Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra Trường ĐH Luật TP.HCM trong tuần tới
Bộ GD-ĐT đã quyết định thanh tra Trường ĐH Luật TP.HCM trong tuần tới, kéo dài trong vòng 45 ngày.
Trường ĐH Luật TP.HCM – website nhà trường
Chiều 12.7, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, xác nhận với phóng viên Báo Thanh Niên là ông đã ký quyết định thanh tra tại Trường ĐH Luật TP.HCM. Thời gian thanh tra bắt đầu từ ngày công bố quyết định trong tuần tới và kéo dài trong 45 ngày.
Ông Bằng cũng cho biết đoàn thanh tra sẽ làm việc trên cơ sở đơn thư tố cáo gửi đến Bộ GD-ĐT, theo thủ tục giải quyết tố cáo.
Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, đầu tháng 6.2019, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT cũng đã đến Trường ĐH Luật TP.HCM để làm việc, tìm hiểu xung quanh những bất ổn của trường này trong thời gian qua.
Trước đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận được tâm thư của một số cán bộ, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM. Trong tâm thư, các cán bộ, giảng viên này cho biết nhiều năm nay có tin đồn và dấu hiệu của những vi phạm pháp luật nghiêm trọng chưa được cơ quan nào làm rõ. Đó là hoạt động thu – chi tài chính đối với học phí, học lại, tiền hoàn thiện và các khoản phí sinh viên phải nộp; Bưng bít thông tin về sử dụng tài khoản cá nhân thủ quỹ để thu học phí suốt nhiều năm qua; Sự vô lý, trái quy định và bỏ ngơ yêu cầu của cán bộ, đảng viên về công tác tổ chức, nhân sự của nhà trường…
Video đang HOT
Ngoài ra, còn có đơn thư nghi vấn về những dấu hiệu bất thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến buổi thi tốt nghiệp một môn học do trường này tổ chức tại lớp học ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cũng đã ký quyết định thanh tra tại Trường ĐH Điện lực sau khi nhận được tố cáo về những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thi cử, chấm điểm ở trường này.
Theo Thanh niên
Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Nửa chặng đường vẫn còn nhiều "sạn"
Kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã hoàn tất nửa chặng đường. Không thể phủ nhận những nỗ lực của toàn ngành, chủ trì là Bộ GD-ĐT, nhưng nửa chặng đường đã qua của kỳ thi vẫn còn nhiều "sạn". Nửa chặng đường còn lại (công tác chấm thi, công bố điểm, phúc khảo) đối với kỳ thi được kỳ vọng rất lớn, nhằm xóa đi những tai tiếng của kỳ thi năm 2018.
Nhiều lỗi chủ quan
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT tại buổi họp báo kết thúc kỳ thi, cả nước có 887.104 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 1.980 điểm thi với 38.050 phòng thi. Cả nước có gần 50.000 cán bộ, giảng viên được điều động từ 216 trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ), học viện tham gia phối hợp tổ chức kỳ thi. Tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH-CĐ chiếm khoảng 70,2% (năm 2018 là gần 74,3%). Trong đó, tỷ lệ thí sinh tới dự thi đạt trên 99%.
Bộ GD-ĐT đã thành lập 8 đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia, thực hiện kiểm tra ở tất cả các khâu của kỳ thi tại các địa phương, đặc biệt là công tác chuẩn bị thi và coi thi, kịp thời phát hiện và xử lý các hạn chế, bất cập và hỗ trợ các hội đồng thi tổ chức thi "nghiêm túc, an toàn".
Phòng chứa bài thi trắc nghiệm tại một điểm thi ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được gắn camera cùng với thiết bị cảnh báo khi có người xâm nhập
Ngoài ra, Thanh tra Bộ GD-ĐT đã thành lập các đoàn thanh tra, giám sát thi THPT quốc gia 2019. Cụ thể, thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi, 9 đoàn thanh tra công tác coi thi, 1 đoàn kiểm tra, trực thanh tra coi thi.
Kỳ thi được Bộ GD-ĐT đánh giá "nghiêm túc, an toàn", nhưng e rằng chưa thật sự chính xác. Ngày thi đầu tiên với môn thi Ngữ văn, đã có thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi chụp đề thi và chuyển ra ngoài, đăng trên mạng xã hội. Tại Bình Định, ngày thi thứ 2, một thí sinh đã mang điện thoại vào phòng thi để chụp đề môn Vật lý và bị phát hiện. Bộ GD-ĐT khẳng định "kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi được duy trì nghiêm tại tất cả các điểm thi trong cả nước. Không còn hiện tượng phao thi ở các điểm thi...", nhưng có đến 6 cán bộ coi thi và 79 thí sinh vi phạm quy chế thi (trong đó 72 trường hợp bị đình chỉ thi do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi, 3 thí sinh bị cảnh cáo, 4 thí sinh bị khiển trách).
Riêng tại TPHCM, công tác in sao đề thi chưa năm nào gặp sự cố như kỳ thi năm nay. Cán bộ coi thi cũng phạm lỗi sơ đẳng như phát đề trước 6 phút (phát đề khi chưa có hiệu lệnh thông báo của phòng hội đồng, trưởng điểm thi). Đáng nói hơn, sự cố thiếu đề thi (ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng thiếu mã đề) ở hàng loạt điểm thi là rất khó chấp nhận.
Một cán bộ làm công tác in sao đề thi thẳng thắn, việc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng tình trạng thiếu đề chỉ xảy ra ở những điểm thi có thí sinh tự do dự thi là khó có thể chấp nhận. Bởi lẽ, trước khi in sao đề thi thì ban chỉ đạo đã có danh sách từng điểm thi, số lượng thí sinh ở từng phòng thi. Việc in sao đề phải thực hiện theo đúng danh sách này.
Tránh tiêu cực chấm thi
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, tất cả các khâu từ chuẩn bị thi cho đến coi thi và chấm thi được chuẩn bị thật chặt chẽ. Bộ đã sử dụng nhiều giải pháp kỹ thuật để phòng ngừa, hạn chế tối đa những sai sót, kể cả tiêu cực. Tuy nhiên, ban chỉ đạo thi của các tỉnh thành phải đặc biệt lưu ý: yếu tố con người là quyết định.
Các giải pháp kỹ thuật chỉ là công cụ hỗ trợ. Do đó, việc chấm thi phải thật sự công bằng, khách quan. Đặc biệt, công tác chấm thi năm nay làm rất chặt chẽ và có sự giám sát của các tổ chức chính trị, ban ngành. Nếu có hiện tượng tiêu cực, bộ sẽ xử lý kỷ luật ngay.
PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, cho biết hiện Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019 đã thành lập 34 đoàn thanh tra công tác chấm thi trực tiếp tại các địa phương; chỉ đạo các sở GD-ĐT thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi tự luận, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác chấm thi ở tất cả 63 cụm thi trên cả nước. Các trường ĐH chủ trì chấm thi trắc nghiệm tại các địa phương theo đúng quy trình theo quy chế đã ban hành, đảm bảo chính xác, an toàn và đúng tiến độ.
Dày đặc camera giám sát nơi chấm thi
Theo chân các đoàn kiểm tra của Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019, phóng viên Báo SGGP ghi nhận tất cả nơi chấm thi tự luận và trắc nghiệm đều được địa phương đầu tư từ vài trăm triệu đồng trở lên để mua sắm máy móc, trang thiết bị. Đặc biệt ngay cửa vào nơi chấm thi môn tự luận, bên trong phòng chấm thi cũng có camera quan sát. Phòng chấm thi môn trắc nghiệm, phòng lưu trữ bài thi, nơi quét bài thi cũng có camera quan sát. Có thể nói, nhất cử nhất động trong khâu chấm thi năm nay đều được camera lưu giữ hình ảnh trong suốt thời gian chấm thi. Bên cạnh đó, nơi chấm thi còn có lực lượng công an, giám sát chấm thi túc trực 24/24 giờ.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Thi THPT quốc gia 2019: Không được che giấu thông tin để xử lý kịp thời tình huống bất thường Sáng ngày thứ hai với bài thi tổ hợp kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị phục vụ kỳ thi không được che giấu thông tin, trong mọi tình huống phải đặt quyền lợi thí sinh lên trước. Kết thúc ngày đầu tiên thi THPT quốc gia, ngoài sự cố lọt đề Ngữ văn tại Phú Thọ, các...