Bộ GD&ĐT công bố các đơn vị được tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học
Theo đó, cả nước có 8 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, 176 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin, chủ yếu là các trường đại học và Sở GD&ĐT các tỉnh.
Giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy ở một trường đại học tại TPHCM
Ngày 21/5, Bộ GD&ĐT đã công bố danh sách các đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo đó, với chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam chỉ có 8 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ, chủ yếu là các trường đại học.
Với chứng chỉ, ứng dụng công nghệ thông tin, cả nước có 176 đơn vị đủ điều kiện tổ chức thi và cấp bằng bao gồm các Viện, trường đại học và các Sở GD&ĐT.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng công bố mẫu các chứng chỉ để học viên tìm hiểu, tránh bị giả mạo…
Danh sách cụ thể như sau:
Video đang HOT
NGUYỄN DŨNG
Theo Tiền phong
HS yếu tiếng Anh đỗ chứng chỉ quốc tế: 'Bằng thật nhưng...'
Theo ông Linh, chứng chỉ quốc tế mà nhiều học sinh có là chứng chỉ thật được một trung tâm có giấy phép đầy đủ tổ chức thi và cấp bằng.
Xung quanh xôn xao về việc lộ đường dây học 3 ngày lấy chứng chỉ quốc tế, ngày 18/5, trao đổi với báo Đất Việt, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho rằng, hơn 2.300 em có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì có hơn 40% em có học lực môn ngoại ngữ cuối cấp lớp 9 là yếu, trung bình và khá.
"Mặc dù là chứng chỉ thật nhưng không đáng tin cậy vì không tương xứng với trình độ của học sinh, nhiều học sinh yếu vẫn có. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, nhiều em học sinh được dạy 3 ngày về kỹ thuật hay các mẹo làm bài chứ không phải được dạy về kiến thức. Do vậy, nhiều em đánh trúng các yêu cầu của đề thi", ông Linh nói.
Ông Linh nhấn mạnh, trung tâm tổ chức thi và cấp bằng chứng chỉ quốc tế cũng là trung tâm được Bộ GD-ĐT cấp phép đầy đủ tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất không tương xứng.
Học sinh TP Đà Nẵng tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018. Ảnh: NLĐ
Vị Phó giám đốc Sở này cho rằng, nguyên tắc thi lấy chứng chỉ quốc tế thì từ khâu ra đề đến kiểm tra, cơ sở vật chất đều phải có tầm quốc tế. Tức là phải có hệ thống nghe nhìn, camera ở tất cả phòng thi.
"Trước giờ ai cũng nghĩ chứng chỉ quốc tế là rất nghiêm ngặt, ngay cả giáo viên chuyên ngữ đi thi cũng còn rớt. Nhưng bây giờ lại phát sinh điều không phù hợp. Việc tổ chức thi lấy chứng chỉ là chuyện bán mua dịch vụ", ông Linh giải thích.
Do vậy, theo ông Linh, Đà Nẵng bỏ thi môn ngoại ngữ vào lớp 10 là vì hướng tới sự công bằng trong việc tổ chức thi. Mặc dù việc thay đổi này có ảnh hưởng đến những học sinh tổ chức ôn luyện thi bài bản nhưng Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã chọn ảnh hưởng nào thấp nhất trong công tác tuyển sinh sau này.
Cũng theo vị Phó giám đốc Sở này, đây là việc không mong muốn nên lãnh đạo sở cũng đã có lời xin lỗi chân thành gửi đến tất cả phụ huynh và học sinh trong kỳ thi năm nay, mong dư luận thông cảm và bỏ qua.
Trước đó, theo trình bày của cô giáo T., giáo viên một Trường THCS tại quận Sơn Trà, khoảng đầu tháng 5/2019, học sinh lớp 9 ở các trường bắt đầu nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để được xét miễn thi ngoại ngữ.
Trường nơi cô công tác có gần 100 học sinh nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong đó phần lớn chứng chỉ này được cấp từ trung tâm I., trụ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Cũng theo đơn tố cáo của cô T. nhiều học sinh trường này cho biết các em nhận được quảng cáo trên mạng về việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế có thể quy đổi sang điểm 9, 10 tại kỳ thi tuyển sinh.
Sau khi liên hệ với các đường dây trên, các em học sinh được giới thiệu đến lớp "cấp tốc" của một người dạy tiếng Anh ở quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Người này thu tiền khóa học trong vòng 3 ngày với giá 2 triệu đồng kèm lời hứa chắc chắn thi đậu. Sau khi học, các em được giới thiệu sang làm hồ sơ thi tại trung tâm I., các em đóng lệ phí thi từ 700.000-900.000 đồng tùy vào chứng chỉ.
Theo nhiều học sinh, kỳ thi được tổ chức rất sơ sài. "Đình đám nhất là vào ngày 7-4, trung tâm này đã mượn một trường học ở quận Hải Châu để tổ chức thi cho 1.400 thí sinh. Các em học sinh cho biết mỗi phòng thi có 2 giám thị, đến giờ thi thì giám thị ra hành lang ngồi, tạo điều kiện cho các em thoải mái chép bài nhau" - cô T. kể lại.
Như đã đưa tin, ngày 15/5, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh có văn bản đồng ý đề xuất của Sở GD-ĐT về việc thay đổi quy định tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2019-2020. Thành phố kết hợp thi tuyển với xét tuyển, môn thi là Toán và Ngữ văn, không có Ngoại ngữ. Sự thay đổi của Đà Nẵng chỉ cách kỳ thi vào lớp 10 có hai tuần khiến nhiều phụ huynh, học sinh bức xúc.
Thu Hoài
Theo baodatviet
Đại học Kinh tế Quốc dân tạm dừng công tác thi chứng chỉ Ngoại ngữ Sau khi báo chí phản ánh về hiện tượng loạn thị trường cấp chứng chỉ ngoại ngữ phục vụ biên chế gây bức xúc dư luận, lãnh đạo trường đại học Kinh tế Quốc dân cho biết đang tiến hành rà soát, kiểm tra thông tin trên báo chí và chờ xử lý. Mới đây, dư luận lại được phen xôn xao trước...