Bộ GD-ĐT không quan liêu khi ban hành văn bản
Bộ GD-ĐT đã đưa ra lý giải về việc bổ sung ưu tiên cộng điểm cho đối tượng con của người hoạt động cách mạng trước Cách mạng Tháng 8/1945.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư bổ sung vào Quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Theo đó, con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 được cộng điểm ưu tiên vào THPT. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bạn đọc cho rằng trong thực tế có rất ít đối tượng thuộc nhóm ưu tiên nêu trên và cho rằng Bộ GD-ĐT đang ban hành thông tư một cách bừa bãi.
TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho rằng Bộ GD-ĐT không quan liêu khi ban hành thông tư
Trả lời về lý do có thông tư này, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông cho biết ngày 18/4/2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông, trong đó đã quy định các nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Cục Người có công thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có yêu cầu bổ sung các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh theo Pháp lệnh số 04 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ông Chuẩn cũng cho biết thêm, các đối tượng được nhận ưu tiên bao gồm “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi)”. Như vậy, con nuôi là đối tượng được hưởng ưu tiên theo quy định nói trên.
“Chưa thống kê nhưng chúng tôi đã biết trên thực tế có những trường hợp thuộc các đối tượng ưu tiên nói trên nên việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế”, ông Chuẩn lý giải.
Bên cạnh đó, đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho rằng: ” việc quy định các đối tượng ưu tiên này vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tế, đảm bảo quyền được ưu tiên của mọi đối tượng chính sách. Vì vậy, không thể nói rằng Bộ GD-ĐT quan liêu khi ban hành văn bản”.
Theo VTC
ĐH Huế tạm dừng khám sức khỏe cho SV sắp ra trường
Ngày 24/5, TS. Võ Thanh Tùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Khoa học Huế (thuộc ĐH Huế) cho biết vừa có văn bản từ ĐH Huế gửi trường về việc tạm dừng khám sức khỏe cho các sinh viên sắp ra trường.
Theo TS Tùng, có một số vấn đề của ĐH Huế cần trao đổi lại với trường về việc khám sức khỏe cho sinh viên (SV) ra trường. "Không phải trường làm sai, nhưng vừa qua có một số phản ánh của báo và dư luận khám sức khỏe đối với SV cuối khóa chuẩn bị ra trường nên ĐH Huế muốn trao đổi, thảo luận lại với trường. Tinh thần của công văn trên ĐH Huế gửi về là như vậy. Còn lịch khám nếu có sẽ có thông báo sau cho các em".
Được biết trước đó, Trường ĐH Khoa học Huế đã ra thông báo khám sức khỏe đến các SV tốt nghiệp năm 2014 gồm các khóa K33 (Điện tử Viễn thông, Kiến trúc, Công nghệ sinh học) và khóa K34. Lịch khám trong 1 ngày 25/5 tại trường. Sau khi có văn bản gửi từ ĐH Huế về trường chiều 23/5, việc khám sức khỏe này đã tạm thời bị dừng lại.
Việc này của trường đã bị vấp phải một số phản ánh của SV đến báo chí, cho rằng việc khám sức khỏe là không cần thiết vì không có quy định nào như vậy. Cụ thể việc khám sức khỏe phải đóng lệ phí 50 ngàn đồng.
Qua trao đổi với PV, bà Vũ Thị Thu Hà - Trạm trưởng Trạm y tế, ĐH Khoa học Huế cho hay, "Chúng tôi căn cứ vào các thông tư của Bộ Y tế để khám sức khỏe cho SV. Theo đó, các em được khám lúc vào nhập học và định kỳ hàng năm. Đáng lẽ các em được khám nhiều lần nhưng chúng tôi chỉ khám lúc nhập học, còn việc khám định kỳ hàng năm sẽ được gộp lại một lần để khám vào năm học cuối, trước khi các em ra trường để kiểm tra sức khỏe có đảm bảo hay không. Chúng tôi mời các y bác sĩ đảm bảo ở các cơ sở y tế về khám cho các em".
Trước đó, trường ĐH Sư phạm (thuộc ĐH Huế) cũng đã đình chỉ văn bản bắt buộc khám sức khỏe cho SV tốt nghiệp (với kinh phí 90 ngàn đồng/em) "Khám sức khỏe SV là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ xét tốt nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho SV trong quá trình làm hồ sơ xin việc sau này" - một câu trong văn bản trường này - đã bị vấp phải dư luận và phải tạm dừng việc khám sức khỏe bắt buộc.
Trong khối ĐH Huế, qua thông tin của Dân trí được biết, chỉ có 3 trường là ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học và ĐH Nông lâm Huế khám sức khỏe cho SV cuối khóa. Còn lại không khám sức khỏe vì nhà trường không có chủ trương. Chính việc "trường làm, trường không" này đã bị SV phản ứng.
Ở ĐH Nông lâm Huế, việc khám sức khỏe (diễn ra vào ngày 17, 18/5 vừa qua với kinh phí 80 ngàn đồng/em) diễn ra sớm hơn 2 trường ĐH Khoa học và Sư phạm đã ít vấp phải dư luận khi các SV khám xong sẽ được cấp giấy chứng nhận sức khỏe để có thể bỏ vào hồ sơ xin việc làm - chứ không cần đến các trung tâm y tế cấp huyện trở lên để khám một lần nữa.
Sinh viên năm cuối ĐH Nông lâm đến lấy giấy chứng nhận sức khỏe để nộp cùng hồ sơ xin việc
Cũng theo ý kiến của một số cán bộ y tế, lãnh đạo trong các trường thuộc khối ĐH Huế, chính việc phía cấp trên là ĐH Huế cần có giải pháp dứt khoát là khám hay không khám thì các trường sẽ làm đồng bộ.
Theo Dantri
Tất bật mùa ôn thi tốt nghiệp Sau khi kêt thuc công viêc kho nhoc: đinh hương va tô chưc cho hoc sinh lơp 12 đăng ky môn thi tư chon, cac trương THPT lai lao vao triên khai ôn thi vơi không it chuyên đau đâu như săp xêp thơi gian, lưa chon tai liêu, lê phi ôn tâp... Dù ngày 7-5 mơi la hạn chot đăng ky thi...