Bộ GD-ĐT “siết” tiêu chuẩn bổ nhiệm hiệu trưởng
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư chuẩn hiệu trưởng phổ thông trong đó đưa ra 5 tiêu chuẩn và 21 tiêu chí quy định bắt buộc cho một hiệu trưởng chuẩn để lấy ý kiến dư luận.
Hiệu trưởng sẽ được đánh giá, nhận xét từ giáo viên, phụ huynh và cấp trên. (Ảnh minh họa: IT)
Theo đó, hiệu trưởng chuẩn ngoài các tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp còn phải có các chuẩn mực lối sống ứng xử. Cụ thể là hiệu trưởng một trường phải đảm bảo được sự công bằng, bao dung, vị tha, tôn trọng người khác, trung thực, trách nhiệm với công việc, có lối sống lành mạnh, chân thành, giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Về nghiệp vụ, Bộ GD-ĐT cũng có yêu cầu khắt khe hơn. Ngoài chuyên môn vững vàng, am hiểu nghiệp vụ sư phạm, quản trị nhà trường, hiệu trưởng phải sử dụng được ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.
Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường gồm: phân tích tình hình, mục tiêu, kết quả, hoạt động và điều kiện thực hiện phù hợp với bối cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương và định hướng của ngành giáo dục; đề xuất để tuyển dụng được giáo viên, nhân viên có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt; tạo được động lực, cơ hội phát triển năng lực nghề nghiệp thường xuyên cho giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Video đang HOT
Hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường hiệu quả, tạo điều kiện cho các chủ thể trong nhà trường tham gia, giám sát và có ý kiến về các hoạt động giáo dục; phải có năng lực phát triển các quan hệ xã hội bao gồm: quan hệ với cấp quản lí ngành, với cha mẹ học sinh, với chính quyền địa phương, với các cá nhân, tổ chức xã hội và biết cách thông tin tổ chức phản hồi từ các bên liên quan về hoạt động, kết quả giáo dục của nhà trường.
Điểm mới trong dự thảo là Hiệu trưởng sẽ được xếp loại, đánh giá kết quả làm việc hàng năm. Việc đánh giá, xếp loại phải dựa trên các nguồn ý kiến tự đánh giá của hiệu trưởng (điều này có hồ sơ minh chứng); ý kiến của tập thể giáo viên, nhân viên trong trường; ý kiến của cha mẹ học sinh, cộng đồng và ý kiến đánh giá, kết luận của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện ngành giáo dục có 42.000 cơ sở giáo dục công lập, tương đương có 42.000 cán bộ lãnh đạo cấp hiệu trưởng. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 đổi mới căn bản, mới xét thấy năng lực của đội ngũ hiệu trưởng rất có vấn đề.
Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuẩn hiệu trưởng tương xứng với việc đổi mới căn bản giáo dục. Bộ cũng yêu cầu các địa phương khi đề bạt cán bộ vào vị trí hiệu trưởng cần phải căn cứ vào chuẩn này và bồi dưỡng cũng theo chuẩn.
Theo Dân Việt
Quy chế thi THPT quốc gia 2018 có nhiều thay đổi
Thông tin mới từ Bộ GD-ĐT về quy chế thi THPT quốc gia 2018 được dự kiến bổ sung quy định cách tính làm tròn điểm lẻ bài thi cũng như cách xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi.
Bộ GD-ĐT lấy ý kiến sửa đổi quy chế thi THPT quốc gia đến ngày 20/2/2018
Bộ GD-ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT 2018 liên quan đến thí sinh tự do, về việc chấm thi, hình thức xử lý thí sinh khi vi phạm quy chế.
Từ 1 điểm trở xuống không được xét tốt nghiệp
Theo dự thảo lấy ý kiến về quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT 2018 thì Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung quy định những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0 điểm theo thang điểm 10 và có ĐXTN từ 5,0 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT. Bộ này cũng quy định việc chấm thi theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD-ĐT. Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi, thay vì tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi trong hai năm tiếp theo, dự thảo sửa đổi Khoản 6 Điều 49 thành quy định: "Huỷ kết quả thi và lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật đối với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.
Theo khoản 1 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau: Trong các gạch đầu dòng thứ nhất, gạch đầu dòng thứ hai điểm a và điểm b khoản 1 Điều 36 (về điểm ưu tiên cho đối tượng thuộc diện được cộng 0,25 và 0,5) sửa đổi thì đối tượng "con của người được hưởng chính sách như bệnh binh" không còn được nhắc đến như quy chế cũ.
Bổ sung điều kiện dự thi đối với thí sinh tự do
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài quy định tại điểm a khoản 2 Điều này còn phải đảm bảo thêm một số điều kiện nữa. Cụ thể là thí sinh tự do đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực.
Đồng thời, khoản 3 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: Học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT (bản sao hợp lệ). Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định phải có thêm: Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực. Bằng tốt nghiệp THCS (bản sao hợp lệ); Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
Riêng đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nếu không có học bạ THPT hoặc học bạ GDTX cấp THPT thì phải có xác nhận của cơ sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh theo học về việc đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thí sinh phải nộp bằng tốt nghiệp trung cấp (bản sao hợp lệ), không cần bằng tốt nghiệp THCS.
Theo ANTĐ
'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ Số nơi đào tạo thạc sĩ nở rộ trên cả nước dẫn đến nghịch lý: trường càng uy tín càng khó tuyển sinh, vì người học chỉ cần lấy tấm bằng là đủ. 'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ Theo Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước có 180 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ với quy mô...