Bộ GD-ĐT nói gì về đề nghị giữ ổn định kỳ thi THPT và tuyển sinh ĐH?
Cử tri một số tỉnh đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH có hiệu lực ít nhất 5 năm, để học sinh yên tâm, có định hướng rõ ràng trong học tập.
Cử tri đề nghị Bộ GD-ĐT giữ ổn định kỳ thi THPT để học sinh yên tâm học tập – ẢNH NGỌC THẮNG
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá gửi tới Bộ GD-ĐT kiến nghị của cử tri tỉnh này liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Tuyển sinh 2021: Nên chọn ngành, nghề như thế nào?
Theo đó, cử tri Thanh Hoá đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng quy chế thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học ổn định, có hiệu lực trong ít nhất 5 năm, để toàn ngành triển khai thực hiện hiệu quả. Có như vậy, học sinh mới yên tâm, có định hướng rõ ràng trong quá trình học tập.
Về đề nghị trên, Bộ GD-ĐT cho rằng, đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ mà Nghị quyết số 29 Hội nghị T.Ư 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đặt ra.
Thực hiện Nghị quyết 29, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động (Nghị quyết 44), trong đó xác định “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh CĐ, ĐH tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đại học, cao đẳng…”.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng phương án đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ với mục tiêu đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình, xã hội với nội dung cơ bản là tổ chức kỳ thi THPT quốc gia từ năm 2015 lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp thực hiện công tác tuyển sinh.
Trong các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức và rút kinh nghiệm qua từng năm nên ngày càng hoàn thiện.
Từ năm 2017 đến nay, kỳ thi được tổ chức ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư do sở GD-ĐT chủ trì, các trường ĐH, CĐ phối hợp, hỗ trợ tổ chức thi; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức thi và xét tuyển ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT: Giai đoạn 2021-2025 sẽ giữ ổn định phương án thi
Bộ GD-ĐT cho rằng: “Qua các năm thực hiện, nhất là 2 năm gần đây, kỳ thi đã đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, thiết thực, khách quan, tiết kiệm, giảm áp lực cho thí sinh, gia đình và xã hội”.
Phát huy kết quả đã đạt được của lộ trình đổi mới thi và tuyển sinh, Bộ GD-ĐT đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cho giai đoạn 2021-2025 với những điều chỉnh kỹ thuật theo từng năm cho đến khi áp dụng đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông mới;
Đồng thời, thực hiện phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước và trách nhiệm triển khai của địa phương, cơ sở GD-ĐT; tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên giấy; đồng thời, tích cực chuẩn bị và từng bước triển khai thi trên máy tính ở những nơi có đủ điều kiện.
Trao 89 suất học bổng Lê Đình Nhơn cho học sinh dân tộc thiểu số
Sáng 15-1, Đài PT-TH Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng Lê Đình Nhơn năm 2020.
Đến dự có các đồng chí: Phạm Tấn Linh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Vũ Đình Trung, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện gia đình đồng chí Lê Đình Nhơn, cùng một số Sở, ngành của tỉnh.
Ông Phạm Tấn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ trao học bổng cho học sinh
Tại buổi lễ, có 85 học sinh THPT và 4 sinh viên trường cao đẳng, đại học là con em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh được nhận học bổng với tổng số tiền hơn 360 triệu đồng. Năm nay, trị giá mỗi suất học bổng được tăng gấp đôi so với trước. Theo đó, suất học bổng dành cho học sinh THPT là 4 triệu đồng, cho sinh viên là 6 triệu đồng.
Ông Vũ Đình Trung, Phó chủ tịch UBMTTQVN tỉnh trao học bổng cho học sinh
Từ ý tưởng của đồng chí Lê Đình Nhơn, nguyên Phó bí thư thường trực Khu ủy miền ông Nam bộ, năm 2012, gia đình đồng chí đã tặng Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Nai 1 tỷ đồng để xây dựng quỹ học bổng này.
Sau 9 năm, đến nay có gần 1.000 học sinh, sinh viên đã được nhận học bổng với tổng số tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Hàng trăm học sinh đã tốt nghiệp THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học và có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
Đại diện gia đình đồng chí Lê Đình Nhơn trao học bổng cho học sinh
Hiện nay, số tiền gốc 1 tỷ đồng vẫn được bảo tồn theo hình thức gửi ngân hàng để lấy tiền lãi trao học bổng cho những đợt tiếp theo.
Thí sinh được chọn một trong hai cách đăng ký nguyện vọng tuyển sinh Thí sinh đăng kí nguyện vọng xét tuyển sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức là đăng kí trực tiếp trên Phiếu đăng kí dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển vào đại học cao đẳng, hoặc đăng kí trực tuyến (tại các nơi có đủ điều kiện). Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo...