Bộ GD-ĐT thanh tra ĐH Ngoại thương
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã có quyết định thanh tra Trường ĐH Ngoại thương về tài chính, cơ sở vật chất, tuyển sinh và công tác tổ chức.
Cụ thể, về cơ sở vật chất, thanh tra Bộ GD-ĐT thanh tra như việc sửa chữa cải tạo hàng loạt cơ sở vật chất của nhà trường, việc tăng kinh phí xây dựng và thay đổi thiết kế tòa nhà 12 tầng.
Về tài chính, thanh tra việc công khai công tác thu, chi tài chính theo quy định; việc thu lại tiền công tác phí từ giảng viên đi đào tạo ngắn hạn tại Mỹ theo chương trình tiên tiến; việc nộp lại tiền lương của cán bộ giảng viên tham gia dự án Mutrap III do EU tài trợ và Chi phí cho Ban quản lý dự án Mutrap III; việc quản lý tiền luyện thi sau ĐH từ năm 2009 đến nay.
Về công tác tuyển sinh, đào tạo sẽ thanh tra việc chuyển đổi môn thi đầu vào tuyển sinh sau đại học; việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức giữa khoa Sau đại học và khoa Quốc tế.
Đặc biệt, về công tác tổ chức, Bộ thanh tra việc dân chủ trong quản lý điều hành nhà trường; về Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở của trường liên quan đến ứng viên PGS Đào Thị Thu Giang – phó Hiệu trưởng nhà trường; việc đi nước ngoài của Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương trong thời gian từ tháng 2/2010 đến tháng 10/2012.
Video đang HOT
Được biết, trước đó nhiều báo chí đã đăng bài phản ánh những sai phạm nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực của trường ĐH Ngoại thương, ngày 30/1/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo yêu cầu Bộ GD-ĐT phải kiểm tra những thông tin sai phạm đó, nếu đúng phải có biện pháp xử lý và Bộ GD-ĐT đã có quyết định thanh tra những sai phạm trên của Trường ĐH Ngoại thương.
Theo Dantri
Căn cứ khoa học nào để xác định điểm sàn đại học?
"Nếu mục tiêu đặt ra điểm sàn là để đảm bảo chất lượng, là yêu cầu tối thiểu để đảm bảo sinh viên có khả năng theo học đại học thì tôi không thấy có bất cứ căn cứ khoa học nào trong việc xác định điểm sàn như hiện nay...".
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Xuân Phong - phó Hiệu trưởng trường ĐH FPT. Ông Nguyễn Xuân Phong cho rằng: "Trường đại học cần được tự chủ về mặt học thuật, trong đó có cả việc tuyển sinh đầu vào. Trường đại học là một thực thể được chính phủ, Bộ GD-ĐT và xã hội cho phép thành lập, tức là đã được tin tưởng về khả năng đào tạo nên một kỹ sư, cử nhân trong suốt cả một giai đoạn kéo dài 4, 5 năm gồm rất nhiều yếu tố. Vì vậy không có lý do gì lại không tin tưởng giao cho họ tự quyết trong một yếu tố không phải là quan trọng nhất như tuyển sinh đầu vào.
Ông Phong đặt câu hỏi, nếu mục tiêu đặt ra điểm sàn là để đảm bảo chất lượng, là yêu cầu tối thiểu để đảm bảo sinh viên có khả năng theo học đại học thì tôi không thấy có bất cứ căn cứ khoa học nào trong việc xác định điểm sàn như hiện nay. Không có công trình nghiên cứu nào khẳng định được là đạt trên 14 điểm thì học được đại học còn 13 điểm thì không. Cũng không có nghiên cứu nào chỉ được ra rằng khả năng theo học được ngành xây dựng và học được ngành CNTT là giống nhau (vì cùng đáp ứng điều kiện điểm sàn khối A chẳng hạn).
Thí sinh dự thi đại học năm 2012. Hiện Bộ GD-ĐT đang kêu gọi đóng góp ý kiến xây dựng phương án điểm sàn năm nay.
Điểm sàn nhằm mục tiêu tạo tiêu chuẩn tối thiểu cho đầu vào CĐ, ĐH
Hiến kế về xây dựng điểm sàn năm nay, ông Phạm Thành Công - phó Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cho biết, vài năm tới chưa thể bỏ được điểm sàn vì việc có điểm sàn nhằm mục tiêu tạo tiêu chuẩn tối thiểu cho đầu vào CĐ, ĐH chung để: công bằng (giữa các cơ sở đào tạo, giữa các thí sinh muốn được xét vào học cùng một cơ sở đào tạo), tránh lãng phí thải loại trong quá trình đào tạo, cấm các cơ sở đào tạo tuyển bằng mọi giá. Việc quy định điểm sàn là nguyên nhân chính của kết quả nhiều cơ sở đào tạo không tuyển đủ chỉ tiêu là không đúng vì: việc xác định điểm sàn đã tính tới tổng chỉ tiêu của các cơ sở đào tạo cho CĐ, ĐH.
Việc điểm sàn ảnh hưởng đến tuyển thiếu của các cơ sở ngoài công lập là không có căn cứ vì một số trường công cũng không tuyển đủ trái với nhiều năm trước. Có lẽ một trong nguyên nhân chủ yếu là việc mở quá nhiều trường, các trường không tuyển đủ chỉ tiêu có ngành đào tạo không phù hợp với nhu cầu hiện tại của nhà sử dụng lao động (SV học ngành X của trường tuyển thiếu đã tốt nghiệp hiện đang thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành đào tạo), chất lượng các trường không tuyển được có vấn đề, cơ sở vật chất, quản lý dạy và học của nhiều trường không đảm bảo...vv. Xã hội hiện nay có tâm lý không tin các cơ sở ngoài công lập (một số cơ sở tốt bị oan); việc đó có cơ sở: đa số các cơ sở vài năm trước tuyển được nay không là vì chính sản phẩm của các Tr ường là SV đã ra trường hay học năm thứ 2/ 3 đã thông tin/ phản ảnh về tình trạng tr ường, sự lo lắng của họ với xã hội.
Về nhiều ý kiến nên có 2 mức điểm sàn cho các trường tốp khác nhau, ông Công cho rằng: Không thể được trong nhiều năm tới vì chưa có cơ sở phân loại các trường, nếu phân loại cũng sẽ không chính xác và có hệ lụy. Việt Nam nên có tổ chức (tổ chức độc lập) xếp hạng các Trường tốp đầu (không nên xếp hạng tất cả vì mỗi bộ tiêu chí phục vụ 1 mục đích khác nhau, nếu có bộ tiêu chí tốt cũng ít có trường đạt được tất cả, vậy các trường tốt tiêu chí này không tốt tiêu chí khác thì xếp loại nào cho chính xác). Bộ giáo dục không nên là cơ quan Phân loại trường vì bộ là cơ quan quản lý, giúp đỡ.. các trường. nếu Bộ phân-loại vì tiêu chí.. thì sao không xử lý hay thực hiện khắc phục sai phạm để không phải phân-loại. Có điểm sàn mà vẫn có trường vi phạm thì bỏ sàn sao được.
Ông Công đề nghị: "Nên kéo dài thi ba chung đến khi việc đào tạo, đánh giá, thi tốt nghiệp THPT đảm bảo chất lượng, đủ tin cậy. Hiện nay mục tiêu của 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh là khác nhau nên không thể chung 1 lần đánh giá. Đối tượng tuyển là 1 (1 trường) nhưng phụ thuộc vài nghìn nơi (trường THPT mang tính địa phương) cung cấp kết quả đánh giá là không ổn. Thi 3 chung giúp tiết kiệm cho xã hội. Không thi mà tuyển học sinh học và thực hiện thải loại trong quá trình đào tạo là tốn kém: tốn kém tiền của sinh viên bị thải loại (gấp nhiều lần thi tuyển sinh), tốn thời gian tuổi trẻ của các sinh viên bị loại, tốn thời gian công sức của giảng viên và cơ sở đào tạo...
Hồng Hạnh (ghi)
Theo dân trí
Tuyển sinh dễ dãi sẽ không được xã hội chấp nhận! Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy tại cuộc họp báo về kết quả buổi làm việc giữa Bộ GD-ĐT với Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, chiều 5/3. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tại cuộc họp, các ý kiến đã trao đổi thẳng thắn...