Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa tìm giải pháp dạy học ngoại ngữ hiệu quả
Theo Bộ GD-ĐT, sau 3 năm (2017 – 2019) triển khai bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (GV) tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai chương trình tiếng Anh mới.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có gần 70% giáo viên tiếng Anh đủ năng lực – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Trong báo cáo của Bộ GD-ĐT gửi Quốc hội về việc thực hiện nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng tại các kỳ họp trước, có đánh giá toàn diện, có giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo Bộ GD-ĐT, cả nước có 43/63 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh; 63/63 địa phương triển khai chương trình ngoại ngữ mới; Bộ GD-ĐT đã ban hành chương trình các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Video đang HOT
Theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ GV, giảng viên ngoại ngữ các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt là đội ngũ GV ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu cũng được coi trọng và tiếp tục thực hiện.
Sau 3 năm (2017 – 2019) triển khai tích cực hoạt động bồi dưỡng đội ngũ GV tiếng Anh phổ thông, khoảng 70% GV đã đủ năng lực để triển khai theo chương trình tiếng Anh mới (tỷ lệ này với GV tiếng Anh tiểu học là 69%). Dự kiến năm 2020 tiếp tục bồi dưỡng 6.625 lượt GV về năng lực ngoại ngữ và sư phạm.
Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cho rằng, việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn nhiều khó khăn do đặc thù của các vùng miền, địa phương. Số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới theo đúng thời lượng còn thấp. Các giải pháp cụ thể trong dạy và học ngoại ngữ cho phù hợp với các vùng miền, địa phương và cơ sở chưa được triển khai tích cực; việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương còn hạn chế.
Ngoài ra, việc triển khai các hoạt động khảo thí ngoại ngữ còn chưa đồng bộ. Việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu; lựa chọn, khai thác, sử dụng học liệu phục vụ dạy và học ngoại ngữ; ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác trang thiết bị trong dạy học ngoại ngữ cho các cấp học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT cho biết sẽ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ GV dạy học ngoại ngữ ở bậc phổ thông.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục hứa trong báo cáo gửi Quốc hội một loạt giải pháp. Trong đó, sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp dạy và học ngoại ngữ phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng miền, địa phương và cơ sở GD-ĐT; chú trọng việc nâng cao chất lượng và số lượng GV đạt chuẩn tại tất cả các địa phương để có thể triển khai đồng bộ các chương trình ngoại ngữ mới.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, xây dựng hệ thống học liệu điện tử dùng chung trên toàn quốc. Xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam theo hướng hội nhập với chuẩn quốc tế…
Rà soát trình độ giáo viên tiếng Anh
Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức rà soát, đánh giá giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6.
Theo công văn gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường THPT đầu tháng 6, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị tất cả giáo viên tiếng Anh ôn tập, bố trí công việc tham gia đợt rà soát theo đúng yêu cầu. Mẫu biểu và hình thức rà soát sẽ được gửi tới các trường.
Việc rà soát nhằm phân lớp, tiếp tục đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho những giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam. Vì vậy, 100% giáo viên đã đạt chuẩn tiếng Anh theo khung này sẽ tham dự. Những giáo viên có chứng chỉ IELTS từ năm 2019 trở lại đây đạt 6.5 trở lên có thể lấy kết quả đó để phân lớp đào tạo.
"Kinh phí tham gia đợt rà soát này được trích từ ngân sách nhà nước", lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông tin.
Ảnh: Shutterstock.
Theo yêu cầu từ năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học và THCS phải đạt bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và giáo viên tiếng Anh THPT phải đạt bậc 5/6.
Theo kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội đến năm 2025 được UBND TP Hà Nội ban hành ngày 23/1/2019, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, 100% giáo viên ngoại ngữ phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Ngoài ra, Hà Nội còn đặt mục tiêu năm 2020 sẽ có 30% giáo viên tiếng Anh THCS và THPT được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng chuẩn nghe nói tại các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất; 30% giáo viên dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh được đào tạo đạt trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.
Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học phải đạt kỹ năng nghe, nói tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS, 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy.
TPHCM: Đảm bảo giáo viên lớp 1 năm học 2020-2021 được bồi dưỡng đại trà Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có thông báo về kết luận và chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội nghị giao ban công tác chuyên môn lần 2 năm học 2019-2020. Giáo viên tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh hoạ Liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình...