Bộ GD-ĐT yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong toàn ngành
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GD-ĐT nhìn nhận, ngoài những nỗ lực toàn ngành, vẫn còn những biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích như: thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thi và kiểm tra đánh giá xếp loại; nể nang, thiếu dân chủ trong bình chọn, xếp loại thi đua, khen thưởng.
Hay cào bằng, dễ dãi trong suy tôn; che dấu hạn chế, yếu kém; áp đặt chỉ tiêu quá cao so với khả năng thực tế; tổ chức trao thưởng phô trương, hình thức, lãng phí làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, uy tín và sự công bằng trong ngành.
Do đó, Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, từng bước khắc phục bệnh thành tích.
Cụ thể, rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các văn bản quy định, yêu cầu dễ dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục.
Không tổ chức các hoạt động giáo dục trái quy định, gây áp lực cho người dạy, người học và cha mẹ học sinh. Không lấy kết quả của các kỳ thi, các hoạt động giao lưu do địa phương tổ chức để đánh giá xếp loại thi đua, xét khen thưởng đối với các cá nhân, đơn vị.
Thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, quy chế dân chủ ở cơ sở giáo dục; đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi, biểu hiện tiêu cực trong dạy, học và bệnh thành tích.
Xây dựng và công bố công khai các tiêu chí thi đua cụ thể, có cơ sở khoa học, minh chứng rõ ràng, phù hợp với thực tế, đặc thù của từng địa phương, đơn vị. Thành tích của đơn vị, cá nhân được đánh giá bằng sự tiến bộ của chính đơn vị, cá nhân đó.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức và là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Bộ cũng yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành nghiêm túc triển khai thực hiện, định kỳ hàng quý, kết thúc học kỳ 1 và năm học báo cáo kết quả thực hiện về Bộ để kịp thời chỉ đạo.
Theo Vietnamnet
Đề xuất không miễn học phí sinh viên sư phạm: Bất công?
Trong khi giáo viên không đủ lương thì con em một số nhà giàu vẫn được hưởng chính sách về sư phạm.
Thi sinh xêp hang chơ nôp hô sơ xet tuyên vao ĐH Sư phạm TP HCM mua tuyên sinh 2015 . Ảnh: Tuổi trẻ
Tại hội thảo khoa học Tác động của chính sách miễn học phí đối với chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa qua, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đề xuất bỏ chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm đã áp dụng tại Việt Nam 19 năm qua.
Trao đổi thêm với Đất Việt về đề xuất này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, những năm đầu khi mới ra đời, chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên sư phạm có hiệu quả trong bối cảnh thu nhập đầu người của Việt Nam còn thấp, nó giúp cho một số học sinh học giỏi vào ngành sư phạm.
Tuy nhiên, mức thu nhập đầu người sau đó tăng dần lên, Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Khi giàu lên, người dân không muốn đẻ nữa, số học sinh vào phổ thông ngày càng ít đi, dân số giảm kéo theo nhu cầu về giáo viên cũng ngày càng giảm.
Do công tác dự báo của Việt Nam còn yếu nên các trường sư phạm ở Việt Nam cứ tăng dần chỉ tiêu, đặc biệt là các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh được nâng cấp lên thành đại học và chủ yếu đào tạo sư phạm khiến cung vượt quá cầu.
"Vì lẽ đó, sinh viên ra trường không có việc làm, mà điều người dân quan tâm đầu tiên là phải có việc làm. Do đó, bây giờ ngày sư phạm không thu hút được người giỏi vào nữa dù có giảm học phí. Vậy nên, tốt nhất là nên bỏ chính sách miễn học phí đi.
Mặt khác, sinh viên giờ vào ngành sư phạm do gia đình khó khăn, bất đắc dĩ mới vào. Nghiên cứu của ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho thấy, động cơ học tập, tinh thần học tập của sinh viên phụ thuộc vào học phí rất nhiều. Học phí càng rẻ thì các em càng lơ đễnh, vì có thi lại đi nữa cũng không tốn là bao.
Khi các em đóng học phí, các em sẽ tự ý thức được mình và cố gắng học nhiều hơn, không phải như bây giờ, giống bữa cơm từ thiện ai muốn ăn thì ăn, lúc đó không có động lực cho các em học tập", PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.
Vị Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng nhận xét, chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm có sự bất công khi giáo viên không đủ lương thì con em một số nhà giàu vẫn được hưởng chính sách về này.
Chính vì thế, song song với đề xuất bỏ chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đề nghị phải giải quyết đồng bộ tăng giáo viên để thu hút sinh viên, đảm bảo sinh viên ra trường là có việc làm, thu nhập tốt.
Giải pháp thứ hai, theo ông Dũng, đóng cửa các trường sư phạm nhỏ ở các tỉnh, thậm chí chỉ cần giữ lại ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Sư phạm TP.HCM là đủ. Nếu cứ như hiện nay, đào tạo xong sinh viên ra trường thất nghiệp, gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, lại tốn kém tiền bạc.
Học phí không đáng bao nhiêu nhưng số tiền mà gia đình bỏ ra cho các em đi học tốn kém gấp nhiều lần so với học phí. Như vậy, không những mất đi tiền cấp bù sư phạm của Nhà nước mà còn gây thiệt hại cho gia đình có con em học trong ngành sư phạm mà ra lại thất nghiệp.
"Bây giờ chỉ cần làm một động tác đơn giản, chẳng hạn quy định điểm chuẩn vào các trường sư phạm là từ 24 điểm trở lên, tự khắc các trường nhỏ sẽ phải đóng cửa. Toàn bộ kinh phí cấp bù sư phạm dùng để nâng lương giáo viên lên một cách đáng kể", ông Dũng nói.
Trước đây, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đã từng đề xuất rằng, nếu sinh viên vào trường sư phạm mà đóng học phí thì khi ra trường vẫn phục vụ ngành sư phạm, ông sẵn sàng chuyển số học phí đó về sở giáo dục để hỗ trợ các em phục vụ sư phạm trong năm đầu cho các em đỡ khó khăn hơn.
Trước ý kiến cho rằng thay vì chính sách miễn học phí kiểu đại trà như trên, Việt Nam có nên cân nhắc thu gọn lại đối tượng được hưởng chính sách này, chẳng hạn sinh viên vùng sâu vùng xa; hoặc những sinh viên cam kết học xong sẽ về làm việc tại các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa..., PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho hay, lâu nay các sinh viên sư phạm vẫn ký cam kết nhưng không có chế tài bởi không lo được việc làm cho sinh viên.
"Cam kết không ăn thua vì giờ ngành sư phạm cung vượt quá cầu, lấy đâu ra việc làm cho sinh viên?
Cho nên, sinh viên sư phạm nên đọc học phí hết, những em nào nghèo, ở khu vực nông thôn, gia đình khó khăn thì nhà trường sẵn sàng cấp học bổng bằng hoặc cao hơn mức học phí đó để các em yên tâm học tập. Các trường luôn đảm bảo các em có tình yêu với nghề giáo sẽ có cơ hội vào được trường.
Còn giờ cứ cấp bù học phí sư phạm nhỏ giọt, thậm chí mỗi năm giảm 10% để các trường phải bù lỗ. Số tiền đó quá ít, chất lượng đào tạo sư phạm kém trong những năm qua là do chúng ta vẫn duy trì tư duy bao cấp.
Tư duy bao cấp không nên tồn tại trong kinh tế thị trường, đào tạo phải ra ngô ra khoai", PGS.TS Đỗ Văn Dũng kết luận.
Theo Đất Việt
Vụ 5 nữ sinh biểu diễn phản cảm: Nhà trường mong dư luận thông cảm! Sở GD-ĐT Hà Nội đang làm báo cáo lên UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT về đoạn clip trên diễn ra tại trường THPT Bất Bạt. ảnh minh họa Trong một clip dài gần 2 phút, 5 cô gái mặc bộ đồ biểu diễn màu nude ôm sát cơ thể nhảy, múa cùng tiếng nhạc lớn và chát chúa tại bục hành...