Bộ GD-ĐT lý giải lý do vì sao vẫn để địa phương chấm môn thi tự luận
Ngày 11.5, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT thông tin với báo chí, trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ GD-ĐT vẫn để cho các địa phương chấm thi và chủ trì chấm môn thi tự luận.
Bộ GD-ĐT đưa ra 9 thay đổi khắc phục gian lận thi cử năm 2019
“Trên thực tế hiện nay, các trường đại học đủ năng lực để chấm môn tự luận Ngữ văn là rất ít, chỉ có một số trường sư phạm đủ khả năng, còn lại đại đa số không có người để chấm. Do đó, dù giao cho các trường đại học thì vẫn phải mời giáo viên của các Sở GD-ĐT. Vì vậy, Bộ GD-ĐT quyết định trên tinh thần Sở GD-ĐT chủ trì nhưng tăng cường vai trò giám sát của các trường đại học” – ông Trinh cho hay.
Ngoài ra, ông Trinh cũng nhấn mạnh để khắc phục gian lận từ kỳ thi năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT chủ động điều chỉnh 9 điểm về kỹ thuật trong tất cả các khâu. Trong đó, khâu in sao đề thi đảm bảo tốt, không bị lộ, Bộ yêu cầu các địa phương thực hiện đúng 3 vòng độc lập, có lực lượng công an bảo vệ 24/24, có camera an ninh giám sát. Điểm mới năm nay tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi, yêu cầu phó trường điểm hoặc thư ký đến từ trường ĐH trực đêm. Sử dụng tem niêm phong dễ rách, sau đó phủ một lớp băng dính trong để cuốn một vòng. Điều này đã được thực hiện từ năm 2018 nhưng năm nay sẽ thực hiện kỹ hơn để tránh trường hợp bóc túi đựng bài thi.
Ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) thông tin những điểm mới trong thi THPT quốc gia 2019
Điểm mới năm nay nữa là quy định chặt chẽ về sắp xếp phòng thi. Các thí sinh tự do, thí sinh là học viên trung tâm giáo dục thường xuyên phải thi chung với thí sinh là học sinh lớp 12 trường THPT. Một điểm mới nữa trong kỳ thi năm nay là căn cứ kết quả phân tích dữ liệu thống kê kết quả thi của các địa phương, trong trường hợp cần thiết sẽ chấm thẩm định các bài thi. Năm nay, bộ cũng nâng cấp phần mềm quản lý thi, phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng liên thông, đảm bảo chính xác và bảo mật dữ liệu.
Video đang HOT
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, năm 2019, kết quả kỳ thi THPT quốc gia sẽ được công bố chậm 3 ngày so với năm 2018. Thời gian công bố kết quả thi được ghi trong lịch công tác kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 là ngày 14.7.2019. “Tôi muốn nhắc lại đó là trách nhiệm liên quan, trực tiếp và quan trọng nhất của kỳ thi là của ban chỉ đạo thi, do đó các địa phương nên ghi nhớ và làm thật nghiêm túc. Thông điệp của chúng ta là tất cả các gian lận dù tinh vi đến mấy, nhưng với sự phối hợp của Bộ GD-ĐT cùng các bộ ngành liên quan thì cũng sẽ bị phát hiện và xử lý nghiêm minh” – ông Trinh cho hay.
Được biết kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có hơn 886.000 thí sinh đăng ký dự thi. Tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng là 652.980, chiếm 73,65%. Công tác đăng ký dự thi thuận lợi, trôi chảy, không có trục trặc. Trong tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2019 có 38.389 thí sinh tự do, chiếm 4,33%. Số thí sinh chọn bài thi khoa học tự nhiên là 302.157 em, chiếm 34,08%. Số thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội là 468.140 em, chiếm 52,8%. Có 27.165 thí sinh chọn cả 2 bài khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chiếm 3,06%.
Bài và ảnh: Dạ Thảo
Theo motthegioi
Một số đại học về coi thi đưa yêu sách làm khó địa phương
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, cho hay khi về coi thi ở địa phương, có một số trường đại học làm khó các Sở như phối hợp không tốt, thậm chí có yêu sách, đến mức Bộ GD-ĐT phải can thiệp.
Tại hội nghị huấn nghiệp vụ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh sinh đại học, cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019 tại TP.HCM, ngày 21/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho hay năm nay việc công bố kết quả kỳ THPT quốc gia sẽ chậm hơn năm ngoái do quy trình chấm có thay đổi, thực hiện kỹ hơn.
Bộ GD-ĐT sẽ phải phân tích kết quả, thống kê trước khi công bố kết quả thi, tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến lịch tuyển sinh chung của các trường đại học.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018
Theo lịch dự kiến, sau khi kỳ thi kết thúc, các hội đồng thi cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi về bộ số liệu và tình hình coi thi chậm nhất 11h30 ngày 28/6.
Chậm nhất ngày 13/7 các hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi do bộ cung cấp ra 2 đĩa, 1 đĩa lưu tại sở GD-ĐT theo chế độ mật và một đĩa gửi bảo đảm chế độ mật về Cục quản lý chất lượng để cập nhật kết quả vào phần mềm quản lý thi.
Ngay sau khi Cục quản lý chất lượng cập nhật kết quả thi vào phần mềm, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về Ban chỉ đạo thi quốc gia để xử lý.
Việc hoàn thành, đối sách kết quả thi chậm nhất ngày 13/7. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 15/7. Như vậy so với năm trước, kết quả thi năm nay sẽ công bố chậm hơn khoảng 4 ngày.
Trao đổi với đại diện các trường đại học, ông Mai Văn Trinh cho rằng kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT, làm cơ sở để giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh. Trên tinh thần tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học ngày càng cao, gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào.
'"Việc tuyển sinh của các trường ngày càng mở trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn lấy kết quả thi THPT quốc gia làm căn bản. Năm 2018, kết quả tuyển sinh tốt trên nhiều mặt do đó sự tham gia của các trường ĐH vào kỳ thi THPT quốc gia là nhiệm vụ chính trị nhưng cũng là quyền lợi của các trường" - ông Trinh nhấn mạnh.
Theo ông Trinh, việc các trường tham gia kỳ thi THPT quốc gia là trách nhiệm và quyền lợi, chứ không thể nói là về địa phương để giúp các Sở.
"Qua 4 năm tổ chức thi THPT quốc gia, phần lớn các trường đại học về các địa phương phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia rất hào hứng, chủ động, trách nhiệm. Nhưng cá biệt có một số trường làm khó các Sở như phối hợp không tốt, thậm chí có yêu sách đến mức Bộ GD-ĐT phải can thiệp. Thậm chí, có một số phó trưởng điểm là lãnh đạo các khoa từ chối việc ký và viết tên vào tem niêm phong" - ông Trinh nói.
Cục trường Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, khẳng định năm nay vai trò các ĐH nâng lên một bước nữa trong đó khâu chấm thi trắc nghiệm giao các ĐH. "Như vậy, có thể nói Bộ đã chọn mặt gửi kim cương nhưng kèm nỗi lo, vì trong thời gian dài nhiều trường không chấm thi trắc nghiệm. Đây là một trong những rủi ro".
Cũng tại hội nghị, ông Mai Văn Trinh nghiêm khắc kiểm điểm 3 trường không tham gia tập huấn chấm trắc nghiệm diễn ra mới đây ở Nha Trang và nói sẽ gặp riêng 3 trường này.
Ông Mai Văn Trinh đề nghị các trường đại học đảm bảo đủ số lượng cán bộ có chuyên môn tham gia coi thi, chấm thi. Ít nhất các trường phải lên danh sách từ 5-8 người tham gia chấm thi trắc nghiệm.
Cũng tại hội nghị, ông Trinh đã nhắc nhở các trường đại học sớm liên hệ với Hòa Bình, Sơn La để xử lý dứt điểm những vấn đề xấu xí trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Lê Huyền
Theo vietnamnet
Công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi: Thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra Tại buổi họp báo sáng nay 26/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc công bố danh tính thí sinh gian lận điểm thi sẽ phải tuân thủ một số quy định của luật pháp và thực tiễn điều tra của cơ quan chức năng. Tại buổi họp báo định kì sáng 26/3, Bộ...