Bộ GD-ĐT xét bỏ độc quyền sách giáo khoa

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết, việc làm sách giáo khoa phổ thông sắp tới sẽ theo hướng có một chương trình chung, nhiều bộ sách khác nhau. Hiện nay mới có sách tiếng Anh là theo “kiểu mẫu” này.

- Thưa Thứ trưởng, Bộ GD-ĐT đang chuẩn bị cho kế hoạch lớn là đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015. Công việc này đang đứng trước những khó khăn gì?

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển:
Hiện nay, ta có lượng lớn giáo viên chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Chuyện thừa thiếu không cân đối. Chế độ chính sách không đảm bảo. Sau đó là điều kiện dạy và học, thời lượng dạy của ta ít, thời gian các em sinh hoạt ở trường ít.

Để thực hiện đề án, Bộ đã và đang kiến nghị Đảng, Nhà nước cải thiện chính sách thu nhập, đánh giá công bằng, trả lương xứng đáng cho giáo viên. Bên cạnh đó, các trường sư phạm phải đổi mới chương trình đào tạo,…

Các địa phương, các trường cũng phải chú trọng đào tạo theo nhu cầu. Ngành nghề nào cũng phải vậy. Hi vọng với quy hoạch nguồn nhân lực các ngành sẽ giúp giải quyết chuyện thừa thiếu không cân đối.

Giáo viên là người trực tiếp thực hiện đổi mới nếu không quan tâm đến họ sẽ thất bại.

- Như vậy là Bộ GD-ĐT có kế hoạch tập trung đổi mới con người trước?

Ta không nói cái gì trước, cái gì sau được. Nếu không đổi mới chương trình, SGK không có nhu cầu đổi mới con người. Nhưng không đổi mới con người không thực hiện được đổi mới chương trình, SGK.

Khiếm khuyết lớn của chúng ta khi quan tâm tới việc dạy học nhưng thiếu quan tâm khâu kiểm tra, đánh giá. Bộ đã nhận ra điều này và đang tích cực sửa trong một vài năm gần đây và thời gian tới. Hiện khoa học kiểm tra đánh giá của Việt Nam rất lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu.

Video đang HOT

Bộ GD-ĐT xét bỏ độc quyền sách giáo khoa - Hình 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển

- Tại hội thảo về đề án đổi mới diễn ra trong 3 ngày đầu tuần này, một số chuyên gia Đan Mạch và Việt Nam có nói đến cần xây dựng một chuẩn chung và nhiều bộ SGK cho giáo viên. Ý kiến của Bộ GD-ĐT về vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, môn tiếng Anh đã có một chương trình và nhiều SGK. Hướng sắp tới là làm sao có chương trình chung nhưng nhiều bộ SGK khác nhau. Bộ sẽ kiểm tra, đánh giá phê duyệt để các bộ sách trước khi các bộ sách được đưa vào sử dụng.

Bộ GD-ĐT xét bỏ độc quyền sách giáo khoa - Hình 2

Học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012

- Không ít chuyên gia, giáo viên cho rằng nếu thực hiện chương trình tích hợp sẽ gây khó khăn cho cả cô và trò?

Việc dạy tích hợp chắc chắn khó hơn, đòi hỏi giáo viên biết vận dụng năng lực hiểu biết, kiến thức rộng và tổng hợp. Nhưng đây là yêu cầu tất yếu, dù khó cũng phải làm. Song sẽ cố gắng dựa trên điều kiện của Việt Nam hiện nay sao cho khả thi nhất.

Tích hợp bản chất không phải là ghép môn. Ghép môn chỉ là cách làm tạo điều kiện cho làm tích hợp. Cách làm giúp giáo viên và học sinh có kiến thức hiểu biết tổng quát.

- Thay đổi việc dạy tích hợp có dẫn tới thay đổi trong giảng dạy ở các trường sư phạm hiện nay không, thưa ông?

Có chứ. Nhưng phải chờ chương trình phổ thông làm trước rồi mới tiến tới đào tạo tích hợp. Tích hợp thực ra là đào tạo năng lực để người học hiểu và vận dụng kiến thức một cách tổng hợp, không phải chuyện học nhiều hay ít. Đây là điều tất cả mọi người cần phải có, không riêng gì ngành sư phạm. Song giáo viên cần được chú trọng hơn.

- Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 chỉ còn khoảng 3-4 năm nữa sẽ đi vào thực tế. Khoảng thời gian còn lại có đủ đề hoàn thiện đề án?

Bộ đang tích cực làm công tác chuẩn bị. Nhưng phải ổn định mới triển khai. Sau 2015 không có nghĩa là 2015 hoặc 2016 sẽ làm luôn. Có thể sẽ không triển khai đồng loạt mà nơi nào đủ điều kiện sẽ làm trước. Nơi nào chưa đủ điều kiện làm sau.

Phải xây dựng chương trình phù hợp với thực tại nhưng cũng tính đến độ ổn định trong vài năm tiếp theo trong khi phải đảm bảo việc dạy và học, nâng cao dần đội ngũ giáo viên.

- Cảm ơn ông!

Theo Văn Chung (Vietnamnet)

Bàn đổi mới chương trình, SGK phổ thông

Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra "mổ xẻ" trong 3 ngày (10-12/12). Ngay trong ngày khai mạc, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước lo ngại về tính khả thi của Đề án...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, phó Trưởng ban Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 nhìn nhận: "Giáo dục phổ thông hiện nay bộc lộ nhiều bất cập về nội dung, phát triển chương trình, xác định mục tiêu, phương pháp và tổ chức đánh giá kết quả".

Dạy học tích hợp "bị" phản pháo

GS.TS Đinh Quang Báo - thành viên Ban soạn thảo chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 cho biết, chương trình sắp tới sẽ mô tả năng lực bằng những tiêu chí cụ thể.

"Trước đây mỗi môn học có một cuốn SGK. Nay có thể đưa ra "môn học tích hợp, nguyên liệu được tập trung để giáo viên và học sinh dễ nắm bắt" - GS Báo nói. Chương trình có thể thiết kế sẵn những chủ đề để thầy trò hoạt động, tập trung khắc phục năng lực học sinh còn yếu kém hay thế giới đang hướng đến.

Theo GS Báo, dạy học, giáo dục theo logic phát triển "đơn tuyến" từng lĩnh vực, từng môn học là sai lầm lớn đang phổ biến ở nhà trường Việt Nam hiện nay.

Nên khắc phục bằng giáo dục tích hợp với bản chất không phải phép cộng các kiến thức khác nhau mà tạo thành cấu trúc vốn có của năng lực nhận thức của con người về thế giới khách quan. Tích hợp không được coi là tăng tải và cũng không được làm quá tải chương trình...

Bàn đổi mới chương trình, SGK phổ thông - Hình 1

Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra "mổ xẻ" trong 3 ngày (10-12/12)

Trước các chuyên gia trong nước và quốc tế - GS Báo đưa ra nhiều lập luận để minh chứng cho việc dạy học tích hợp là...tối ưu. Tuy nhiên, bà Quỳnh Anh, công tác tại một trường ĐH ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch băn khoăn: "Có nhất thiết phải hình thành một cách tuần tự từ năng lực chung, cơ bản đến cốt lõi, chuyên biệt như GS Báo nói? Làm như thế nào đo được năng lực chuyên biệt? Một số năng lực chỉ hình thành sau khi học một thời gian hoặc trong môi trường thực hành nhất định".

Ý kiến khác cho rằng rất khó để đào tạo được giáo viên tích hợp. Giáo viên môn Địa lý Đỗ Thị Minh Đức (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: "Việc tích hợp các môn như GS Báo không mới. Nhiều đồng nghiệp từ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore cấp phổ thông đều tích hợp Địa lý với Lịch sử, Giáo dục công dân từ nhiều năm nay.

Thế nhưng các giáo viên đang cực lực đấu tranh để ra khỏi sự tích hợp này. Họ phản ánh cả cô/trò đều khổ. Họ nói chúng tôi chưa "bị tích hợp" là còn hạnh phúc. Tôi rất sợ việc tích hợp".

TS Nguyễn Minh Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: "Chuyển từ giáo dục nội dung sang kĩ năng là khác biệt lớn".

Về ý kiến của GS Báo cần chọn một số môn cốt lõi khiến bà Phương "rất e ngại". Theo bà: "Chúng ta đã phải đấu tranh rất nhiều để dạy cho học sinh một cách đầy đủ, không dừng lại ở các kiến thức khoa học cơ bản. Như vậy học sinh được giáo dục một cách toàn diện. Nay muốn tương đồng với thế giới có thể các môn này bị chìm đi?"

Những điều GS Báo trình bày, theo TS Phương "cần phải nhấn mạnh vấn đề phương pháp. Nếu không có thì tất cả những điều mong muốn chỉ nằm trên giấy tờ mà thôi".

Đổi mới theo hướng nào?

Ông GS Jens Rasumssen - Trường ĐH Aashurs (Đan Mạch) cho biết trong 20 năm trở lại đây các quốc gia trên thế giới đã có nhiều thay đổi hướng tới một nền giáo dục toàn diện cho học sinh.

Bàn đổi mới chương trình, SGK phổ thông - Hình 2

Không khí buổi hội thảo xung quanh Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015

Mô hình "Đòn bẩy PISA" được vị GS nhấn mạnh như "luồng gió mới" đem lại kết quả cao khi thực hiện tại các quốc gia phát triển như Đan Mạch, Na Uy, Canada, Singapore, ..Việc chuyển giáo dục chú trọng đến nội dung sang tập trung phát triển năng lực học sinh được các quốc gia tích cực đón nhận.

"PISA đưa những tiêu chuẩn năng lực của học sinh và có hướng dẫn cụ thể để các em đạt được những năng lực đó" - GS Jens tóm tắt.

Với "Đòn bẩy PISA", mỗi quốc gia tùy vào điều kiện để đặt ra các tiêu chí khác nhau giữa 3 lựa chọn mục tiêu: tối thiểu (tập trung vào HS yếu), bình thường (tập trung vào đối tượng HS trung bình), tối đa (hướng tới HS xuất sắc).

Thụy Sĩ chọn tối thiểu; Đức, Áo chọn trung bình, Singapore chọn cả 3 nhưng đều tập trung vào 3 kỹ năng đọc, viết, tính toán. Kết quả đánh giá được xem xét qua các kỳ thi quốc gia.

Đầu những năm 2000, Mỹ lại đưa ra Luật cải tiến nhà trường gây xôn xao dư luận thế giới. Mục tiêu của lần đổi mới nhằm đo lường kết quả học tập của học sinh. "Không chỉ vậy, luật này còn chú ý thưởng phạt. Trường nào đạt được các tiêu chí (kết quả của học sinh) sẽ được cấp nhiều ngân sách và ngược lại. Kinh phí các trường không đạt sẽ bị cắt giảm" - GS Jens dẫn giải.

Trước nhiều ý kiến lo ngại của các chuyên gia giáo dục Việt Nam, GS Jens giải thích thêm: Các giáo viên được hỗ trợ tài liệu và người giám sát giúp công tác giảng dạy thuận lợi.

Một điểm khác được vị GS nêu: "Các quốc gia chỉ đưa ra những tiêu chuẩn chương trình. Dựa vào đó, SGK do nhiều nhà xuất bản làm. Giáo viên chủ động phương pháp giáo dục để HS đạt các tiêu chuẩn. Điều này khác với cách làm của Việt Nam".

Quá trình thực hiện một số quốc gia thực hiện Đòn bẩy PISA gặp khó khi chọn chuẩn trung bình, 10-15% học sinh dù cố gắng nhưng chỉ dừng lại ở mức yếu kém. Bản thân GS Jens cho rằng các nước nên tập trung vào HS yếu.

Trả lời câu hỏi của PGS Nguyễn Hữu Chí về việc các chương trình này làm như thế nào để kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh, GS Jens thẳng thắn: "Nhiều nước khi đưa ra các bài kiểm tra phải tốn kém rất nhiều.

Chuẩn đầu ra được xây dựng kĩ lưỡng. Phần Lan có thành tích PISA cao. Họ có nhiều hệ thống đánh giá kết quả của các trường, trên lớp học mà không làm trên phạm vi quốc gia".

GS Nguyễn Viết Thịnh (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu ý kiến: "Thực tế nhiều năm qua các môn học đã được thiết kế dựa trên năng lực học sinh như tiếng Anh, thể dục, nghệ thuật.

Muốn theo những quốc gia như Singapore, dạy giáo trình phát triển năng lực cho học sinh không đơn giản bởi điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất chưa cho phép. Như vậy sẽ bỏ đi nhiều cái hay mà các GS đã dày công viết ra".

Theo Văn Chung (Vietnamnet)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tốHoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố
19:52:29 19/05/2025
Thùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo leThùy Tiên bị bắt tạm giam, hưởng 30% khi bán kẹo, gặp Quang Linh tình cảnh éo le
20:53:01 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?Hoa hậu Thùy Tiên đối diện mức phạt nào?
21:13:15 19/05/2025
Người phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình DươngNgười phụ nữ bị đâm tử vong giữa đường ở Bình Dương
21:27:32 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
20:39:21 19/05/2025
Hà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kếHà Bảo Sinh: Con "phú hào" thua bài 3300 tỷ, rời showbiz đi tu, bỏ quyền thừa kế
20:31:51 19/05/2025
Lời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều traLời khai của Hoa hậu Thuỳ Tiên tại cơ quan điều tra
22:00:08 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đìnhVictoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
17:58:59 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"

Phim việt

23:52:59 19/05/2025
Phần mí mắt sụp khiến Đàm Phương Linh trông lúc nào cũng như buồn ngủ, biểu cảm lờ đờ dù thực tế cô diễn rất tốt, nhất là phần đài từ.
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình

Hậu trường phim

23:50:28 19/05/2025
Maya là nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng bởi diện mạo sang chảnh, cuốn hút, body cực cháy, vô cùng quyến rũ mỗi lần xuất hiện.
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm

Sao việt

23:44:13 19/05/2025
Tối 19.5, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trở thành từ khóa được tìm kiếm nổi bật trên Google Trend. Hình ảnh của người đẹp sinh năm 1998 cũng được chia sẻ trên khắp các nền tảng mạng xã hội.
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc

Sao châu á

23:41:54 19/05/2025
Nam ca sĩ danh tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) Trần Dịch Tấn bị đồn đã qua đời do mắc COVID-19. Thông tin khiến người hâm mộ của ông tức giận.
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới

Ẩm thực

23:29:48 19/05/2025
Đây là món đặc sản bình dân từng được công bố xếp hạng 45 món ăn đánh giá tệ nhất Việt Nam . Thế nhưng mới đây, món ăn từ lòng lợn này lại được xếp vào top món ngon của thế giới.
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

Tin nổi bật

23:16:38 19/05/2025
Kiểm tra xe tải chở 225kg mỡ lợn đông lạnh, lần theo lời khai của tài xế lực lượng công an phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 6 tấn thịt bò, gà, trâu, lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Thế giới

23:14:16 19/05/2025
Cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu lên tiếng về căn bệnh ung thư di căn, gửi lời cảm ơn tới những người ủng hộ.
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'

Sao âu mỹ

23:12:09 19/05/2025
Không phải lúc nào người nổi tiếng cũng được trải thảm đỏ ở mọi nơi. Không ít sao hạng A từng rơi vào cảnh bị từ chối vào câu lạc bộ, những bữa tiệc hay sự kiện lớn, dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng để xuất hiện.
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế

Pháp luật

23:03:26 19/05/2025
Theo đó, ông Sinh là người đã có hành vi gây tổn hại đến sức khỏe của người hành nghề trong khi đang khám bẹnh, chữa bẹnh quy định tại khoản 6, Điều 48 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống

Sức khỏe

22:56:07 19/05/2025
Theo chuyên gia tâm lý, nỗi đau dẫn đến tự tử không chỉ nằm ở y học hay liên quan đến bệnh tâm thần, mà còn nằm trong những vết nứt của đời sống.
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò

Tv show

22:50:51 19/05/2025
Được mai mối với cô chủ homestay cùng tuổi, cả hai tìm thấy sự đồng điệu và cùng mở lòng cho nhau cơ hội hẹn hò.