giới.

Đối với trường tư, nhà nước trợ cấp khoảng 80% chi phí học tập, cha mẹ chi trả 20% còn lại với trung bình khoảng 700 DKK (khoảng 110 USD) mỗi tháng.

Đào tạo giáo viên

Cả 3 quốc gia Bắc Âu này đền rất chú trọng vào việc đào tạo sư phạm và có những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên.

Ở Phần Lan, giáo viên được coi là "những người mang văn minh đến ngôi làng nhỏ". Chính vì vậy, họ được yêu cầu rất cao. Tất cả giáo viên phải có bằng thạc sĩ và trải qua một chương tình đào tạo sư phạm nghiêm túc.

Giáo viên được tự chủ về phương pháp dạy, tài liệu dạy học và cách tổ chức chương trình. Quy trình tuyển chọn vào các trường sư phạm cũng rất khắt khe. Bù lại, đây là nghề được tôn trọng và trả lương cao.

Đan Mạch có một hệ thống đào tạo sư phạm thống nhất, đào tạo một nhóm giáo viên để họ có khả năng phụ trách toàn bộ thời gian học bắt buộc kéo dài 9 năm, đồng thời có chuyên môn tối thiểu trong các môn học. Giáo viên được phân biệt rõ ràng giữa giáo viên tiểu học, trung học với các loại giáo viên khác.

Quá trình đào tạo giáo viên mất khoảng 4 năm, gồm nghiên cứu lý thuyết và thực hành. Chương trình giảng dạy sư phạm gồm nhiều môn học chính như tiếng Đan Mạch, tâm lý học, sư phạm, nghiên cứu xã hội, tôn giáo... Hiện, quốc gia này có tất cả 18 trường có các khóa đào tạo sư phạm.

Chương trình giảng dạy

Ở các nước Bắc Âu, chương trình giảng dạy mà chính phủ đưa ra chỉ là hướng dẫn chung. Quan trọng vẫn là sự tin tưởng giữa cơ quan giáo dục và nhà trường.

Việt Nam sẽ nhận được gì nếu nhập khẩu giáo dục Bắc Âu? - Hình 2

Chương trình giáo dục ở Bắc Âu khá thoải mái, không tạo áp lực cho sinh viên. Ảnh: Scandinavianstudy.com.

Tại Đan Mạch, Bộ Giáo dục sẽ chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu đạt được cho từng môn học ở trường công. Chính quyền địa phương và các trường sẽ quyết định làm cách nào để đạt được mục tiêu đó. Bộ Giáo dục cũng cung cấp hướng dẫn chương trình giảng dạy cho từng môn học nhưng chỉ là tham khảo. Các trường được phép xây dựng chương trình học của riêng mình miễn là phù hợp với mục tiêu chung.

Một số môn học bắt buộc được đưa vào chương trình giáo dục bao gồm an toàn giao thông, giáo dục sức khỏe giới tính, định hướng nghề nghiệp và thị trường lao động.

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc (9 năm) hoặc học thêm một năm tùy chọn là 10 năm, học sinh phải hoàn thành và trình bày một dự án liên ngành. Dự án được đánh giá bằng văn bản và nếu học sinh muốn thì sẽ được cấp giấy chứng nhận ra trường.

Các kỳ thi và kiểm tra

Có tất cả 2 kỳ thi ở Đan Mạch là thi tốt nghiệp và kỳ thi nâng cao. Cả hai đều bao gồm một hỗn hợp các bài thi viết và thi nói. Thang điểm từ 0-13. Bộ Giáo dục đưa ra các quy tắc chuẩn cho kỳ thi. Bài thi viết được tổ chức và chấm điểm tập trung.

Tuy nhiên, không có kỳ thi nào là bắt buộc. Học sinh cùng với cha mẹ hoặc người giám hộ sau khi tham khảo ý kiến với nhà trường sẽ quyết định có thi hay không.

Phân cấp và quản lý

Học sinh ở Đan Mạch không bị phân cấp giữa tiểu học và trung học. Các em sẽ học cùng trường từ năm đầu tiên cho đến năm thứ 9. Khoảng 89% học sinh tham gia trường công, số còn lại học trường tư. Phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ nhận được thông tin về hoạt động học tập và xã hội của trẻ tại trường ít nhất 2 lần mỗi năm.

Năm học mới thường bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 6 năm sau, bao gồm 200 ngày học. Quy mô lớp không được vượt qua 28 học sinh, trung bình chỉ khoảng 19 em mỗi lớp. Tỷ lệ học sinh - giáo viên là 10/4.

Quốc gia này không bắt buộc trẻ em phải học mẫu giáo. Tuy nhiên, phần lớn trẻ chưa đến tuổi đi học đều tham gia một trong 3 lớp gồm dành cho trẻ dưới 3 tuổi, từ 3-7 tuổi và từ 5-7 tuổi. Trẻ em bắt đầu đi học khi lớp 1 khi 7 tuổi.

Các trường ở Đan Mạch áp dụng một hệ thống "giáo viên chủ nhiệm" độc đáo. Theo đó, một giáo viên sẽ phụ trách lớp của mình trong 9 năm. Giáo viên sẽ giám sát sự tiến bộ về học vấn xã hội và cá nhân của tất cả học sinh trong lớp, đồng thời là cầu nối giữa nhà trường và gia đình.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phim vừa chiếu đã lập kỷ lục 10 năm mới có 1 lần, nữ chính nghe tên ai cũng ghét nhưng diễn quá đỉnh

Phim châu á

23:10:43 14/11/2024
Ngày 14/11, QQ đưa tin phim điện ảnh Uyên Ương Lâu: Kinh Hồn do nữ diễn viên Lý Mộng đóng chính đạt doanh thu hơn 61 triệu NDT.

An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?

Sao việt

23:07:21 14/11/2024
Trước khi bị bắt, An Tây có cuộc sống sang chảnh, giàu có. Vì sinh ra trong một gia đình khá giả, bố từng là một doanh nhân làm trong lĩnh vực giày dép tại châu Âu, nên An Tây có cuộc sống đủ đầy từ bé.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.