Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo gấp về tình trạng lạm thu

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản đề nghị các Sở GD-ĐT báo cáo gấp về tình hình thu, chi đầu năm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn và việc chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan quản lý giáo dục.

Những nội dung mà Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo bao gồm: Tình hình ban hành và thực hiện quy định về mức thu học phí mới. Nếu chưa ban hành mức học phí mới thì nêu rõ lý do, vướng mắc và kiến nghị.

Báo cáo tình hình thực tế về các khoản thu ngoài học phí, lệ phí theo các nhóm như sau: Các khoản thu hộ: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ đoàn, quỹ đội, khuyến học, chữ thập đỏ; Các khoản thu có tính chất thỏa thuận gồm: Học 2 buổi/ngày, nước uống, ăn trưa, chăm sóc bán trú, đồ dùng cá nhân (với HS bán trú), học phẩm, đồng phục HS, phô tô đề kiểm tra, mua vở viết, hỗ trợ dạy và học, an ninh trường học, lao động, vệ sinh, hỗ trợ các môn năng khiếu, hỗ trợ học nghề, thuê sân bãi tập thể dục …

Các khoản thu để tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp gồm: Hỗ trợ xây dựng phòng học, các phòng chức năng, mua máy vi tính, sửa chữa nhỏ trong trường lớp, lớp, mua cây xanh, mua máy chiếu đa năng, mua điều hòa…; Quỹ cha mẹ HS.

Ngoài ra, các Sở GD-ĐT cũng phải báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục có tình trạng lạm thu, chi tiêu sai mục đích không công khai, minh bạch: Nêu rõ số lượng cơ sở giáo dục đã được kiểm tra, số cơ sở có vi phạm được xử lý; số lượng kinh phí, hiện vật được trả lại cho cha mẹ HS; số trường hợp bị xử lý kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật (nếu có).

Theo đ.ánh giá của Bộ GD-ĐT, trong thực tế, một số cơ sở giáo dục và Ban đại diện cha mẹ HS tự ý thu thêm một số khoản t.iền của người học ngoài quy định của nhà nước; sử dụng t.iền thu không đúng mục đích, không tuân thủ những yêu cầu về công khai, minh bạch; một số nơi sử dụng các hình thức vận động và thu t.iền gần như ép buộc cha mẹ HS phải đóng góp để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp và các hoạt động của nhà trường. Điều này đi ngược với nguyên tắc tự nguyện và gây bức xúc trong xã hội.

Để từng bước khắc phục tình trạng thu góp không đúng quy định trong các cơ sở giáo dục và tiến tới chấm dứt tình trạng này, Bộ GD-ĐT đề nghị các Sở GD-ĐT đề xuất, tham mưu giúp UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các giải pháp như: Rà soát để điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy định về việc thu, chi trong các cơ sở giáo dục, tham mưu giúp UBND các cấp quan tâm hơn nữa tới việc đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là phải bố trí đủ kinh phí chi thường xuyên đảm bảo cơ cấu tối đa 80% chi lương và các khoản có tính chất lương và tối thiểu 20% để chi giảng dạy, học tập và quản lý nhà trường theo đúng quy định.

Video đang HOT

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về kiến thức tài chính, các khoản thu, chi và quản lý tài chính trong trường học; đồng thời tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với HS, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó cần kiên quyết xử lý kỷ luật đối với những trường hợp cố tình vi phạm các quy định của nhà nước về thu chi trong các cơ sở giáo dục.

Nguyễn Hùng

Theo dân trí

“Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác”

Vấn đề SGK sửa đoạn kết truyện Tấm Cám đang được dư luận đang bàn cãi với nhiều ý kiến khác nhau như sửa là đúng, nên bỏ truyện ra khỏi SGK. Tuy nhiên, các GS Văn học, nhà phê bình đề nghị giữ nguyên cốt truyện và khẳng định: "Kết truyện không gây phản cảm".

Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.

Cụ thể, theo SGK Ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: "Chị làm thế nào mà đẹp thế?", Tấm hỏi lại: "Có muốn đẹp không để chị giúp?", sau đó "Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám c.hết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết".

Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám c.hết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.

Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác - Hình 1

Kết truyện Tấm Cám đang gây tranh cãi.

Tuyệt đối không được sửa!

Nhiều ý kiến độc giả, giáo viên, phụ huynh cho rằng kết truyện Tấm Cám sửa như vậy là đúng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng nên loại luôn truyện này khỏi chương trình SGK vì trong truyện có nhiều yếu tố g.ây s.ốc. Đặc biệt là sự trả thù của Tấm luôn t.àn á.c hơn cả Cám và chứa nhiều chi tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Một số độc giả cho rằng không nên sửa vì như vậy là "thay đổi những giá trị mà cha ông đã để lại".

Tuy nhiên, nhiều GS, nhà nghiên cứu phê bình lại yêu cầu giữ nguyên cốt truyện Tấm Cám.

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam, cho rằng: "Truyện cổ tích Tấm Cám cũng như một số truyện khác là truyện kinh điển cùng với một số truyện khác phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện đã ổn định trong lịch sử hàng nghìn năm. Ổn định hàng nghìn năm là có lý do lịch sử của nó. Cái ác có lý do vì sao phải ác là vì mẹ con Cám ác quá, nhiều lần tìm cách g.iết Tấm đến kỳ cùng, ác khủng khiếp. Triết lý dân gian là ác đến đâu tả đến đó. Việc làm mắm đó cũng tương xứng với tội ác của mẹ con Cám. Vì thế dân gian truyền tụng, không có phản cảm gì cả - ứng xử đó là ứng xử thích hợp. Tội ác đến đâu phải trả giá đến đó. Vì thế nghìn năm qua không gây phản cảm".

GS Phong Lê đề nghị: "Theo tôi để nguyên kết truyện như vậy, không thay đổi vì đã ổn định hàng nghìn năm. Tuyệt đối không được sửa. Sửa như vậy là rất ẩu. Nếu sửa lấy tên khác chứ đừng lấy tên truyện Tấm Cám nữa. Nếu có phản cảm thì không đưa vào SGK. Quan điểm của tôi là dùng nguyên cốt truyện và giải thích cho các em học sinh hiểu ác trả giá bằng cái ác. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian phải có ý kiến về truyện này".

Đồng quan điểm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết: "Gốc của truyện cổ tích Tấm Cám không phải ở Việt Nam, truyện cũng có rất nhiều dị bản. Với kết thúc như lúc đầu thì Việt Nam không phải là nước duy nhất chọn kết này. Trong tâm thức bao đời nay của người VN, cô Tấm là người hiền lành, đại diện cho các thiện. Nó gần giống với biểu tượng của Thúy Kiều, một mẫu hình của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Vì vậy, lúc này nếu chúng ta dùng tư duy hiện đại để tách kết cấu một câu truyện cổ tích ra khỏi đời sống của người dân, có nghĩa tách một câu truyện mang tính giáo dục khỏi sự tiếp nhận trong đời sống người dân thì sẽ trở nên khiên cưỡng".

"Nếu chúng ta sửa truyện Tấm Cám thì cũng phải sửa rất nhiều truyện cổ tích khác. Ví dụ như truyện Thạch Sanh đã dùng ông trời để đ.ánh c.hết Lý Thông rồi biến Lý Thông thành con bọ hung. Hay như câu ca dao "Thù này ắt hẳn thù lâu. Trồng tre nên gậy gặp đâu đ.ánh què" cũng nên sửa vì mang tính bạo lực quá. Do vậy, theo tôi cứ nên để nguyên kết truyện như vậy vì đây là truyện lâu đời, đã được tiếp nhận trong tâm thức người Việt. Đặc trưng của truyện cổ tích kẻ ác phải bị trừng phạt. Truyện mang dấu ấn của truyện dân gian nên khi giảng cho học sinh thì nên bám vào đặc trưng truyện cổ tích và giá trị của truyện" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đề nghị.

Không có lời giải thích nên bị chỉ trích

Phân tích về vấn đề tranh cãi này, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, THPT có hai bộ SGK nâng cao và cơ bản. Việc sửa SGK mà báo chí đang nêu ra là do GS Phan Trọng Luận chủ trì. Truyện Tấm Cám giống như câu truyện Ông lão đ.ánh cá và con cá vàng của Nga. Hồi đó học sinh Nga cũng có phản ứng và cho rằng sao lại có người ngu xuẩn như thế nên cần phải sửa. 30 năm trước, truyện Tấm Cám cũng đăng trên tạp chí Hồng Lĩnh cũng nói rằng sao lại ác như vậy nhưng do hồi đó truyện Tấm Cám chưa được đưa vào chương trình giảng dạy nên không có phản ứng mạnh".

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, thông thường, tác phẩm văn học lưu hành trong nhà trường có cuộc sống khác với tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục, bị chi phối rất nhiều yếu tố khác nên mỗi lần việc biên soạn, chỉnh sửa rất cần nhiều ý kiến vì nếu sửa mà ảnh hưởng đến ý nghĩa của hình tượng là hỏng. Bên cạnh đó, đời sống một tác phẩm văn học trong nhà trường bị chi phối rất nhiều yếu tố khác. Kể cả tác phẩm hay nhất thời đó cũng chưa chắc có trong SGK bởi không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ... Nó hay đối với lịch sử văn học nhưng lại không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra, tác phẩm được sử dụng trong nhà trường cũng phải đáp ứng yêu cầu của giáo dục, yêu cầu bộ môn. Nếu tác phẩm mà không đạt ít nhất 2 yêu cầu này thì cũng không thể đưa vào SGK để giảng dạy. Cái đó không thể tự do mà chọn được.

Về nhiều ý kiến độc giả nên bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống cho rằng: "Đó là một giải pháp đúng. Thế nhưng ở đây lại liên quan đến chương trình giảng dạy. Những người làm chương trình phải thấy được sự phức tạp của tác phẩm thì sẽ có kiến nghị bỏ đi. Tuy nhiên, chúng ta không thể theo một logic hiện tại để bỏ một tác phẩm có giá trị. Mình cũng không thể cấm được bạn đọc, không thể "cấm" được tư duy sáng tạo của họ. Đáng lẽ phải có sự giải thích về sự thay đổi này. Mỗi truyện, mỗi văn bản đều chịu tác động của một nhóm bạn đọc. Vì vậy, cần hiểu tính đặc trưng của hoàn cảnh ra đời của câu truyện đó. SGK không mang tính pháp lý nhưng chương trình giảng dạy lại có tính pháp lý, do Bộ GD-ĐT quản lý".

"Thông thường, khi có thay đổi một chi tiết (nội dung) của một quyển SGK thì nhóm biên soạn sách hoặc Nhà xuất bản phải gắn lời giải thích ngay sau cuốn sách đó. Trong trường hợp này, tôi nghĩ cuốn sách dành cho giáo viên có gắn lời giải thích cho sự thay đổi đó. Giáo viên khi lên lớp sẽ phải giải thích cho học sinh biết truyện cổ tích có nhiều dị bản, đây là 1 trong những dị bản đó. Các giáo viên có thể giải thích thêm nhiều cách kết thúc khác nhau của cùng một câu truyện cổ tích. Tuy nhiên, SGK dành cho học sinh thì không có lời giải thích đó nên khiến cho dư luận phản ứng dữ dội như thời gian vừa qua" - PGS Đỗ Ngọc Tống cho biết.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chân dung chủ homestay nghi "gian díu" với Nam Thư, em gái tố bản tính dơ bẩn
16:02:40 05/07/2024
Vũ Luân xoá sạch MV có Hồng Loan, nghi bị huỷ show, phong sát như Hồng Phượng
14:53:06 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024
Vụ giám thị ký nhầm: kiểm điểm cán bộ, lập tổ phân tích bài làm của thí sinh
16:18:17 05/07/2024
Nam Thư mê khoe dáng p.hồn t.hực, chuộng style kiệm vải, U40 "dao kéo" 1 bộ phận
14:02:11 05/07/2024
Châu Tấn nghi vấn tiêm chất trẻ hóa níu t.uổi xuân, nhan sắc biến dạng?
14:15:44 05/07/2024
Nam diễn viên nổi tiếng về quê sống, để vợ ở lại Sài Gòn: "Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm"
16:07:17 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sai lầm cần tránh khi bôi kem chống nắng

Làm đẹp

19:51:43 05/07/2024
Kem chống nắng là một phần không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da, nhưng cần sử dụng đúng cách mới có hiệu quả tối ưu bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời...

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 4: Đào phát hiện chồng gửi con cho 2 cô "bán hoa"

Phim việt

19:49:49 05/07/2024
Đào đi làm về không thấy chồng con đâu, hóa ra Quý đã gửi con sang nhà 2 hai cô bán hoa Huyền - Trinh trông giúp.

Euro 2024: Ronaldo và kỷ lục... tịt ngòi không mong muốn

Sao thể thao

19:46:23 05/07/2024
Khi Cristiano Ronaldo chưa ghi bàn ở Euro 2024 và trải qua 8 trận liên tiếp tại 2 giải đấu lớn tịt ngòi, nhiều người bắt đầu nhắc lại kỷ lục buồn của Messi: Từng sớm rời World Cup 2010 mà chẳng có lần nào phá được lưới đối phương...

Lâm Tâm Như hé lộ tình trạng Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu, vô tình làm lộ bằng chứng cặp sao đổ vỡ?

Sao châu á

19:38:18 05/07/2024
Chia sẻ của Lâm Tâm Như về thông tin cặp đôi Trần Nghiên Hy - Trần Hiểu ly hôn đang gây bàn tán xôn xao trong dư luận.

Chưa Biết tái xuất, Phanh nè sợ xanh mặt, lộ tâm lý bất ổn, lên VTV cầu cứu?

Netizen

19:35:07 05/07/2024
Hai ngày trước, Chưa Biết - kênh TikTok sở hữu 1,2 triệu người theo dõi, chuyên công khai phốt người nổi tiếng bất ngờ bị cho bay màu. Diễn biến này được dân tình nhận ra ngay sau khi kênh bị VTV nhắc tên trong phóng sự cảnh báo cộng đồ...

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại Bilibili Gaming, T1 tiến vào bán kết

Mọt game

19:22:59 05/07/2024
Trong trận đấu khai mạc Esports World Cup 2024 bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, T1 gặp rất nhiều khó khăn trong trận đấu với nhà vô địch Trung Quốc Bilibili Gaming (BLG).

Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán

Sức khỏe

19:16:33 05/07/2024
Từ kết quả điều tra dịch tễ trên cho thấy chưa khẳng định được nguồn lây mầm bệnh dại. Do đó, người dân cần chú ý theo dõi, cảnh giác đặc biệt với các con chó lạ, chó thả rộng trên địa bàn.

"Tóm dính" Lisa giữa bão tranh cãi MV mới, làm gì mà netizen khuyên "lo về hát đi"?

Nhạc quốc tế

19:03:11 05/07/2024
Thông thường, quả chanh tươi được sử dụng như một loại trái cây dùng để pha nước uống giải nhiệt hoặc gia vị chế biến món ăn.

Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

Tin nổi bật

18:27:39 05/07/2024
Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

Cặp đôi bị đồn "phim giả tình thật" vì tình tứ như yêu thật, nhà trai còn có hành động khiến dân tình "quắn quéo"

Phim châu á

17:54:52 05/07/2024
Bộ phim Giấc Mơ Lọ Lem hiện đang nhận nhiều sự chú ý và phản ứng tích cực của người xem nhờ phản ứng ngọt ngào của bộ đôi diễn viên chính Pyo Ye Jin và Lee Jun Young.

800 hộ dân Quảng Trị đang sống trong vùng sạt lở thực sự nguy hiểm

Thế giới

17:30:59 05/07/2024
Đến đầu tháng 7/2024, tỉnh Quảng Trị có trên 133 km sạt lở bờ sông, bờ biển chưa được khắc phục xử lý, gồm: Gần 30 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gần 73 km sạt lở nguy hiểm, trên 33 km sạt lở bình thường.