Bộ GD xây dựng kho học liệu số từ các bài giảng thời Covid-19
Bộ GD-ĐT đang tập hợp các video clip được thực hiện bởi giáo viên trong thời gian qua để tạo thành một kho tài liệu số trực tuyến.
Đó là thông tin do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại Diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19″ ngày 18/6.
Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động trong giai đoạn dịch Covid-19, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch năm học và tinh giản nội dung chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, ngành giáo dục đặc biệt chú ý đến chuyển đổi kỹ thuật số và phương pháp giảng dạy.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục tại diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19″.
Dạy học trực tuyến được triển khai trên cả nước, giáo viên được khuyến khích chia sẻ tài nguyên trực tuyến. Học sinh thuộc nhóm yếu thế, hoặc không thể truy cập các thiết bị công nghệ số để học tại nhà được quan tâm đặc biệt.
“Giáo viên đã phát triển các bài học, phát trên hơn 28 kênh truyền hình trong cả nước để đảm bảo “tiếp tục việc học” cho tất cả học sinh trong thời gian nghỉ ở nhà. Giáo viên thậm chí còn mang tài liệu học tập trực tiếp đến nhà học sinh”, ông Nhạ nói.
Video đang HOT
Về việc mở lại trường học sau Covid-19, ông Nhạ nhấn mạnh 3 khía cạnh mà Việt Nam đã làm tốt.
Trước hết, đó là việc đảm bảo chất lượng học tập để bù lại thời gian giãn cách xã hội cho tất cả học sinh. Đặc biệt, có phương án để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi quan trọng khác.
Tiếp đến, có giải pháp cho những trường hợp khó khăn, đặc thù. Những học sinh không quay trở lại trường học, hoặc những em quay lại trường nhưng không bắt nhịp được với việc học được chú ý đặc biệt.
“Đối với những trường hợp này, chúng tôi xây dựng kế hoạch riêng với sự tham gia và phối hợp của học sinh và phụ huynh”, ông Nhạ chia sẻ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin về chuyển đổi số trong giáo dục
Cuối cùng, ông Nhạ cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tập hợp các video clip được thực hiện bởi giáo viên trong thời gian qua để tạo thành một kho tài liệu số trực tuyến. Kho học liệu này cũng sẽ được dịch sang Tiếng Anh để chia sẻ với giáo viên và học sinh các nước.
Diễn đàn chính sách Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á được tổ chức trực tuyến và thu hút 16.000 người theo dõi. Diễn đàn được tổ chức nhằm bàn các giải pháp quản lý hệ thống giáo dục trong thời gian gián đoạn do Covid-19, cũng như giai đoạn tiếp theo.
Nhầm lẫn "Học viện Báo chí" thành "Đại học Báo chí", "Học viện Ngoại giao" thành "Đại học Ngoại giao", bạn nên đọc ngay bài viết này để thấy sự khác biệt
Không ít người đến nay vẫn khá mơ hồ về 2 thuật ngữ, 2 hệ thống giáo dục "Học viện" và "Đại học", trong khi cả 2 đều có những điểm hoàn toàn khác biệt.
Có thể nhận thấy rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên đến nay vẫn còn khá mơ hồ về thuật ngữ "Học viện" và "Đại học" tại Việt Nam. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng cả hai đều có chức năng, vai trò hoàn toàn giống nhau. Nhầm lẫn từ "Học viện Ngân hàng" thành "Đại học Ngân hàng", "Học viện Ngoại giao" thành "Đại học Ngoại giao",... là những sai lầm phổ biến thường thấy. Và chắc chắn rằng 2 thuật ngữ, 2 môi trường giáo dục này có nhiều những điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết.
Tại Việt Nam, xét về mặt chuyên môn,"Học viện" là một cơ sở đào tạo mang tính nghiên cứu và giảng dạy chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định nào đó. Xét về tổ chức thì "Học viện" là một đơn vị trực thuộc ngành. Cụ thể như Học viện Ngoại giao (DAV) trực thuộc Bộ Ngoại giao, Học viện Hành chính Quốc gia (NAPA) là đơn vị trực thuộc Bộ nội vụ,... Chính vì vậy chỉ cần nghe tên gọi của Học viện là sẽ biết ngay lĩnh vực đào tạo chủ yếu của môi trường này là gì.
Học viện Hàng không Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải) và Học viện Ngoại giao (trực thuộc Bộ Ngoại giao).
Trong khi đó, "Đại học" lại là cơ sở đào tạo chú trọng về phương pháp giảng dạy chuyên sâu, mang tính định hướng nghề nghiệp theo nhu cầu của xã hội. Học viện cũng giảng dạy nhưng đầu tư cho nghiên cứu nhiều hơn Đại học, phần nào mang tính "hàn lâm" hơn.
Để bước chân vào Học viện và Đại học, bạn đều phải hoàn thành chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông mới có thể đăng ký dự thi (trừ Học viện Hành chính Quốc gia đã ngưng đào tạo hệ đại học). Sau khi kết thúc quá trình học tập ở Học viện hay Đại học, văn bằng (bằng tốt nghiệp) của cả hai hệ thống này đều không khác gì nhau, được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, ban hành, cấp phép.
Có thể kể đến một số Học viện ở Việt Nam hiện nay:
Học viện Ngoại giao (trực thuộc Bộ Ngoại giao)
Học viện Hành chính Quốc gia (trưc thuộc Bộ Nội vụ)
Học viện Ngân hàng (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Học viện Cảnh sát Nhân dân (trực thuộc Bộ Công an)
Học viện Hàng không Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải)
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
B.T
ĐH Huế: Hơn 45.000 SV nghỉ học tiếp đến hết tháng 2 do dịch bệnh Covid-19 Ngày 21/2, theo Đại học Huế, đơn vị đã có thông báo gửi các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc và phân hiệu về việc cho sinh viên nghỉ học tiếp cho đến hết tháng 2 này do dịch bệnh Covid-19. Theo đó vào tuần trước, Đại học Huế đã có Công văn 432/BGDĐT-GDTC ngày 14/2 về việc kéo dài thời...