Bộ GD&ĐT hướng dẫn dạy môn chuyên trong trường THPT chuyên
Hướng dẫn dạy học các môn chuyên trong trường THPT chuyên được Bộ GD&ĐT ban hành tại văn bản số 4171/BGDĐT- GDTrH ngày 26/8/2022.
Học sinh Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam. Ảnh ITN
Theo đó, nội dung dạy học của mỗi môn chuyên gồm nội dung chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (bao gồm các chuyên đề học tập lựa chọn) và các nội dung tại Phụ lục kèm theo công văn này.
Tổng thời lượng của mỗi môn chuyên bằng 150% thời lượng của chương trình môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tính cả thời lượng của các chuyên đề học tập lựa chọn.
Việc lựa chọn các môn học trong 9 môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp và chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) thực hiện theo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3/8/2022, trong đó:
Đối với lớp chuyên Toán, Ngữ văn, Lịch sử: Học sinh lựa chọn học 4 môn học trong 9 môn học lựa chọn. Với chuyên đề học tập lựa chọn, ngoài cụm chuyên đề học tập lựa chọn thuộc chương trình môn chuyên, học sinh chọn 2 cụm chuyên đề học tập lựa chọn của 2 môn học khác môn chuyên trong 4 môn học đã lựa chọn và các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
Video đang HOT
Đối với lớp chuyên Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học: Học sinh lựa chọn học 3 môn học (khác môn chuyên) trong 9 môn học lựa chọn. Đối với chuyên đề học tập lựa chọn, ngoài cụm chuyên đề học tập lựa chọn thuộc chương trình môn chuyên, học sinh chọn 2 cụm chuyên đề học tập của 2 môn học trong 6 môn học gồm 3 môn học đã lựa chọn và các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
Đối với lớp chuyên Ngoại ngữ: Học sinh lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học lựa chọn. Đối với chuyên đề học tập lựa chọn, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập lựa chọn của 3 môn học trong 7 môn học, gồm 4 môn học đã lựa chọn và các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử.
Về sách giáo khoa, sử dụng theo danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt và UBND tỉnh/thành phố lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Để học sinh phát huy năng lực, sở trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT (ngày 3-8-2022) sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26-12-2018.
Trong đó, điều chỉnh đáng chú ý nhất là môn lịch sử trở thành môn học bắt buộc. Trước quy định mới, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động hướng dẫn học sinh chọn môn học để các em phát huy được năng lực, sở trường; chuẩn bị điều kiện sẵn sàng bước vào năm học 2022-2023.
Một tiết học của học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên). Ảnh: Đỗ Tâm
Học sinh cần lưu ý những điểm mới
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên học sinh lớp 10 trên cả nước thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo ghi nhận thực tế, thời điểm này, các nhà trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã sẵn sàng các điều kiện (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên...) để triển khai.
So với quy định trước đó, điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành là không còn quy định học sinh phải lựa chọn nhóm môn học (nhóm môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật...). Số môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng có sự điều chỉnh.
Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn, gồm: Địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý, hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật.
Theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai) Lê Việt Dương, nhà trường lưu ý với học sinh lớp 10, môn lịch sử trước được quy định là môn học lựa chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội nay trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, học sinh có 8 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương.
Em Lê Mạnh Tùng, học sinh lớp 10 Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Chúng em được thầy, cô lưu ý là có thể chọn 4 môn bất kỳ trong 9 môn học lựa chọn có trong chương trình. Việc được lựa chọn môn học giúp chúng em phát huy năng lực, sở trường, có cơ hội chia sẻ, học hỏi với bạn cùng sở thích".
Vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều học sinh là nếu chọn môn học chưa phù hợp, các em có được chọn lại trong quá trình học không. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, trường hợp học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, nhà trường xem xét quyết định và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo ghi nhận thực tế, các thầy giáo, cô giáo đều lưu ý học sinh và gia đình cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định, bởi nếu thay đổi sau một học kỳ hoặc một năm học, các em sẽ phải dành nhiều thời gian học bù nội dung kiến thức còn thiếu.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức thống nhất quyết tâm thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với lớp 10. Ảnh: Minh Đức
Chủ động, tích cực hỗ trợ
Các trường học đã linh hoạt đón nhận sự điều chỉnh, giúp học sinh lựa chọn môn học phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới và phù hợp với năng lực, nguyện vọng của học sinh; đồng thời, chủ động giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây) Lê Anh Tuấn cho biết, trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT, nhà trường đã chủ động đưa lịch sử là môn học lựa chọn trong tất cả các nhóm môn ở các lớp. Nhà trường còn tổ chức cho học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao (35 tiết/năm học). Nếu số học sinh chọn chuyên đề lịch sử nâng cao nằm rải rác ở các lớp, nhà trường sẽ ghép học sinh lại. Để giải quyết việc thiếu giáo viên lịch sử, nhà trường bố trí 1 tiết lịch sử với tất cả học sinh trong học kỳ I và chuẩn bị nguồn giáo viên nhằm tăng số tiết lịch sử từ học kỳ II.
Còn theo Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên) Lê Trung Kiên, đáp ứng nguyện vọng học tập của học sinh với hai môn học mới là âm nhạc, mỹ thuật, nhà trường đã có phương án ký hợp đồng với giáo viên và bảo đảm các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tổ chức lớp khi có học sinh lựa chọn.
Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Tân Dân (huyện Phú Xuyên) Trịnh Xuân Tình cho biết, nhà trường phân công giáo viên tư vấn, hỗ trợ học sinh về việc lựa chọn môn học và các chuyên đề nâng cao, đáp ứng tốt nhất nguyện vọng của học sinh cũng như hài hòa với điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên.
Về giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, theo Quyết định số 72-QĐ/TƯ ngày 18-7-2022 của Ban Chấp hành Trung ương về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở trung ương, các tỉnh, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026, có 65.980 biên chế giáo viên được bổ sung cho các địa phương. Trong đó, thành phố Hà Nội được giao bổ sung 2.800 biên chế. Bộ đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương tổ chức tuyển dụng để bổ sung biên chế giáo viên cho các nhà trường ngay trong năm học 2022-2023, bảo đảm chất lượng dạy và học.
Xây dựng tổ hợp môn theo khối thi ĐH là trái với tinh thần của chương trình mới Nhiều trường THPT có xu hướng xây dựng tổ hợp môn theo khối thi đại học, điều này trái với tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong . Theo đó, môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc...