Bộ GD-ĐT sẽ chế tài trường ĐH tuyển thí sinh dưới 10 điểm và tổ hợp lạ
PGS. TS Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) nhấn mạnh điều này thông tin trên tại hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 cho các trường phía Nam được tổ chức ở trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Trong 2 ngày 6-7/6, đại diện các trường ĐH phía Nam tham dự hội nghị tập huấn tuyển sinh năm 2018 do Bộ GD-ĐT tổ chức. Đây là năm đầu tiên có sự tham gia của các trường trung cấp có đào tạo giáo viên.
Tập huấn kỹ để lọc ảo tốt
Tại hội nghị, Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết phần mềm tuyển sinh chạy chung một hệ thống trên toàn quốc với 365 mã ngành tuyển sinh khác nhau do đó đòi hỏi phải có sự thống nhất thực hiện theo đúng hiệu lệnh, thực hiện các thao tác kỹ thuật phải đúng để đảm bảo cho toàn hệ thống có thể chạy. Tương lai, Bộ sẽ tổ chức thêm đợt thực hành cho tất cả các trường trong toàn quốc các bước lọc ảo, tránh tình trạng một số trường thao tác chưa được chuẩn, gây khó khăn cho toàn bộ hệ thống.
PGS.TS Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT).
Còn đợt tập huấn lần này sẽ tập trung vào 6 nội dung: những điểm mới của quy chế tuyển sinh năm 2018; những lưu ý trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trong đó gồm việc đăng ký nguyện vọng của các thí sinh và những lưu ý đối với các trường tham gia công tác coi thi tại các địa phương; những bước chuẩn bị trong công tác xét tuyển; quy trình xét tuyển, lọc ảo của các trường trong và ngoài nhóm; thực hành hệ thống lọc ảo.
Theo đại diện Bộ GD-ĐT, năm nay Bộ không quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng nhưng ngoại trừ các ngành đào tạo giáo viên, để đảm bảo nâng cao chất lượng thì Bộ sẽ quy định ngưỡng với 2 điểm. Với đối với những trường xét kết quả bằng học bạ, Bộ quy định ở trình độ ĐH, CĐ tuyển những thí sinh có điểm học lực lớp 12 giỏi trở lên, riêng một số ngành đặc thù như Mỹ thuật, giáo dục thể chất thì học lực khá trở lên; ở trình độ trung cấp sẽ phải từ khá trở lên, những ngành đặc thù thì từ trung bình trở lên. Còn đối với hình thức xét tuyển từ kết quả thi, hội đồng điểm sàn của Bộ sẽ họp đưa ra mức đảm bảo ngưỡng đầu vào.
Video đang HOT
Ông Tuấn cũng nhấn mạnh với các trường trong việc xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng. “Vừa qua, báo chí và Bộ cũng nhắc nhiều đến việc khả năng một số trường những đợt xét tuyển sau đợt 1 sẽ hạ thấp điểm đảm bảo đầu vào với mong muốn tuyển đủ chỉ tiêu. Chúng tôi khuyến cáo sẽ theo rất sát các trường công bố ngưỡng đảm bảo đầu vào. Đối với những trường có ngưỡng đầu vào quá thấp như tổng 3 môn dưới 10 điểm thì sẽ có chế tài cụ thể. Bộ sẽ công bố danh tính cụ thể các trường có “điểm sàn” quá thấp như vậy để cảnh báo”.
Bên cạnh đó, đối với việc xác định tổ hợp lạ, không phù hợp với bản chất của ngành Bộ cũng đã nhắc nhiều. Thời gian qua Bộ cũng đã tổ chức các đoàn thanh tra đến các trường sau khi có cảnh báo về việc đặt ra những tổ hợp không phù hợp như ngành Công nghệ thông tin mà tuyển tổ hợp Văn – Sử – Địa… Bộ đã nhắc nhở nhưng nhiều trường vẫn cho rằng đó chỉ là tổ hợp phụ, tuy nhiên quy chế đã xác định rõ “đưa ra tổ hợp xét tuyển phải phù hợp bản chất, nội dung của ngành đào tạo. Bộ cũng đã có chế tài xử lý những trường hợp vi phạm này”.
Nhiều biến động trong đợt thay đổi nguyện vọng
Về mốc điều chỉnh nguyện vọng, theo ông Trần Anh Tuấn, năm nay sẽ có nhiều biến động lớn trong thời điểm điều chỉnh nguyện vọng, vì đây là năm thứ hai áp dụng quy định này.
“Trong đợt đăng ký xét tuyển tháng 4/2018, có rất nhiều thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng. Việc này không phải thí sinh chỉ có 1 nguyện vọng mà chỉ đăng ký để được quyền dự thi và sẽ điều chỉnh sau khi biết điểm thi. Vì vậy công tác điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian tới sẽ khá phức tạp. Nhiều khả năng ngày 10/7, các địa phương sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia”, ông Tuấn nhận định.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia các năm trước
Đến 30/7, các điểm tiếp nhận sẽ chốt danh sách thay đổi nguyện vọng. Bộ lưu ý, các trường phải công bố ngưỡng đầu vào trước ngày 19/7. Bộ sẽ công bố phổ điểm sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và đó là căn cứ quan trọng để các trường đưa ra ngưỡng đầu vào. Các trường không nên công bố ngưỡng đảm bảo quá chi tiết mà chỉ nên công bố mức chung. Đây là mức tối thiểu để trường tiếp nhận hồ sơ xét tuyển, nếu đặt mức ngưỡng quá chi tiết sẽ gây khó cho việc xét tuyển trực tiếp vào trường.
Công tác rà soát thông tin của thí sinh như: kết quả sơ tuyển, điểm năng khiếu, điểm ưu tiên, xét tuyển thẳng… trước 17g ngày 31/7 để cập nhật lên phần mềm.
Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), kết quả thống kê cho tới thời điểm hiện nay cho thấy tổng số thí sinh đăng ký thi THPT quốc gia là trên 900.000 em, cao hơn năm ngoái khoảng 80.000 em. Còn số lượng nguyện vọng là hơn 2 triệu nguyện vọng. Tính trung bình mỗi thí sinh đăng ký khoảng 4 nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ và TC.
Lê Phương
Theo Dân trí
Đào tạo giáo viên theo nhu cầu: Lo tiêu cực
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa giao Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm TP HCM nghiên cứu dự báo nhu cầu giáo viên giai đoạn 2017-2025
Bài toán thừa - thiếu giáo viên tại các địa phương vẫn chưa có lời giải Ảnh: TẤN THẠNH
Để cứu vãn tình trạng bi quan trong đào tạo ngành sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quyết định từ năm 2018, các trường sư phạm sẽ đào tạo theo nhu cầu, căn cứ vào đơn đặt hàng của các địa phương. Tuy nhiên, quyết định này còn gây nhiều lo lắng.
Quy trình ngược?
GS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, cho rằng việc nhiều sinh viên sư phạm không có việc làm hoặc làm không đúng ngành nghề đã dẫn tới sự lãng phí lớn. Thực tế này không phải do chế độ miễn học phí mà do quá nhiều trường đào tạo sư phạm, dẫn đến cung vượt cầu. Việc cấp kinh phí cho các trường sư phạm tính trên quy mô sinh viên đã làm cho tăng số sinh viên trong các nhà trường. Ông Quang bày tỏ sự đồng tình với phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra. Theo ông, cần dựa trên quy hoạch hệ thống sư phạm để tính toán vị trí việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp với cơ chế tuyển dụng tốt. Ngoài ra có chính sách tài chính cao hơn đối với sinh viên sư phạm để cải thiện môi trường sư phạm tạo sức hút mạnh cho sinh viên. Giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo sư phạm trong các trường địa phương hoặc các trường chưa được kiểm định chất lượng, tránh lãng phí khi miễn học phí cho sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên, việc giao chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu địa phương này đã vấp phải không ít lo lắng Một chuyên gia tuyển sinh cho rằng việc làm này hơi ngược quy trình, thiếu hợp lý. Việc lên kế hoạch đào tạo là công việc của cơ quan quản lý dựa trên số lượng học sinh, trường, lớp... chứ không phải là chờ đợi địa phương đăng ký. Đào tạo theo nhu cầu là điều mà ngành giáo dục đã làm từ nhiều năm trước nhưng vẫn xảy ra tình trạng nơi thừa nơi thiếu vì các sinh viên ra trường đều muốn ở lại làm việc tại các thành phố lớn chứ không quay trở về quê. Chính vì tâm lý và nhu cầu này nên giáo viên ở thành phố thì thừa nhưng vùng núi, nông thôn lại thiếu rất nhiều. "Việc giải quyết phải là ở chỗ đó chứ không phải là câu chuyện địa phương đăng ký bao nhiêu" - chuyên gia này nói.
Chạy biên chế lại biến tướng
GS Vũ Tuấn, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay trước đây nhà nước có chính sách phân công luân chuyển giáo viên đi miền núi. Thế nhưng, đã có một sai lầm là đưa người đi miền núi dạy học nhưng rồi "quên", không đưa về nữa. Theo GS Tuấn, nếu ngành giáo dục thực hiện đúng lời hứa thì các giáo viên sẽ vui vẻ lên đường thay vì tìm mọi cách chạy chọt để có thể được ở miền xuôi. "Theo tôi, việc Bộ GD-ĐT cần phải làm là dùng biện pháp hành chính hoặc làm công tác tư tưởng để đưa giáo viên đến nơi còn thiếu. Bộ trưởng cần phải nghĩ đến điều đó" - GS Tuấn nói.
GS Vũ Tuấn phân tích thêm: Tiêu cực từ việc chạy vào biên chế giáo viên đang diễn ra không ít. Đã có những học trò tốt nghiệp ĐH sư phạm khoa toán nhưng sau đó lại thi vào trường khác để học lại do không đủ tiền để "chạy" vào một suất dạy học ở trường công lập. Ông cũng kể một học trò cũ của mình cho biết giá "chạy" vào biên chế giáo viên của một trường công lập ở thành phố là 300-400 triệu đồng. "Chính vì thế, khi Bộ GD-ĐT đưa ra phương án căn cứ vào yêu cầu của địa phương, vào đơn đặt hàng để giao chỉ tiêu đào tạo cho các trường sư phạm thì tôi nghĩ tình trạng tiêu cực này sẽ không mất đi mà thậm chí còn bùng phát và biến tướng hơn" - GS Vũ Tuấn lo ngại.
Ông Tuấn nhấn mạnh đến việc Bộ GD-ĐT cần tính toán lại kế hoạch đào tạo chứ không chỉ chờ đăng ký của địa phương. Để giải quyết bài toán nơi thừa nơi thiếu giáo viên, GS Vũ Tuấn cho rằng cần có chính sách tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp và thực thi nghiêm chính sách ấy. Ngoài ra, muốn để thầy cô yêu nghề giáo thì phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng.
Phải đào tạo sát thực tế
GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng để gỡ nút thắt đào tạo sư phạm hiện nay phải nghiên cứu nhu cầu thực tế. Bộ GD-ĐT phải có một khảo sát, dự báo, quy hoạch lại để cân đối cung cầu. Đấy chính là bài toán cốt lõi. Theo GS Báo, cần phải đào tạo theo sát nhu cầu thực tế. Trước mắt là đào tạo ra phải có việc làm, đồng thời vẫn khuyến khích đầu vào và cuối cùng là giải quyết chế độ lương của giáo viên theo hướng tăng lên.
Theo Tinmoi24.vn
Đề Văn và Toán vào lớp 10 Trường Trung học Thực hành - ĐH Sư phạm TPHCM Chiều nay, thí sinh thi vào lớp 10 Trường Trung học Thực hành - ĐH Sư phạm TPHCM vừa kết thúc môn Văn cơ bản (áp dụng chung cho toàn bộ thí sinh). Trước đó, vào sáng nay, thí sinh thi môn Toán cơ bản với thời gian làm bài 120 phút. Có gần 1.300 thí sinh tham dự vào trường, với chỉ...