Bộ GD-ĐT sẽ xử lý nghiêm các trường tuyển sinh vượt năng lực
Đưa ra những báo cáo mới về vấn đề tuyển sinh ĐH-CĐ mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã chỉ ra một số tồn tại hạn chế gây khó khăn trong công tác xét tuyển.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết năm 2023 có thể học sinh được tổ chức đăng ký xét tuyển nguyện vọng sớm hơn để các trường khai giảng sớm sau khi tuyển đủ.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi xét tuyển đại học và cao đẳng năm 2022 có 5 phương thức xét tuyển với số lượng thí sinh nhập học cao nhất, gồm: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển thẳng theo đề án của trường, xét theo bài thi đánh giá năng lực và phương thức khác.
Cùng với đó, cũng có 5 phương thức xét tuyển với số lượng thí sinh nhập học thấp nhất, gồm: xét tuyển qua phỏng vấn, xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT, thi văn hóa ở các trường. Một số cơ sở xét tuyển sớm chưa hiệu quả, thí sinh phải đăng ký xét tuyển nhập học trên cả hệ thống chung và tại cơ sở đào tạo.
Cần rà soát những phương thức xét tuyển để loại bỏ phương thức không phù hợp
Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra khó khăn trong tuyển sinh của một số ngành và một số cơ sở đào tạo. Cụ thể, trong 3 năm liền, 4 lĩnh vực: Nông lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh với tỷ lệ thấp.
Video đang HOT
Thống kê từ báo cáo về tuyển sinh và đào tạo khối đại học – cao đẳng năm 2022 của Bộ GD-ĐT mới công bố cho thấy, mùa tuyển sinh năm 2022, hơn 467.400 thí sinh trúng tuyển đã nhập học, đạt tỷ lệ 81,17%. Trong đó, thí sinh trúng tuyển các ngành lĩnh vực kinh doanh và quản lý nhiều nhất với 26%, tương đương hơn 121.500 thí sinh. Tiếp theo, thí sinh nhập học lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin với 13%, tương đương hơn 60.700 em.
Các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, nhân văn cùng chiếm 9% thí sinh nhập học; các lĩnh vực sức khỏe, khoa học xã hội và hành vi cùng chiếm 6%; lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên 5%. Các lĩnh vực còn lại, số thí sinh trúng tuyển dao động từ dưới 1 – 4%.
Bộ GD-ĐT nhận định hầu hết các ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp. Thực tế năm 2022, thí sinh xét tuyển bằng phương thức chỉ lấy điểm thi tốt nghiệp THPT đã chờ đợi ròng rã… 3 tháng mới biết là đỗ hay trượt. Ở phương thức đặt nguyện vọng, trúng tuyển ở đâu dừng lại ở đó, nhiều thí sinh đã đỗ vào những ngành học không như mong đợi, nếu không biết cách sắp xếp nguyện vọng theo ưu tiên của bản thân.
Việc một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng dễ thất bại trong tuyển sinh các ngành mới. Nhiều cơ sở gặp khó khăn trong tuyển sinh, nhất là đối với chương trình mà đối tác nước ngoài không có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. Bộ GD-ĐT khẳng định sẽ xử lý nghiêm các cơ sở tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định.
Về giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, bộ sẽ hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và các điều kiện khi mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là điều kiện bảo đảm chất lượng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khuyến cáo các trường trong việc tổ chức kỳ thi riêng, đề nghị có sự phối hợp để tránh tình trạng có quá nhiều kỳ thi. “Chậm nhất từ năm 2025 sẽ có điều chỉnh tuyển sinh phù hợp với đặc thù từng ngành”, ông Sơn nói.
Từ những sai sót về dữ liệu tuyển sinh vừa qua, GS-TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội cho rằng cần tăng cường hơn nữa công tác hướng dẫn, giám sát từ các trường phổ thông và sở giáo dục – đào tạo, qua đó giúp học sinh hiểu đúng quy định, quy tắc tuyển sinh và những yêu cầu công nghệ để tránh sai sót đáng tiếc.
“Năm 2022 sự phân hóa của đề thi đã tốt nhưng vẫn mong tốt hơn nữa để phục vụ các trường trong xét tuyển, đặc biệt những ngành có tính cạnh tranh cao. Hiện nay các khối ngành sức khỏe cũng đã có họp bàn để đưa ra phương án tuyển sinh chung để hướng đến một kỳ thi minh bạch, an toàn và chất lượng”, ông Tú cho biết.
Ổn định công tác tuyển sinh
Kỳ tuyển sinh năm 2022 được đánh giá là thành công, bảo đảm an toàn, công khai minh bạch, đúng quy chế.
Ảnh minh họa Internet.
Bên cạnh đó, việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh đảm bảo năng lực đào tạo.
Chuẩn bị quan trọng, làm nên dấu ấn của mùa tuyển sinh 2022 chính là tăng cường ứng dụng công nghệ trong nhiều khâu. Theo đó, tổ chức đăng ký và xử lý nguyện vọng xét tuyển trực tuyến; lệ phí xét tuyển cũng nộp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đối với các nguyện vọng có sử dụng kết quả thi THPT. Kết thúc tuyển sinh đợt 1, số thí sinh trúng tuyển nhập học đã bằng 90% số nhập học của cả năm 2021 và vượt số lượng của cả năm 2020; tổng số thí sinh nhập học toàn quốc đã đạt xấp xỉ 80% tổng chỉ tiêu.
Tại hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới ở bậc đại học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy đánh giá, công tác tuyển sinh năm học 2021 - 2022 "đã thực hiện tốt nhất so với nhiều năm gần đây"; trong đó có nhắc đến kết quả đạt được trong thử nghiệm đăng ký xét tuyển trực tuyến, là tiền đề để triển khai 100% cho tuyển sinh năm học 2022 - 2023.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hạn chế trong tuyển sinh cũng được thẳng thắn chỉ ra. Đó là việc một số trường có quá nhiều phương án tuyển sinh phức tạp, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Nhiều trường xét tuyển sớm không dự báo được thí sinh ảo.
Nhận diện rõ hạn chế này, trên cơ sở giữ ổn định về quy định tuyển sinh năm 2023 như năm 2022, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tăng cường một số giải pháp kỹ thuật hỗ trợ tốt hơn cho các trường và thí sinh trong quá trình xét tuyển. Cùng với đó, chỉ đạo, hướng dẫn đơn vị rà soát để loại bỏ phương thức không phù hợp, không hiệu quả, có thể gây nhiễu hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh... Cơ sở giáo dục đại học bày tỏ mong muốn công tác tuyển sinh không nên kéo dài khiến kế hoạch đào tạo của nhà trường bị xáo trộn; thời gian nhập học trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của sinh viên...
Việc ổn định chính sách tuyển sinh nhận được các ý kiến đồng thuận; bởi nó giúp cơ sở giáo dục đại học/người học có thời gian, tâm thế chuẩn bị tốt nhất để chọn được người học phù hợp/đạt được nguyện vọng vào trường đại học yêu thích. Dù chưa có văn bản chính thức, nhưng trả lời trên một số phương tiện truyền thông, đại diện Vụ Giáo dục Đại học cho biết, tuyển sinh năm 2023, Bộ GD&ĐT không ban hành quy chế mới; về cơ bản, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo sẽ giữ ổn định như năm 2022.
Với chủ trương này, các cơ sở giáo dục đại học có thể sớm xây dựng và công bố phương án tuyển sinh năm tới. Trên thực tế, một số trường đã công bố phương án tuyển sinh (dự kiến) năm 2023 như: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, Trường ĐH Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh)...
Có thể nói, chính sách chung về tuyển sinh đã rõ, nên hiện nay quan trọng nhất vẫn là triển khai của các cơ sở giáo dục đại học với quyền tự chủ tuyển sinh được quy định trong Luật. Trong đó, điều người học mong mỏi là nhà trường sớm hoàn thiện phương án tuyển sinh, tránh làm phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối; định hướng công tác tuyển sinh từ 2025, khi có thí sinh THPT học Chương trình GDPT 2018 tốt nghiệp.
Phương án tuyển sinh cần hướng tới việc làm sao để nâng cao chất lượng chứ không chỉ là mục tiêu số lượng. Cùng với đó, tránh có quá nhiều kỳ thi riêng, tạo áp lực, tốn kém cho thí sinh và xã hội. Bộ GD&ĐT tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh của các trường, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời sai phạm; giúp công tác tuyển sinh khách quan, công bằng, chất lượng.
4 ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất năm 2022 Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội là 4 lĩnh vực tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất năm 2022. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, 4 ngành học này có tỷ lệ thấp nhất trong tổng số 23 lĩnh vực theo báo cáo của Bộ GD&ĐT năm...