Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật

Theo dõi VGT trên

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025″.

Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật - Hình 1

Để thực hiện “Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025″, Bộ GD&ĐT đưa ra Kế hoạch cụ thể như sau:

Tháng 6/2019, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì tổ chức hội thảo quốc gia “Thực trạng trẻ rối loạn phổ tự kỷ và nhu cầu phát hiện sớm, can thiệp sớm”. Tháng 12/2019, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội nghiên cứu các mô hình giáo dục cho trẻ khuyết tật tại cộng đồng trong nước và quốc tế từ đó xây dựng các mô hình giáo dục phù hợp với trẻ khuyết tật tại Việt Nam.

Đặc biệt, tháng 10/2020, Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng. Hàng năm, Vụ Giáo dục Tiểu học sẽ tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng.

Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì triển khai nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, trong đó có: Khảo sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả các dịch vụ và mô hình giáo dục của người khuyết tật trên cả nước; xây dựng thí điểm mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng; tổ chức tập huấn cho giáo viên, phụ huynh về kỹ năng chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật…

Theo thống kê sơ bộ, cả nước có gần 5 triệu gia đình có người khuyết tật. Tỷ lệ người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên chiếm hơn 7% dân số, tương đương khoảng 6,2 triệu người.

Video đang HOT

MINH CHÂU

Theo baodansinh

Giáo dục cho trẻ tự kỷ: Hành trình "tự bơi" của phụ huynh có con tự kỷ

Giáo dục trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang có những bất cập khiến hành trình chữa bệnh và đưa trẻ đến trường học càng khó khăn hơn.

Cuối tháng 11 vừa qua, dư luận cả nước bức xúc khi hình ảnh một bé trai 4 tuổi ở Nam Định bị đa tật (gồm khuyết tật trí tuệ, tăng động, điếc, câm kèm theo rối loạn phổ tự kỷ) bị các giáo viên của trường mầm non buộc dây vào cổ áo, cột lên song sắt cửa sổ.

Các giáo viên liên quan đến vụ việc đã bị xử lý kỷ luật, nhưng sự việc này phản ánh một thực tế hiện nay đó là giáo dục trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang có những bất cập. Thậm chí đang có những khoảng trống pháp lý trong lĩnh vực này khiến hành trình chữa bệnh và đưa trẻ mắc chứng tự kỷ đến trường học hòa nhập càng khó khăn hơn.

Giáo dục cho trẻ tự kỷ: Hành trình tự bơi của phụ huynh có con tự kỷ - Hình 1

Giáo viên chuyên biệt đang can thiệp cho trẻ tự kỷ

Nhóm PV Đài TNVN đã theo chân các gia đình để tìm hiểu về hành trình gian nan của các phụ huynh trong việc chữa bệnh và giáo dục hòa nhập cho con mắc rối loạn phổ tự kỷ. Bài 1 của chúng tôi có nhan đề: "Hành trình "tự bơi" của phụ huynh có con tự kỷ".

Theo thống kê tại Mỹ, cứ 68 trẻ em sinh ra thì có 1 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ. Tại Việt Nam, ước tính số người tự kỷ có thể lên tới 1% dân số và con số này ngày càng tăng mạnh qua các năm. Thế nhưng, rất ít trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ được đến trường vì chính sách với cả học sinh và giáo viên đặc biệt gần như bỏ trống. Từ 3 tháng nay chị Nguyễn Thục Anh, ở Cẩm Phả, Quảng Ninh- một viên chức nhà nước đã phải xin nghỉ việc không lương lên Hà Nội thuê nhà trọ để hàng ngày có thể đưa con trai 34 tháng tuổi theo học tại trường Mầm non Ngôi sao sáng- trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ.

Chị Nguyễn Thục Anh cho biết, lúc 10 tháng tuổi, gia đình đã phát hiện con có dấu hiệu chậm phát triển. Khi đưa con đi bệnh viện khám, bác sỹ cũng kết luận là con chị bị chậm phát triển. Đến khi con được 2 tuổi, chị đưa con lên Bệnh viện Nhi Hà Nội khám và bác sỹ kết luận con mắc chứng tự kỷ. Ban đầu chị thấy shock và khó chấp nhận thực tế này. Sau khi bác sĩ tư vấn tìm trường học chuyên biệt cho con, chị mới tìm hiểu quyết định đưa con lên Hà Nội học để mong cải thiện tình trạng bệnh của con.

"Cho con đi nhà trẻ, con hay ốm, không được chơi với các bạn. Khi các bạn nặn đất sét thì cô cho con ngồi dưới bếp. Em buồn lắm, không biết làm thế nào. Ở Sản nhi Quảng Ninh, khoa tâm bệnh còn mới, giáo viên và trang thiết bị còn hạn chế. Mỗi ngày con chỉ được học nửa tiết cá nhân và chơi chung với các bạn nữa. Kích âm và xoa bóp thêm được nửa tiếng. 3 tuần 2 mẹ con ở trên đó cũng không được học liên tục, các cháu thì đông nên không thấy hiệu quả. Em đi hỏi, tìm hiểu và lên đây", chị Thục Anh nói.

Cùng cảnh ngộ với chị Thục Anh, chị Nông Tú Trinh, ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cũng phải nghỉ bán hàng tại chợ cửa khẩu Tân Thanh từ 5 tháng nay để đưa con trai hơn 3 tuổi xuống Hà Nội chữa bệnh bởi Lạng Sơn hiện không có trường chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ.

"Chỉ có 2 mẹ con, ở nhà bố cháu phải trông anh lớn, mỗi người mỗi nơi. Ở địa phương có trường nhận dạy trẻ tự kỷ nhưng không cải thiện tình trạng. Tôi không được trao đổi với giáo viên về tình trạng của con. Cô giáo không thông báo con ở trường như thế nào để về nhà bố mẹ biết dạy thêm cho con. Ở đây thì giáo viên luôn trao đổi và hướng dẫn cách dạy thêm cho con ở nhà. Hiện con đã bật được hơi, khi tôi nói con làm theo sự chỉ bảo. Còn trước đây con làm theo ý con và không nghe lời", chị Tú Trinh nói.

Không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà nhiều gia đình ở tận Vĩnh Long, Cà Mau cũng đưa con ra Hà Nội, tìm đến những trung tâm điều trị trẻ tự kỷ uy tín để chạy chữa và cho con theo học. Bởi lẽ, dù ở hầu hết các địa phương đều có trẻ tự kỷ nhưng chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mới có các trường, trung tâm chuyên biệt điều trị và dạy học cho trẻ tự kỷ. Nhiều phụ huynh cho biết, khi theo học ở các trường, trung tâm chuyên biệt, điều đáng mừng là các con đã có sự thay đổi rõ rệt về hành vi và nhận thức so với trước đây.


Chị Nguyễn Thùy Dung, ở Lào Cai có con gái 4 tuổi mắc chứng tự kỷ chia sẻ: "Ở địa phương, em cũng tìm hiểu nhiều nhưng không có các trung tâm dạy cho các cháu bị tự kỷ, chỉ có những trung tâm hồi phục chức năng thì không hiệu quả. Hiện cơ sở vật chất ở các trường nơi em ở còn thiếu nhiều thứ và các cô giáo cũng không được trang bị kiến thức về trẻ tự kỷ. Em cũng không biết sau này về cho con đi học thì sẽ như thế nào".Mặc dù vậy, điều khiến các phụ huynh lo lắng là không biết con phải điều trị trong bao lâu vì chi phí chữa bệnh cho con trong thời gian dài đã khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần. Trung bình mỗi tháng, các gia đình phải chi tiêu từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng gồm chi phí ăn, ở và chữa bệnh cho con trong khi thu nhập bị giảm sút vì một người phải nghỉ việc đi chăm con. Lo lắng nhưng nhiều phụ huynh cho biết, vẫn tiếp tục ở lại Hà Nội để cho con học tại trường chuyên biệt vì điều trị ở địa phương không hiệu quả.

Trong hành trình tìm hiểu về giáo dục cho trẻ tự kỷ, ở bất kỳ trung tâm can thiệp dành cho trẻ tự kỷ nào ở Hà Nội, chúng tôi cũng dễ dàng bắt gặp những bà mẹ đến từ các tỉnh xa như chị Thục Anh, chị Tú Trinh, chị Thùy Dung. Không có môi trường giáo dục cho con tại quê nhà, họ đành phải khăn gói theo con tới các trung tâm chuyên biệt ở thành phố lớn và luôn mong chờ một ngôi trường sẵn sàng đón nhận con em họ:

Mong nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng để phần nào giúp đỡ cho các gia đình bớt khó khăn trong quá trình tìm nơi điều trị và nơi học cho con. Mong là các trường học cử giáo viên học thêm về giáo dục chuyên biệt để các cháu được hòa nhập trường bình thường khi các cháu đỡ bệnh.

Một phụ huynh bày tỏ: "Tôi mong ở địa phương có Trung tâm như thế này để mình còn duy trì công việc và thuận tiện chăm sóc con hơn. Con cũng thuận tiện trong việc học hơn, hòa nhập với trẻ bình thường".

Phụ huynh khác mong muốn: "Em rất muốn đưa con về, nhà trường tạo điều kiện quan tâm đến con hơn. Em mong ngành giáo dục cũng cần đào tạo thêm về giáo dục trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục từ mầm non lên đến cấp 1, cấp 2".

Mong ước là vậy nhưng các phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ cũng nhận thấy một thực tế là hành trình đến trường của trẻ tự kỷ luôn gặp khó khăn không chỉ đối với gia đình, mà còn khó với cả người can thiệp, người hướng dẫn, dạy trẻ và cả hệ thống trường công lập, nơi các em học hòa nhập./.

Theo vov

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Hi hữu nhưng đã xảy ra: Cô gái gặp được chú mèo có vết bớt trên mặt giống hệt mình, đem về nuôi và nhận được điều kì diệu
12:09:52 18/11/2024
Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"
11:25:09 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chị Đẹp toả sáng nhất Công diễn 1: Vượt qua sự cố nguy hiểm, trình diễn xuất sắc và giành chiến thắng thuyết phục

Tv show

15:35:42 18/11/2024
Ngày 16/11, Công diễn 1 của show Chị Đẹp Đạp Gió 2024 đã diễn ra thành công mỹ mãn, đem tới những màn trình diễn đỉnh cao tròng vòng thi đối kháng.

Từ 2 show Anh Trai: Concert nội địa lên ngôi, các nhạc hội Kpop bị "ghẻ lạnh"

Nhạc việt

15:27:36 18/11/2024
Sự cố huỷ loạt đêm nhạc Kpop tại Mỹ Đình cho thấy một sự thật về tình hình thị trường giải trí trong nước năm 2024.

Australia phê duyệt vaccine tăng cường mới ngăn ngừa COVID-19

Thế giới

15:14:40 18/11/2024
Con người đã quen với việc tiêm vaccine cúm hàng năm trước mùa cúm. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, COVID-19 vẫn chưa ổn định theo mùa hàng năm, và dễ lây truyền hơn cúm.

Park Yoo Chun tiếp tục cuộc chiến pháp lý bất chấp phán quyết của toà án

Sao châu á

15:10:17 18/11/2024
Sau khi toà án đưa ra phán quyết bác bỏ khiếu nại của ông A - CEO của Recielo - trong vụ kiện chống lại Park Yoochun, ông A đã đệ đơn kháng cáo, từ chối chấp nhận phán quyết này.

"Cười xuyên biên giới" vượt mặt doanh thu của "Bỗng dưng trúng số"

Phim châu á

15:08:01 18/11/2024
Công chiếu chính thức từ 15/11, phim hài Cười xuyên biên giới đã thu về 32 tỷ đồng doanh thu với hơn 400.000 vé bán ra, bao gồm suất chiếu đặc biệt.

Mâu thuẫn khi ăn nhậu, 1 người đàn ông bị đâm chết ngay tại quán

Pháp luật

15:03:53 18/11/2024
Công an huyện Nhà Bè hôm nay (18/11) cho hay vừa bắt giữ được nghi can gây án và đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ của Công an TPHCM để điều tra, xử lý vụ việc nói trên.

"Độc đạo" tập 34: Hồng và Diễm sắp phải nói lời chia tay

Phim việt

15:02:19 18/11/2024
Trong Độc đạo tập 34, Diễm gọi điện thoại trò chuyện với Hồng và nói rằng mình và con trai sắp phải rời khỏi bản Mây vì bị Quân già ép buộc.

Nhà một tầng thân thiện với môi trường của vợ chồng trẻ ở Phú Quốc

Netizen

14:52:53 18/11/2024
Thiết kế của ngôi nhà ở Phú Quốc (Kiên Giang) lấy cảm hứng từ đôi vợ chồng trẻ sống trên đảo. Họ lo ngại nguồn cung cấp nước ngọt không ổn định do du lịch phát triển, nguồn nước ngầm cạn kiệt.

Sao Việt 18/11: Kỳ Duyên lên tiếng sau khi trượt top 12 Miss Universe 2024

Sao việt

14:10:24 18/11/2024
Kỳ Duyên nói giấc mơ của cô đã hoàn thành trọn vẹn khi lọt top 30 Miss Universe 2024. Người đẹp tự hào về bản thân vì đã đóng góp một phần nhỏ cho đất nước Việt Nam.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

Sức khỏe

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo

Hậu trường phim

14:01:29 18/11/2024
Nam diễn viên từng trải qua thời kỳ khó khăn trong sự nghiệp, nhưng giờ đây anh đã đạt được những thành công không tưởng.