Bộ GD-ĐT: ‘Không có kịch bản kết thúc năm học sớm’
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, khẳng định sẽ không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Ảnh: T.L.
Ngày 9-4, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành – vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT – cho biết cơ quan này sẽ theo sát thực tiễn dạy học để điều chỉnh các hướng dẫn phù hợp. Nhưng tinh thần là không dừng năm học ở thời điểm này, khi dịch COVID-19 vẫn đang khiến học sinh không thể đến trường.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, nếu tính tới mốc 15-4 thì học sinh cả nước đã không đến trường 10 tuần. Trong thời gian này, có trường vẫn triển khai được dạy học trực tuyến hoặc tổ chức ôn luyện, giải đáp kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Nhưng có trường chưa triển khai được.
Vì thế khi tính toán tinh giản nội dung dạy học học kỳ 2, Bộ GD-ĐT lấy thời điểm bắt đầu học bài mới qua Internet, truyền hình từ ngày 15-4 để tính toán thời gian còn lại thực hiện nốt chương trình năm học.
Video đang HOT
Thời gian kết thúc năm học trước ngày 15-7 như điều chỉnh được công bố thì từ 15-4 đến 15-7, các trường có 13 tuần dạy học theo hình thức qua Internet, truyền hình và khi học sinh trở lại trường, đủ để hoàn thành chương trình đã tinh giản tương ứng với khoảng 4-5 tuần dạy học.
“Từ ngày 12-3, Bộ GD-ĐT đã đề nghị tăng cường dạy học qua Internet và truyền hình, đồng thời có hướng dẫn để dạy học và công nhận kết quả dạy học theo các hình thức này.
Tuy nhiên, các trường cần có thời gian khoảng 3-4 tuần vừa qua để chuẩn bị, thử nghiệm, điều chỉnh kế hoạch. Vì thế, có thể lấy mốc 15-4 để tính thời gian chính thức các nhà trường tổ chức dạy học chương trình học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến và qua truyền hình” – ông Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Theo một số sở GD-ĐT thì có những trường gặp khó khăn do không có mạng, đường truyền kém, giáo viên, học sinh không có máy tính, thậm chí nguồn điện không ổn định. Đây cũng chính là lý do khiến một số ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên kết thúc năm học ở học kỳ 1. Phần học kỳ 2 chuyển sang năm học sau để cả nước thống nhất, học sinh công bằng như nhau.
Trao đổi về quan điểm này, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng không thể vì những nơi khó khăn mà bắt những trường có đủ điều kiện dạy học tốt phải ngừng lại để chờ. Bởi đối với giáo dục phổ thông, việc ngừng dạy học kéo dài gây nên nhiều hệ lụy.
Theo ông Thành, đây là thực tiễn đòi hỏi các địa phương, các trường phải cố gắng khắc phục. Đúng là có những nơi điều kiện dạy học trực tuyến chưa tốt.
Về phía Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông để cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin tới các nhà trường. Các địa phương cũng cần chia sẻ để hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh khắc phục khó khăn. Nơi không thể dạy trực tuyến thì học qua truyền hình.
Hiện nay ở một số địa phương khó khăn, họ áp dụng nhiều hình thức linh hoạt để dạy học, để giao nhiệm vụ, giải đáp, kiểm soát việc tự học của học sinh, trong đó có sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh, Đoàn thanh niên và các tình nguyện viên tại địa phương…
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội): Bộ GD-ĐT có thể cân nhắc
Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay. Trong bối cảnh này, tôi cho rằng bộ có thể cân nhắc, tiếp thu các ý kiến để nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT và có phương án hướng dẫn hình thức xét tốt nghiệp cho học sinh đủ điều kiện. (TIẾN LONG ghi)
Vĩnh Hà
Điều chỉnh nội dung học kỳ II của chương trình giáo dục thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 1175/BGDĐT-GDTX hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm học 2019- 2020 tại các cơ sở thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên.
(Ảnh minh hoạ: ĐĂNG ANH)
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong thời gian qua, học viên các cơ sở giáo dục thường xuyên đã tạm thời nghỉ học tập trung. Để tổ chức cho các học viên học tập hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT năm học 2019-2020 theo đúng quy định, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT căn cứ Chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THCS và THPT hiện hành để chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thường xuyên rà soát và thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.
Các cơ sở giáo dục thường xuyên căn cứ điều kiện thực tế tăng cường triển khai các hình thức học tập từ xa, học trên truyền hình, học qua internet cho học viên. Việc tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 và Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD-ĐT đã ban hành.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ, các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thường xuyên chủ động xây dựng kế hoạch dạy học học kỳ II năm học 2019-2020 phù hợp với khung thời gian năm học do Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh áp dụng cho năm học 2019 - 2020.
HOA LÊ
Để học trực tuyến không là áp lực chỉ về chỉ tiêu Đầu tuần này, sau một vài tuần thực hiện việc dạy học trực tuyến, các nhà trường bắt đầu đưa ra áp dụng một thời khoá biểu học trực tuyến chính thức đến học sinh. Thời khoá biểu này cũng được nhà trường gửi tới cho cha mẹ học sinh, với yêu cầu phụ huynh taọ điều kiện về trang thiết bị để...