Bộ GD-ĐT hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT
Cụ thể, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không được cắt xén chương trình, chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp với từng đối tượng học sinh, không gây quá tải.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi các Sở yêu cầu chỉ đạo các trường chuẩn bị tốt cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014.
Không cắt xén chương trình
Một trong những nội dung nhấn mạnh của Bộ GD-ĐT là yêu cầu các trường THPT hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, tuyệt đối không được cắt xén chương trình đã qui định.
Về việc tổ chức ôn tập, Bộ GD-ĐT yêu cầu các tổ chuyên môn, giáo viên dạy các m ôn thi tốt nghiệp THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập.
Trong đó, các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội.
Đối với môn ngoại ngữ cần coi trọng việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực giao tiếp với các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, kiểm tra có cả hình thức viết và tự luận.
Trong việc tổ chức ôn tập cần hướng dẫn học sinh vận dụng, lựa chọn các phương pháp ôn tập phù hợp với nội dung của môn học. Ngoài ra, giáo viên cần nắm được kết quả của học sinh để điều chỉnh cách dạy cho phù hợp.
Ảnh minh họa
Ôn tập hiệu quả, không gây quá tải
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo các giáo viên cần phối hợp để phân nhóm học sinh theo khả năng nhận thức.
Lãnh đạo nhà trường chọn, cử người có khả năng, kinh nghiệm, nhiệt tình để hướng dẫn ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu, vận động những em khá giỏi hỗ trợ thêm, giúp đỡ bạn.
Đối với học sinh khá, giỏi cần có thời gian ôn tập linh hoạt, tăng cường tự học có sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT nhấn mạnh các trường THPT, giáo viên phải thống nhất với học sinh và phụ huynh để sắp xếp thời gian ôn tập hợp lý, đảm bảo sức khỏe của các em để ôn tập có hiệu quả nhưng không gây quá tải.
Theo TTVN
Đề nghị ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp tự chọn
Ngoại ngữ cần được xếp công bằng với các môn khác, nếu không thi bắt buộc thì phải là môn thi tự chọn. Đây la y kiên cua nhiêu đai biêu tai hội thảo về giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT tô chưc ngày 13-2.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: Nguyễn Khánh
Trong khi nhiều học sinh lớp 12 hồi hộp đợi quyết định từ Bộ GD-ĐT về đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT năm nay thì tại hôi thao nay, những điểm dự kiến đổi mới vân đươc thao luân sôi nôi với nhiều ý kiến trái chiều.
Môn ngoại ngữ: bô tiêp tuc lăng nghe
Nhiêu phương an xet tôt nghiêp Đồng tình với việc xét tốt nghiệp trên cơ sở điểm thi và kết quả đánh giá quá trình, nhưng nhiều ý kiến cho rằng cần phải lấy kết quả đánh giá học sinh cả ba năm học mới chính xác. Một vài ý kiến cho rằng chỉ nên xét tốt nghiệp trên cơ sở bốn môn thi, trong đó hai môn thi bắt buộc sẽ nhân hệ số 2.
Trong những điểm dự kiến đổi mới của Bộ GD-ĐT đã công bố, môn ngoại ngữ được quan tâm và nhận được nhiều ý kiến phản hồi nhất trong thời gian qua.
Tại hội nghị ngày 13-2, Bộ GD-ĐT không đưa ra hai phương án đối với môn ngoại ngữ như đã công bố trước đó mà chỉ có một phương án duy nhất: "môn ngoại ngữ là môn thi khuyến khích bên cạnh hai môn thi bắt buộc và hai môn thi tự chọn".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển lý giải: "Do điều kiện khó khăn khách quan nên việc dạy học môn ngoại ngữ ở trường phổ thông rất khác nhau giữa các vùng miền. Bộ đề xuất phương án môn ngoại ngữ là môn thi khuyến khích". Nhưng trước nhiều ý kiến cho rằng ngoại ngữ nếu không thi bắt buộc thì phải là môn thi tự chọn, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biêt tiếp tục lắng nghe thêm ý kiến về việc này.
Ông Lê Văn Quý, giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên, là một trong số ít người ủng hộ phương án của Bộ GD-ĐT. Ông Quy cho biết: "Năm 2010 Sở GD-ĐT Điện Biên đã mời ĐH Quôc gia Ha Nôi lên khảo sát trình độ ngoại ngữ của giáo viên, kết quả giáo viên đạt yêu cầu rất thấp. Học sinh Điện Biên là người dân tộc thiểu số khá nhiều, đối với các em học tiếng Việt cũng giống như học ngoại ngữ rồi nên thêm một ngoại ngữ nữa rất khó khăn".
Trong khi đo ông Nguyễn Tấn Thắng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, cho biết Quảng Nam có 14 trường miền núi nhưng năm trước chỉ có 5% số trường xin thi môn thay thế môn ngoại ngữ. Điều này chứng tỏ ngoại ngữ hoàn toàn có thể trở thành môn thi bắt buộc.
Đại diện nhiều sở GD-ĐT cũng đề nghị môn ngoại ngữ là môn thi tự chọn, vì đây là cách để tiếp tục duy trì chất lượng dạy học ngoại ngữ để kết hợp các giải pháp khác nhằm cải thiện trình độ ngoại ngữ của học sinh phổ thông.
Ủng hộ phương an thi bốn môn
"Tôi là giáo viên ngoại ngữ và thấy việc kiểm tra bốn kỹ năng của môn ngoại ngữ hoàn toàn có thể làm được nếu đổi mới cách ra đề thi. Nên nếu cho rằng thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ không đánh giá được học sinh theo yêu cầu mới thì không chính xác" Ông NGUYỄN TẤN THẮNG (giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam)
Với dự thảo quy định thi tốt nghiệp THPT bốn môn (thay cho sáu môn các năm trước), trong đó môn văn, toán thi bắt buộc, hai môn còn lại thí sinh chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, Bộ GD-ĐT nhận được sự ủng hộ cao từ các nhà quản lý giáo dục, giáo viên cả nước. Theo Bộ GD-ĐT, "trong số 45 sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 ý kiến ủng h
ộ việc thi bốn môn, chỉ có hai ý kiến đề nghị duy trì thi sáu môn".
Tại hội nghị ngày 13-2, hầu hết các ý kiến phát biểu trực tiếp cũng ủng hộ việc giảm số môn thi tốt nghiệp. Ông Nguyễn Sỹ Thư, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum, cho rằng: "Việc giảm môn thi, trong đó có những môn thi tự chọn tiếp cận được với hướng đổi mới giáo dục phổ thông, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng nặng nề không cần thiết, có thời gian học sâu những môn gần với lĩnh vực ngành nghề lựa chọn trong tương lai".
Cũng thể hiện sự "ủng hộ cao với việc thi bốn môn", ông Nguyễn Văn Tuấn, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định - một tỉnh có nhiều năm trong tốp đầu về tỉ lệ tốt nghiệp THPT, cho rằng "bốn môn thi là phù hợp vì với những vấn đề còn bất cập hiện nay đối với giáo dục phổ thông, việc quy định cứng thi sáu môn không giải quyết được mục tiêu "giáo dục toàn diện" mà khiến học sinh căng thẳng, có tư tưởng đối phó".
Tuy nhiên, vẫn còn một số lãnh đạo các sở GD-ĐT bày tỏ băn khoăn. Ông Mai Văn Long, giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau, chia sẻ quan điểm ủng hộ thi bốn môn nhưng "với hai môn tự chọn nên có thêm quy định thí sinh phải chọn một môn khoa học tự nhiên và một môn khoa học xã hội để tránh việc thí sinh học lệch hẳn về một lĩnh vực". Lãnh đạo Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế băn khoăn về việc "ta tổ chức thi tự chọn nhưng chưa triển khai dạy học tự chọn, như thế là chưa đồng bộ". Một số ý kiến của các tỉnh, thành cũng cho rằng việc "cho học sinh tự chọn" sẽ khiến việc tổ chức thi rất phức tạp, dễ xảy ra sai sót, nhất là việc in sao, bảo quản đề thi.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng: "Chúng ta phải cân nhắc lựa chọn phương án nào có lợi nhất cho học sinh, cho mục tiêu học thật, thi thật, hướng tới xa hơn là chất lượng nguồn nhân lực. Nếu phương án đó có khiến ngành GD-ĐT phải thêm công việc khó khăn, phức tạp cũng phải quyết tâm làm".
Tai sao phai miễn thi 20%?
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn - giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, "việc miễn thi 20% số học sinh giỏi theo dự thảo quy định mới là không cần thiết vì với số miễn thi này không làm giảm đáng kể việc tốn kém, căng thẳng của kỳ thi, trong khi đó sẽ nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí tiêu cực trong quá trình xem xét miễn thi của các địa phương".
Đại diện nhiều sở GD-ĐT cho rằng việc xét miễn thi cần có tiêu chí chung trên toàn quốc và được cụ thể hóa. Một số sở GD-ĐT ủng hộ miễn thi 20% cho rằng Bộ
GD-ĐT cần có giải pháp kiểm soát tiêu cực và "chỉ nên thành lập hội đồng xét miễn thi cấp tỉnh, không nên cho phép mỗi trường một hội đồng xét miễn thi dễ nảy sinh sơ hở, tiêu cực".
Chia sẻ về vấn đề này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Đổi mới thi phải làm cho các kỳ thi không nặng nề trên mức cần thiết. Các kỳ thi trước đã có tới 98% đỗ tốt nghiệp thì tại sao phải đặt ra việc miễn thi 20%? Nếu mục tiêu đổi mới để kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng hơn thì không cần thiết phải miễn thi cho bất cứ trường hợp nào, trừ những học sinh không thể dự thi do bị ốm đau đột xuất. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT vẫn bảo lưu quan điểm "việc miễn thi 20% sẽ góp phần tạo động lực cho học sinh phấn đấu, rèn luyện toàn diện trong quá trình học tập".
Ông Phạm Vũ Luận cho biết sẽ tiếp thu ý kiến để tiếp tục cân nhắc hoàn thiện phương án đảm bảo yêu cầu như chỉ đạo của Phó thủ tướng là "giữ ổn định và duy trì cho tới khi có học sinh đầu tiên học chương trình mới thi tốt nghiệp THPT".
Theo Tuoitre
Tiếp tuc cân nhắc đổi mới thi Hôm qua 13.2, tại hội nghị quán triệt Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội, nhiều ý kiến góp ý về đổi mới thi tốt nghiệp THPT vẫn chưa đồng thuận với dự thảo mà Bộ GD-ĐT công bố. Thí sinh làm thủ tục dự thi tốt nghiệp...