Bộ GD: Không lạm dụng nhận xét có mẫu cho tiểu học
Công văn chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 có ghi: “Không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh và đối tượng khác nhau”.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) Phạm Ngọc Định vừa có công văn gửi GĐ các sở GD-ĐT chỉ đạo thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Theo đó, Thông tư 30 yêu cầu cần hiểu đúng, đầy đủ ý nghĩ của việc đổi mới đánh giá học sinh, về cách nhận biết các năng lực và phẩm chất.
Lời nhận xét được đóng bằng dấu khắc sẵn.
Trường học cần tuyên truyền giải thích cho cha mẹ học sinh về quy định đánh giá học sinh tiểu học, hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi, hướng các em học tập.
Trong phần nhận xét học sinh của giáo viên cần chủ động linh hoạt, có thể bằng lời nói hoặc lời viết phù hợp, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét. Giáo viên được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh, sử dụng tin nhắn, email… để liên lạc sao cho thuận tiện.
Video đang HOT
Đặc biệt giáo viên cần quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được quên em nào. Tuy nhiên, khi viết vào sổ theo dõi không cần ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng, không lạm dụng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp trong mỗi đối tượng, hoàn cảnh khác nhau.
Các sở GD-ĐT cần chỉ đạo việc sử dụng sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Một giáo viên dù dạy một hay nhiều môn, có thể chỉ cần thiết kế một cuốn sổ (sổ bằng giấy hoặc sổ điện tử) theo dõi chất lượng giáo dục, do giáo viên quản lí sử dụng, có thể để tại lớp học hoặc tại trường hoặc mang về nhà.
Việc sơ kết thực hiện đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 vào các thời điểm giữa tháng 11/2014, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học 2014-2015. Các báo cáo gửi bộ sau sơ kết 10 ngày.
Theo Zing
Khác lạ với hình mặt cười, mặt mếu chấm điểm cấp tiểu học
Sau thông tư 30 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, nhiều trường đã khắc dấu để nhận xét bài vở theo biểu tượng cho sẵn.
Thành viên Diệp Bích trên diễn đàn dành cho giáo viên học cấp 1 chia sẻ về những dòng khắc dấu: "Chữ viết có tiến bộ", "Con cần cố gắng hơn nữa", "Bài làm tốt cô khen", "Viết cẩn thận con nhé"....
Hàng loạt các hình ảnh mặt cười, mặt mếu kèm theo lời "cô chê", "cô khen"... được các cửa hàng khắc dấu sáng tạo cho trường học lựa chọn. Các mẫu đóng dấu với màu sắc chủ đạo là xanh và đỏ ưa nhìn. Các mẫu đỏ biểu tượng cho lời khen tốt, mẫu xanh dành cho lời nhắc nhở học sinh cần làm bài tốt hơn. Mỗi con dấu có giá dao động từ 60.000-90.000 đồng.
Thành viên Hạnh Koj chia sẻ về mẫu khắc dấu của nhà trường trong loạt "cô khen" bao gồm: "Có nhiều tiến bộ", "Bài làm đạt yêu cầu"...
Hiện tại nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội đã sử dụng mẫu khắc như trường Nam Thành Công, Ngôi Sao, Nguyễn Tri Phương, Dịch Vọng A, Hoàng Hoa Thám....
Hình ảnh chụp lại của một con dấu khắc lời "cô khen" cùng mặt cười.
Biểu tượng mặt cười trong vở học sinh của trường tiểu học Nam Thành Công.
Lời nhận xét "chưa hoàn thành", "hoàn thành" của giáo viên trường tiểu học Nam Thành công.
Bên cạnh những lời khắc dấu sẵn, tại nhiều trường giáo viên vẫn sử dụng cách nhận xét trực tiếp được viết bằng tay. Hình ảnh này chụp lại lời: "Viết đúng chỉnh tả, thanh huyền viết chưa đúng lắm". Trên mạng xã hội, nhiều thành viên cho rằng nếu khắc dấu sẵn sẽ tạo ra những lời phê không có cảm xúc, còn viết tay sẽ tốn nhiều thời gian và tạo áp lực cho giáo viên với khối lượng công việc nhiều lên.
Theo Zing
Đánh giá học sinh tiểu học: đóng dấu thay lời phê Sau một tuần triển khai đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, nhiều giáo viên đã có những sáng kiến khác nhau để vượt qua khó khăn về khối lượng công việc đội lên. Một phụ huynh có con học trường tiểu học Kim Liên (Hà Nội) cho biết: "Thay vào việc cho điểm, giờ đây trong vở của con tôi chỉ...