Bộ GD-ĐT tuýt còi 4 cơ sở liên kết đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ
Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT đã công bố kết luận kết quả thanh tra và tuýt còi 4 cơ sở liên kết đào tạo sai quy định.
4 cơ sở liên kết đào tạo đó là: Viện Kế toán quản trị doanh nghiệp, Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam, Công ty TNHH ILA Việt Nam và Công ty TNHH dạy nghề đào tạo Quốc tế RAFFLES Việt Nam.
Bộ GD-ĐT không công nhận các văn bằng của trường IAU và trường AIU đã cấp cho học viên theo các chương trình đào tạo trái phép do IABM tổ chức tại Việt Nam.
Về sai phạm tại Viện Kế toán Quản trị doanh nghiệp (IABM) có trụ sở tại 285 Cách mạng tháng Tám, phường 12, quận 10, TPHCM: IABM là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ được tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ GD-ĐT ngành Tài chính – Kế toán và Quản trị doanh nghiệp.
Do vậy, IABM không được phép tổ chức hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH, Thạc sỹ và tiến sĩ hoặc tuyển sinh đào tạo ở cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ VN theo chương trình GD phổ thông, TCCN, CĐ, ĐH, thạc sĩ và tiến sĩ. Nhưng IABM đã ký kết thỏa thuận liên kết với Công ty NSSDC Education Services Sdn, Malaysia để đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị kinh doanh tại VN có giá trị trong 4 năm từ tháng 1/2008 đến 31/12/2012 tổ chức giảng dạy các chuyên đề thuộc chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị kinh doanh, chuyển điểm cho Công ty NSSDC Education Services Sdn, Malaysia làm cơ sở cho các đối tác: Trường AIU và trường IAU của Mỹ xác nhận kết quả và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị kinh doanh của IABM là vi phạm quy định Nghị định 49/2005/NĐ – CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Tuy vậy, các lớp học đã kết thúc từ tháng 11/2010 và hành vi này đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
IABM đã tuyển sinh chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Quản trị kinh doanh trên lãnh thổ VN với đối tác nước ngoài là trường AIU và trường IAU của IABM với kết quả đã đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh 29 SV, trong đó 17 sinh viên đã được trường IAU cấp bằng tốt nghiệp cử nhân Quản trị kinh doanh; 74 học viên đã đã được trường AIU cấp bằng Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; Đào tạo Tiến sỹ Quản trị kinh doanh với 87 học viên, (51 học viên đã tốt nghiệp được trường IAU cấp bằng tiến sĩ Quản trị kinh doanh) đã vi phạm quy định Nghị định 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tuyển sinh và đào tạo đã kết thúc từ tháng 11/2010 và hành vi này cũng đã quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Bộ GD-ĐT yêu cầu IABM chấm dứt thỏa thuận với Công ty NSSDC Education Services Sdn Bdh, Malaysia và các đối tác IAU, AIU và khắc phục hậu quả. Bộ có văn bản gửi văn bản tới Đại sứ quán Malaysia, Đại sứ quán Mỹ và các công ty, trường đối tác thông báo về các sai phạm của IABM. Đặc biệt, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét không công nhận các văn bằng của trường IAU và trường AIU đã cấp cho học viên theo các chương trình đào tạo trái phép do IABM tổ chức tại VN.
Về Công ty TNHH Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam (REC Việt Nam) có trụ sở tại 86 – 88 – 92 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận TPHCM: REC Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề với trình độ Sơ cấp nghề, quy mô tuyển sinh có 8 nghề với 20 học viên/khóa, 320 học viên/năm. Tuy nhiên, REC Việt Nam đã ký kết thỏa thuận liên kết với AIBA Úc University of Greenwich, vương quốc Anh và University of Wolverhamton, vương quốc Anh, đào tạo cử nhân, thạc sĩ tại Việt Nam. ERC Việt Nam đã tuyển 365 học viên (kể cả 139 học viên đang bồi dưỡng ngoại ngữ tạo nguồn). Trong đó, chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh liên kết với AIBA tuyển 68 học viên; chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh, cử nhân Quản trị kinh doanh khách sạn nhà hàng và du lịch, cử nhân Quản trị kinh doanh Tài chính liên kết với trường University of Greenwich, vương quốc Anh tuyển 140 sinh viên; chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh liên kết với University of Wolverhamton, vương quốc Anh tuyển 18 học viên. Việc tổ chức đào tạo và tuyển sinh trên là vi phạm quy định tại điểm D và e, khoản 6, Điều 11, Nghị định 49/2005/NDD – CP năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT, yêu cầu ERC Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo tuyển sinh và đào tạo trái phép các trình độ đã ký kết với đối tác nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ cũng yêu cầu ERC Việt Nam trả lại kinh phí cho người học. Bộ sẽ có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng, các Đại sứ, các trường liên kết về sai phạm của ERC Việt Nam.
Tương tự, Công ty TNHH ILA Việt Nam, có trụ sở tại 51 Nguyễn Cư Trinh, quận I, TPHCM là đơn vị 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề ngắn hạn. Từ năm 2008 đến nay ILA Việt Nam đã liên kết với Martin College Úc để tổ chức đào tạo tại Việt Nam theo chương trình CĐ Quản lý của Martin College Úc. Từ năm 2008 đến nay, ILA Việt Nam đã tuyển sinh trình độ CĐ theo chương trình của Martin College Úc tổng cộng 240 sinh viên, đến tháng 3/2011 còn 55 học viên theo học. Hiện 212 học viên đã tốt nghiệp được Martin College cấp bằng cao đẳng còn 23 sinh viên đang theo học tại ILA Việt Nam theo chương trình này. Dự kiến tháng 3/2012 sẽ tốt nghiệp. Hành vi này của ILA Việt Nam đã vi phạm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục của Nghị định 49/2005 của Chính phủ.
Bộ GD-ĐT yêu cầu ILA Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép trình độ cao đẳng với Martin College Úc. Đồng thời, ILA Việt Nam trả lại kinh phí cho người học. Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhận các văn bằng của trường Martin College Úc đã cấp cho học viên theo các chương trình đào tạo trái phép do ILA Việt Nam tổ chức.
Công ty TNHH dạy nghề đào tạo Quốc tế RAFFLES Việt Nam có trụ sở tại 117 Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Công ty có 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề từ năm 2007 với các lĩnh vực: Thiết kế nội thất (ADID), Thiết kế tương tác Media (ADMD), Thiết kế đồ họa (ADVC), Thiết kế thời trang (ADFD) theo chương trình đã đăng ký và được Sở Lao động thương binh và Xã hội TP.HCM chấp thuận với quy mô đào tạo 100 học viên. Nhưng, RAFFLES Việt Nam đã tổ chức đào tạo để tích lũy tín chỉ, cấp chứng chỉ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 thuộc chương trình cao đẳng của RCHE và cử nhân của RCDC đã chuyển điểm sang RCHE để cấp bằng cao đẳng cho 202 học viên. Còn 396 học viên đang theo học tại RAFFLES Việt Nam (cấp độ 1 với 218 học viên, cấp độ 2 là 119 học viên và cấp độ 3 là 59 học viên) đã vi phạm quy định tại Nghị định 49/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Bộ GD-ĐT, yêu cầu RAFFLES Việt Nam chấm dứt hoạt động quảng cáo, tuyển sinh và đào tạo trái phép để cấp chứng chỉ cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 theo chương trình cao đẳng RCHE và cử nhân của RCDC trên lãnh thổ VN và trả lại kinh phí cho người học. Đồng thời, Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng xem xét, không công nhân các văn bằng của Raffles College of Higher Education Singapore và Raffles College of Design & Commerce, Sydney, Úc đã cấp cho học viên theo các chương trình trái phép do RAFFLES Việt Nam tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Đà Nẵng: Đề nghị đình chỉ 2 cơ sở tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ quốc tế "chui"
Sở GD-ĐT Đà Nẵng vừa có văn bản gởi UBND TP Đà Nẵng kiến nghị đình chỉ hoạt động hai đơn vị liên kết đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh quốc tế không đúng chức năng với số tiền học phí lên đến ngàn USD.
Theo công văn Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Lê Trung Chính gửi UBND TP Đa Năng, Chi nhánh Công ty TNHH đào tạo và phát triển nguồn nhân lực IMPAC (trụ sở chính tại tổ 10, thôn Phú Nam Bắc, xã Tam Xuân 2, huyện Núi Thành, Quảng Nam), giấy phép hoạt động do Sở KH-ĐT Đà Nẵng cấp tháng 7/2010 hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp IMPAC với ngành nghề đào tạo là kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ, tổ chức hội thảo, dịch vụ dịch thuật, đào tạo mầm non...
Văn phong đại diện của Viện Quản trị và tài chính TP Hô Chi Minh trên đường Nguyễn Tri Phương, TP Đa Năng.
Còn Văn phòng đại diện của Viện Quản trị và tài chính tại Đà Nẵng (IFA, có trụ sở chính tại 149A Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TPHCM), được Sở Khoa hoc và công nghê Đà Nẵng cấp giấy phép tháng 3/2007 hoạt động trong các lĩnh vực: Nghiên cứu về lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán; dịch vụ tư vấn quản lý tài chính, kế toán; đào tạo huấn luyện nghiệp vụ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán...
Do hai doanh nghiệp này (IMPAC và IFA) khi được cơ quan chức năng Đà Nẵng cấp phép không có chức năng liên kết đào tạo Thạc sĩ và không đủ điều kiện để đào tạo Thạc sĩ nên Sở GD-ĐT Đà Nẵng đề nghị UBND TP Đà Nẵng đình chỉ hoạt động của hai đơn vị này.
Về chương trình đào tạo Thạc sĩ QTKD được triển khai đào tạo tại IMPAC, giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết: ĐH Thái Nguyên có quyết định số 1034/QĐ-ĐHTN phê duyệt đề án đào tạo Thạc sĩ QTKD liên kết giữa ĐH Thái Nguyên (Việt Nam) và Trường ĐH Quản trị Paris (PGSM - Cộng hòa Pháp), tại điều hai của quyết định có nêu: Giao cho trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp và Ban đào tạo sau ĐH phối hợp với trường ĐH Quản trị Paris tổ chức thực hiện đề án liên kết đào tạo Thạc sĩ QTKD tại điều 3 có ghi: Địa điểm tổ chức đào tạo tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp thuộc ĐH Thái Nguyên.
Công văn của Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng trình UBND TP Đà Nẵng kiến nghị đình chỉ hoạt động của hai cơ sở "chui".
Ngoài ra, ĐH Thái Nguyên còn có công văn về việc đào tạo Thạc sĩ Tiếng Anh liên kết liên kết giữa ĐH Thái Nguyên và Trường ĐH Quản trị Paris, toàn bộ học phí là 7.000 USD.
Đầu năm 2011, Công ty CP đào tạo và thương mại Sao Việt địa chỉ tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã ký hợp đông tuyển sinh và quản lý lớp học với Công ty TNHH MTV đào tạo và phát triển nguồn nhân lực IMPAC. Theo hợp đồng thì hai bên phối hợp tuyển sinh chương trình Thạc sĩ QTKD quốc tế do Trường ĐH Thái Nguyên liên kết cùng ĐH Quản trị Paris tổ chức tại Đà Nẵng với học phí của chương trình là 7.000 USD/học viên. Hiện có 26 học viên theo học chương trình này.
Còn về chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành QTKD quốc tế triển khai tại văn phòng IFA (có trụ sở chính tại số 58 Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, TP HCM), theo Sở GD-ĐT Đà Nẵng, là chương trình liên kết giữa Net Academy Sdn Bhd (Malaysia, bên tổ chức) và Trường ĐH Ballarat (Úc).
Tháng 10/2010, IFA và Net Academy Sdn Bhd có ký hợp đồng hợp tác. Theo đó, Net Academy Sdn Bhd chấp thuận và ủy quền cho IFA tiến hành các hoạt động tiếp thị tuyển sinh các SV có đủ trình độ và tiềm năng tham dự chương trình. Học phí từ 8.000-8.500 đôla Úc.
Tại Đà Nẵng, đơn vị chỉ tuyển được 6 học viên nên đã chuyển nhập chung vào TPHCM học với các học viên khác.
Theo kết luận của giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, chi nhánh Công ty IMPAC liên kết tuyển sinh đào tạo chương trình Thạc sỹ QTKD quốc tế tại TP Đà Nẵng mà không xin phép UBND TP Đà Nẵng là trái với quy định tại Nghị định số 115/2010/ NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Việc chi nhánh Cty IMPAC ký hợp đồng với Công ty Sao Việt chiêu sinh đào tạo chương trình Thạc sỹ QTKD trong khi Công ty Sao Việt không có chức năng liên kết đào tạo Thạc sỹ với nước ngoài là sai.
Ngoai ra, công văn của Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cung nêu ro: Văn phòng Chi nhánh IFA hoạt động tại TP Đà Nẵng với danh nghĩa là một Văn phòng đại diện thuộc Viện Quản trị và Tài chính TP Hồ Chí Minh nhưng đã chiêu sinh đào tạo với các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài đặt ngoài Viện Quản trị và Tài chính TPHCM mà không có sự đồng y của Bộ GD-ĐT và UBND TP Đà Nẵng là trái quy định. Ngoài ra, Viện Quản trị và Tài chính TPHCM là đơn vị không trực thuộc sự quản lý của Bộ GD-ĐT nhưng thực hiện chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ với nước ngoài mà không xin phép, không báo cáo Bộ GD-ĐT là không đúng.
Trên trang web của mình, IMPAC cũng có giới thiệu nội dung chương trình đào tạo quốc tế, trong đó có đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ kinh doanh. Tuy nhiên, cả hai mục này hiện đã bị khóa lại.
Từ những sai phạm của hai đơn vị nêu trên, giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng kiến nghị UBND TP Đa Năng đinh chi hoat đông liên kêt tuyên sinh đao tao chương trinh Thac sy Quan tri kinh doanh quôc tê đôi vơi hai đơn vi này; đông thơi yêu câu hai đơn vi nay hoan tra lai cac khoan hoc phi đa thu, đam bao quyên lơi cua ngươi hoc.
Công Bính
Theo dân trí
Đóng tiền cao, được học chương trình chất lượng cao! Thế nhưng văn bằng tốt nghiệp thì vẫn là bằng cử nhân bình thường... Ít sinh viên, máy lạnh, thầy xịn = chất lượng cao. Năm học này, Bộ GD&ĐT cho phép các trường ĐH công lập tự xác định chương trình đào tạo chất lượng cao và được tự xây dựng mức học phí. Chương trình này không có quy định chung...