Bộ GD-ĐT: Sẽ bảo đảm sách giáo khoa tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK.
Ngày 29-9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT) và trưng bày SGK Việt Nam và các nước. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo các tổ chức xuất bản, các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục trên cả nước.
Hội thảo và trưng bày SGK GDPT được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, phát hành SGK; so sánh và đánh giá cụ thể sự khác biệt giữa việc biên soạn, thẩm định, xuất bản và phát hành SGK trước đây với việc thực hiện theo chủ trương xã hội hóa hiện nay. Từ đó, đề xuất định hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo.
Hoạt động trưng bày bao gồm: Trưng bày, giới thiệu lịch sử phát triển SGK GDPT Việt Nam qua các thời kỳ, theo các mốc thay sách: 1957, 1981, 2002, 2020; trưng bày và giới thiệu SGK của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, như: Lào, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh… Bên cạnh đó, một số sách được giải thưởng quốc gia và SGK điện tử thuộc các bộ sách hiện hành cũng được trưng bày, giới thiệu.
Các em học sinh hào hứng so sánh SGK các nước và SGK Việt Nam
Bên cạnh việc giới thiệu cho người xem những bộ SGK của Việt Nam và thế giới, hoạt động trưng bày còn cung cấp các thông tin so sánh về quy cách của SGK Việt Nam và SGK của các nước theo một số tiêu chí cụ thể; cùng với đó là giới thiệu các hoạt động thực hành với SGK được một số nước trên thế giới thực hiện.
Hội thảo về SGK GDPT diễn ra cùng ngày nhằm đánh giá những kết quả biên soạn, thẩm định, xuất bản, lựa chọn, sử dụng SGK GDPT. Từ đó, đưa ra các đề xuất, những định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK GDPT.
Bộ GD-ĐT đánh giá, chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn SGK. Quá trình tổ chức biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu, lựa chọn sử dụng được thẩm định và kiểm soát chặt chẽ.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, đến nay, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt SGK sử dụng trong các cơ sở GDPT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đối với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. SGK lớp 4, lớp 8, lớp 11 đang được thẩm định và SGK lớp 5, lớp 9, lớp 12 của các tổ chức, cá nhân đang biên soạn. Đến thời điểm hiện tại đã khẳng định thành công của chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.
Chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức tham gia biên soạn SGK, đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK. Cụ thể, có 6 nhà xuất bản (NXB) tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp.
Đông đảo giáo viên, học sinh tham quan khu trưng bày SGK sáng 29-9
Thu hút đông đảo đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín, có kinh nghiệm thực tế và năng lực biên soạn SGK đến từ các trường đại học sư phạm, các trường đại học chuyên ngành, các viện nghiên cứu và cơ sở GDPT tham gia. Trong đó có nhiều tác giả là tổng chủ biên, chủ biên và thành viên biên soạn chương trình GDPT 2018; tham gia biên soạn. Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.
Bộ GD-ĐT thừa nhận thực tế việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội; gây băn khoăn trong dư luận khi SGK đưa vào sử dụng. Việc thẩm định SGK còn cần phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục SGK còn chậm gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK.
Về việc lựa chọn, cung ứng SGK, Bộ GD-ĐT cho rằng, qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra tại một số địa phương về việc lựa chọn SGK cho thấy còn tồn tại những hạn chế như thời gian ban hành quyết định danh mục SGK được lựa chọn chậm, muộn so với quy định. Việc thông báo nhu cầu số lượng SGK theo các môn học của các địa phương chậm muộn, dẫn đến bị động cho các NXB trong việc cung ứng SGK trước thềm năm học mới.
Về các giải pháp tiếp theo, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh sẽ tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK theo quy định ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK, đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình; tăng cường công tác thực nghiệm SGK, khai thác góp ý sau thực nghiệm, xin ý kiến nội bộ để tăng cường chất lượng bản mẫu SGK.
Video đang HOT
Cùng với đó, tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK, đảm bảo bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt đảm bảo tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án. Khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK.
Đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền. Tăng cường việc tiếp nhận ý kiến đề xuất lựa chọn SGK từ các cơ sở GDPT của hội đồng lựa chọn SGK cấp tỉnh.
Bộ GD-ĐT cũng sẽ tăng cường trang bị SGK, sách tham khảo cho các thư viện trường học, đảm bảo giáo viên, học sinh có đủ SGK, tài liệu để tham khảo trong quá trình dạy học; huy động tận dụng, tái sử dụng SGK đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm.
Giáo dục mang ước mơ thêm gần với trẻ em vùng cao
Với niềm tin rằng giáo dục là con đường để tương lai các em nhỏ trở nên rộng mở, chúng tôi, những người luôn dành tâm huyết cho giáo dục đến với Trạm Tấu, Yên Bái vào một ngày mùa thu trong veo.
Yên Bái nghe tuy gần nhưng lại có những vùng xa xôi hiểm trở khó đi lại, con đường quanh co dẫn tới bản Mù, nơi chúng tôi trực tiếp đứng lớp và có được những trải nghiệm đầy xúc động về cuộc sống thanh bình nhưng còn rất nhiều khó khăn nơi đây
Vượt qua hơn 6 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Trạm Tấu trên cung đường núi quanh co có lẽ là một thử thách không nhỏ với nhiều người trong đoàn chúng tôi. Ở chặng cuối hành trình đến bản, đường đi trở nên khó khăn hơn và chúng tôi phải rời xe đoàn để tiếp tục di chuyển. Điều bất ngờ là chúng tôi được các thầy cô giáo trong bản đích thân xuống đón bằng xe máy.
Cung đường gồ ghề xen lẫn sỏi đá, và bùn đất đòi hỏi những người lái xe phải thật sự "thiện nghệ". Gương mặt hào hứng của một chuyên gia giáo dục người Anh khi được thầy giáo địa phương đèo trên xe của mình đi qua đoạn đường hiểm trở.
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình để đến thăm những gia đình người Mông. Những giọt mồ hôi đã rơi trong tiết thu se lạnh của bản Mù, phong cảnh nơi đây đẹp hùng vĩ nhưng cũng rất nhẹ nhàng.
Tháng 9 đúng mùa lúa nên quang cảnh nơi đây tuyệt đẹp, xua tan mọi vất vả của chuyến đi. Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng ở một góc độ nào đó những người dân nơi đây lại "giàu có" một cách đặc biệt: sự bình yên, không khí trong lành, những góc trời nên thơ...
Những người Mông đầu tiên mà chúng tôi gặp khi đến bản.... Cuộc sống nơi đây bình dị và đơn sơ đến lạ lùng. Chiếc xe gắn máy là phương tiện duy nhất kết nối họ với vùng đồng bằng.
Hai chị em người Mông tò mò khi thấy đoàn chúng tôi và chạy ra nhìn. Những đứa trẻ nơi đây tuy rất rụt rè ban đầu nhưng dễ làm quen. Các bé đều ở độ tuổi đáng lẽ phải được cưng chiều nhưng vì cuộc sống đã phải tự lập và phụ giúp công việc gia đình.
Đoàn đến thăm những gia đình người Mông với cuộc sống mưu sinh vất vả. Chúng tôi vào nhà một gia đình 3 thế hệ, vì là buổi sáng nên mọi người đều đã đi rẫy. Những người lớn nét mặt lam lũ hằn lên dấu vết của thời gian pha nắng pha sương, thậm chí chưa từng được đến trường.
Mỗi hiên nhà đều treo rất nhiều bắp ngô để thực phẩm dự trữ. Các gia đình ở đây chủ yếu sống bằng trồng trọt với phương thức canh tác thô sơ. Cả vụ chừng 6 tháng mỗi nhà chỉ thu hoạch được tầm 5 bao thóc. Một số người may mắn thì có người thuê gì làm thêm nấy. Đủ ăn đủ mặc đã khó nên chuyện học hành cho trẻ con trở thành điều xa xỉ!
Cuộc sống khốn khó là vậy, cộng với thời tiết khắc nghiệt, quanh năm mờ sương nhưng tình người luôn đong đầy. Trẻ con hồn nhiên và đáng yêu. Để các con được đến trường, các thầy cô giáo chia nhau đến từng nhà vận động, ghé thăm từng nhà mỗi ngày để vừa nhắc nhở, vừa chia sẻ cùng những khó khăn của các gia đình. Dần dần, bố mẹ các em đã hiểu được tầm quan trọng của việc học chữ, các em bé nay đã được tới trường.
Chúng tôi ghé thăm trường Bản Mù, trường đã được trang bị một phòng máy cách đây 5 năm và có hẳn giáo viên dạy tin học.
Cô Nguyễn Thị Hồng Sen - hiệu trưởng trường tiểu học Bản Mù nhớ lại. Các thầy cô ở trường đều đến từ đồng bằng thành thị chứ vốn không phải người bản địa ở đây. Bản thân cô đến từ Thái Bình, từ những năm mới ra trường, tình yêu dành cho những đứa trẻ khiến cô quyết định gắn bó với mảnh đất này.
Ngày hôm sau, chúng tôi tiếp tục ghé thăm trường tiểu học và trung học Khấu Ly trong một ngày nắng đẹp! Trường có hơn 900 học sinh, toàn bộ các con được nhà nước tài trợ học phí. Đi lại khó khăn nên đa số học sinh được bố mẹ gửi ở lại trường, chỉ về thăm nhà và phụ việc gia đình vào cuối tuần. Cũng vì vậy mà các thầy cô ở nơi đây trở thành bố mẹ của lũ trẻ, các em ốm đau, nhà có việc, các thầy cô cũng đều sẵn sàng san sẻ, hướng dẫn, thậm chí phụ góp phần nào chi phí chỉ với mong muốn những đứa trẻ không bỏ dở việc học.
Vì ở nội trú cùng nhau nên lũ trẻ ở đây rất thân nhau, khó có thể phân biệt đâu là anh chị em ruột đâu là bạn bè.
Trường có hẳn một đội văn nghệ để các em được truyền dạy văn hóa dân gian của dân tộc mình. Chúng tôi được chào đón đặc biệt bởi những điệu múa duyên dáng.
Trực tiếp trải nghiệm và đứng lớp, chúng tôi càng thêm vững tin rằng giáo dục sẽ giúp tương lai các em trở nên rộng mở.
Những nụ cười của các em khi chúng tôi bước vào lớp học cho thấy các em đã ý thức được giá trị của học tập. Đây có lẽ chính là món quà tuyệt vời nhất dành cho những người làm giáo dục.
Chúng tôi dành tặng cho trường Khấu Ly một phòng Lab mới, và dành một ít thời gian hướng dẫn các em làm quen với máy tính. Trẻ em vùng này rất thông minh, chỉ vài phút là đã quen với những thao tác cơ bản sử dụng máy tính cho việc học rồi.
Đây có lẽ là chuyến đi tuyệt vời nhất trong cuộc đời chúng tôi. Hy vọng những chiếc máy tính sẽ là cầu nối xoá nhoà những giới hạn địa lý. Mong rằng những trải nghiệm đầy cảm hứng này sẽ mang đến cho các em những hành trang đầu tiên, là nền móng cho những ước mơ để các em được sống với tiềm năng của mình.
ĐBQH: Đoàn giám sát cần rà soát báo cáo của trường, Phòng, Sở GD có chính xác? Theo ĐBQH Hồ Thị Minh, tiến độ và hiệu quả triển khai 2 nghị quyết về đổi mới chương trình, SGK vẫn đang là "tâm điểm" của dư luận, khi còn quá nhiều hạn chế. Cần làm rõ chất lượng thực sau hơn 2 năm triển khai chương trình Cuối tháng 8/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký Nghị quyết số...