Bộ GD-ĐT xin ý kiến đóng góp về giảm tải chương trình SGK
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo tài liệu hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu học, THCS, THPT theo hướng tinh giảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế.
Ảnh minhhoaj
Mục đích của việc công bố dự thảo này để cho các sở GDĐT, các tổ chức xã hội và cá nhân đóng góp ý kiến. Bản dự thảo công bố hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học tâp trung vao giam tai chương trinh cac môn hoc cua tât ca cac bâc hoc, tư tiêu hoc đên trung hoc phô thông.
Đối với bậc THCS, THPT viêc giam tai đươc thưc hiên ở tất cả các môn hoc, tư môn chinh đên môn phu như Ngữ văn, Toan, Lý, Hóa, Công nghệ, Nhạc, Lich sư… Nhiều bài học hoặc câu hỏi, bài tập được chuyển từ chương trình chính thức sang phần đọc thêm, nhiều bài được bỏ một phần hoặc bỏ hẳn khỏi chương trình.
Vơi bâc tiêu hoc thì điều chỉnh các bài học phù hợp với độ tuổi khả năng của từng cấp học. Chẳng hạn như ở lớp 1 đối với bài Kể chuyện: chưa yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện; chưa yêu cầu phân vai tập kể lại câu chuyện. Hay như ở lớp 2 thì giảm tải hoàn toàn các bài tập ở mức độ khó, vượt khả năng độ tuổi của các em…
Video đang HOT
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, dư thao điêu chinh nay được căn cứ vao kết quả các đợt rà soát, đánh giá định kì về chương trình, sách giáo khoa phổ thông va tổng hợp ý kiến góp ý nhăm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng chương trình cho học sinh cũng như giáo viên.
Bộ GD-ĐT tiếp nhận các góp ý liên quan đến cấp Tiểu học xin gửi về địa chỉ: Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT, số 49 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và gửi qua địa chỉ email: vugdth@moet.edu.vn; Liên quan đến cấp THCS, THPT xin gửi về địa chỉ:Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT, số 49 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và gửi qua địa chỉ email: vugdtrh@moet.edu.vn
Các bạn độc giả quan tâm có thể xem toàn bộ dự thảo này tại trang thông tin của Bộ GD-ĐT (http://moet.gov.vn/).
Theo Dân Trí
Năm học 2011-2012: Tiếp tục giảm tải ở giáo dục phổ thông
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT vừa có chỉ thị yêu cầu giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2011-2012. Trong đó, việc giảm tải ở GD phổ thông tiếp tục được đề cập.
Theo đó, 4 nhiệm vụ trọng tâm đó là: Thứ nhất, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; thứ hai, tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; thứ ba, chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thứ tư, phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhấn mạnh, ngành giáo dục tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải, phù hợp mục tiêu giáo dục. Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đuối nước, dịch bệnh đối với học sinh, sinh viên.
Tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, dạy và học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Quan tâm đặc biệt đối với học sinh các dân tộc rất ít người.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Tập trung thanh tra chuyên đề, thanh tra chuyên môn. Tăng cường thanh tra các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài. Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn ngành.
Ngoài những nhiệm vụ chung, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng đưa ra yêu cầu đối với từng cấp học.
Cụ thể, đối với Giáo dục mầm non, tiếp tục củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015, tập trung chỉ đạo các địa phương ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo lộ trình thực hiện phổ cập, trong năm học này có ít nhất 10 tỉnh được công nhận đạt chuẩn. Đầu tư đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị giáo dục tối thiểu phục vụ triển khai mở rộng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Triển khai tự đánh giá tất cả các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ. Thí điểm đánh giá ngoài một số trường để triển khai đại trà trong năm học tiếp theo.
Đối với Giáo dục phổ thông: Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; củng cố, nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục.
Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm khắc phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đẩy mạnh triển khai đánh giá ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đối với các trường tiểu học, trung học cơ sở có đủ điều kiện, tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện đề án của các trường khác; tiếp tục triển khai Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010-2020. Từng bước tham gia chương trình quốc tế (PISA) đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông.
Đối với Giáo dục thường xuyên, nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở giáo dục thường xuyên; tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học chương trình giáo dục thường xuyên; trình Chính phủ phê duyệt và triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập và Đề án Xóa mù chữ giai đoạn 2011-2020.
Đối với Giáo dục chuyên nghiệp, thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp. Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Tiếp tục triển khai nhiệm vụ đào tạo theo nhu cầu xã hội, đáp ứng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của các địa phương; đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị sử dụng nhân lực; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo Dân Trí
Thôi thúc giảm tải "Giảm tải, quá tải, cần lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH"..,những vấn đề không mới lại xuất hiện nhiều trên báo chí gần đây, cho dù lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định phải có lộ trình, không thể nóng vội. Ảnh Lê Anh Dũng Đổi mới thi bằng "2 trong 1" Muốn tìm được một giải pháp đổi...