Bộ GD-ĐT: Tổng 4 môn được 2 điểm vẫn đỗ tốt nghiệp
Theo quy định mới, học sinh có tổng điểm thi tốt nghiệp được 2, điểm tổng kết lớp 12 được 8 vẫn sẽ đỗ tốt nghiệp.
PGS. TS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết như vậy.
Ông suy nghĩ gì về quy định thi tốt nghiệp mà Bộ đưa ra, nếu điểm tổng kết trung bình năm lớp 12 là 8 điểm, trong khi điểm thi tốt nghiệp chỉ 2, cộng lại chia đôi được 5 điểm, vẫn đỗ tốt nghiệp?
Về lý thuyết trường hợp học sinh thi tốt nghiệp được 2 điểm, trong khi điểm tổng kết được 8, cộng lại chia đôi được đỗ tốt nghiệp THPT là có.
Quy định như vậy là có thể tránh cho các em “học tài thi phận”, quá trình học tập và rèn luyện có điểm tổng kết được 8, nhưng không may em làm bài không tốt. Chúng ta phải kết hợp cả quá trình học tập và rèn luyện, để thấy rằng có được 8 điểm tổng kết lớp 12 là cực khó, vì lớp 12 có tới 13 môn học.
Bên cạnh đó, nếu em được 8 điểm tổng kết các môn lớp 12 theo tôi là đạt loại giỏi rồi, thi tốt nghiệp ít khi được 2 điểm lắm. Trong thực tế vẫn có thể có, giả sử có trường hợp như vậy thì cũng nên cho em học sinh đó tốt nghiệp, vì quá trình em học sinh đó học rất giỏi.
Nếu xảy ra trường hợp chạy điểm tổng kết thì sao, thưa ông?
Cũng có thế xảy ra. Nhưng không nhất thiết vì chạy điểm tổng kết mà ta lại bỏ một chủ trương đúng. Chúng ta phải nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, ý thức giám sát, kiểm tra để khống chế việc thầy cô giáo nâng điểm tổng kết của học sinh.
Theo Bộ GD&ĐT, 2 điểm đỗ tốt nghiệp là chuyện hy hữu
Ngoài ra, nếu em học sinh đó mà chạy được điểm tổng kết cao, tôi nghĩ sẽ có đơn kiện ngay lập tức, chứ không phải đơn giản như vậy. Vì một lớp có 40 học sinh, em nào dốt, giỏi đều biết hết. Nếu em học sinh học lớp 10 – 11 dốt rồi, mà lên lớp 12 có điểm tổng kết vọt lên đến 8 điểm cao như vậy sẽ bị kiện ngay lập tức.
Video đang HOT
Trường hợp hai môn thi bắt buộc, học sinh chỉ đạt 1 – 2 điểm trong khi đó 2 môn tự chọn của em học sinh đạt 8 – 9 điểm thì có đỗ tốt nghiệp, thưa ông?
Đúng là có đỗ! Bởi vì tất cả các điểm thi tốt nghiệp cộng lại với điểm tổng kết cả năm học lớp 12, rồi chia trung bình để xét và loại tốt nghiệp.
Việc có kẽ hở như vậy, Bộ có điều chỉnh gì? Điểm liệt thi tốt nghiệp năm nay sẽ như thế nào?
Hiện nay, Bộ chưa có điều chỉnh quy chế. Và có thể những năm tiếp theo, qua thực tiễn đợt thi tốt nghiệp 2014 tới đây, nếu thực tế báo chí nêu có nhiều trường hợp 2 điểm cũng đỗ tốt nghiệp mà mang tính phổ biến thì Bộ sẽ điều chỉnh.
Về điểm liệt thi tốt nghiệp THPT, năm nay chưa thấy đưa ra, như mọi năm điểm liệt bằng 0, nhưng sắp tới Bộ sẽ có điều chỉnh quy chế, chẳng hạn Bộ sẽ nâng điểm liệt lên để tránh những trường hợp hy hữu 2 điểm cũng đỗ tốt nghiệp THPT.
Đây là một chủ trương đúng, không vì một vài trường hợp cá biệt như báo chí nêu mà bỏ hẳn chủ trương thi tốt nghiệp. Trong thực tế Bộ thấy không hợp lý sẽ chấn chỉnh ngay.
Xin cảm ơn ông!
Theo TTVN
Bộ GD-ĐT lý giải về những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp 2014
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã lý giải nhiều điểm đổi mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Các môn thi tốt nghiệp THPT năm nay như thế nào, thưa ông?
Chúng ta vẫn giữ nguyên các môn Toán, Văn, Lịch sử, Địa lý thi tự luận còn Hóa, Sinh, Lý, vẫn thi trắc nghiệm.
Riêng Ngoại ngữ hướng dần tới đánh giá những kỹ năng toàn diện hơn của học sinh, vì vậy năm nay chúng ta sẽ có thêm phần tự luận song song với phần trắc nghiệm.
Về cách thức tổ chức thi, để tránh rủi ro Bộ sẽ thi theo nguyên tắc: Mỗi một học sinh sẽ có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi, phòng thi sẽ được viết theo môn, trong mỗi ca thi chỉ có duy nhất một môn thi.
Dự kiến, buổi sáng đầu tiên sẽ thi môn Văn, Hóa, buổi chiều thi môn Sử, Vật lý; hôm sau sáng thi môn Toán, Ngoại ngữ, chiều thi Sinh học và Địa lý.
Bảo đảm mỗi ca thi chúng ta có 75 phút để thực hiện các thao tác kỹ thuật. Việc xen kẽ các môn tự nhiên và xã hội sẽ giúp chúng ta giảm tới mức thấp nhất khả năng một thí sinh có thể phải thi hai ca liên tục.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng
Đối với môn Ngoại ngữ, thời gian thi có thay đổi không, hình thức thi này có áp dụng cho cảkỳ tuyển sinh ĐH, CĐ không?
Thời gian thi môn Ngoại ngữ ở kỳ thi tốt nghiệp vẫn là 60 phút. Tuy nhiên, như tôi nói việc làm này không phải mới vì trong các năm trước chúng ta cũng đã sử dụng các dạng đề như vậy, năm nay có thể tăng cường thêm, cả về diện rộng, chiều sâu. Nhưng hướng là sẽ sử dụng câu hỏi mở, chúng ta tiệm cận dần.
Việc chuẩn bị cho lộ trình tương lai sẽ chỉ có 1 kỳ thi quốc gia chung với 4 bài thi (thay thế 4 môn thi) đã được thực hiện đến đâu, thưa ông?
Trong 2-3 năm trở lại đây chúng ta đã có những điều chỉnh trong việc dạy theo hướng tổng hợp, đặc biệt trong đề thi của cả hai kỳ thi chúng ta đã đưa vào các câu hỏi mở, từ đó đòi học sinh phải có tri thức tổng hợp, các hiểu biết xã hội để giải quyết vấn đề, hướng này sẽ được tiến hành từng bước từ đơn giản tới phức tạp, từ nông đến sâu...
Để đến một lộ trình nào đó sẽ đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp và có thể tiến tới được mục tiêu chuyển từ 4 môn thi thành 4 bài thi. Tức là trong các bài thi sẽ chứa đựng kiến thức tích hợp của nhiều môn khác nhau, bộc lộ được tính ứng dụng kiến thức.
Với phương án thi tốt nghiệp của Bộ, sẽ có thêm các môn tự chọn và một số môn sẽ không có thí sinh nào chọn, Bộ đã tính đến phương án này chưa?
Năm nay chúng ta sử dụng kết quả đánh giá tốt nghiệp theo cả quá trình học 3 năm cấp 3, vì vậy để có kết quả tốt thì học sinh không thể lơ là 3 năm học tất cả các môn khác.
Nếu xét từng học sinh thì đúng là các em chỉ chọn 2 môn theo sở thích, có thể chọn cả hai môn tự nhiên hoặc cả hai môn xã hội.
Nhưng xét ở bình diện quốc gia, chúng ta có 6 môn tự chọn, nhiều hơn so với trước (chỉ có 2 môn hoặc 3 môn do Bộ chỉ định).
Nhìn rộng ra thì chính xác là toàn diện hơn, đều hơn, nhìn về tổng thể thì học sinh sẽ phát huy được năng lực của mình nhiều hơn là học lệch.
Tại sao Bộ lại quyết định bỏ việc miễn thi cho 20% học sinh giỏi?
Việc dự kiến miễn thi cho 20% học sinh giỏi là một chủ trương đúng và có tính chất khuyến khích học sinh. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với các cơ sở giáo dục về việc này thì có một thực tế đặt ra là điều kiện, hoàn cảnh mỗi địa phương khác nhau.
Thứ 2, việc miễn thi có phần gây phức tạp khó khăn cho địa phương trong việc triển khai. Vì vậy, Bộ chủ trương trong năm nay chưa thực hiện miễn thi tốt nghiệp.
Việc quyết định lựa chọn Ngoại ngữ trở thành môn tự chọn phải chăng Bộ GD-ĐT không muốn quyết tâm nâng cao chất lượng dạy và học môn này?
Trong bối cảnh chúng ta hướng tới hội nhập quốc tế thì môn Ngoại ngữ là rất quan trọng, chúng ta đang thực hiện những giải pháp rất căn bản để giữ ổn định.
Chúng ta đánh giá đúng vai trò môn Ngoại ngữ dù là có thi là môn khuyến khích hay hiện là tự chọn thì đều đánh giá đúng vị trí của môn Ngoại ngữ.
Việc đưa Ngoại ngữ thành môn tự chọn là trên cơ sở tiếp thu những góp ý, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh và xã hội.
Lộ trình môn Ngoại ngữ chắc chắn phải là môn thi bắt buộc, nhưng khi đó hình thức thi ngoại ngữ cũng sẽ khác, linh hoạt hơn, toàn diện hơn.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp THPT 4 môn Bộ GD-ĐT đã quyết định giảm số môn thi tốt nghiệp THPT từ 6 xuống còn 4 môn; bỏ điểm sàn trong tuyển sinh ĐH, CĐ ngay từ năm nay. Học sinh lớp 12 tỉnh Lâm Đồng tham gia chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên - Ảnh: Nguyễn Tập Đó là những thông tin được Bộ GD-ĐT công bố...