Bộ GD-ĐT Hướng dẫn dành chỉ tiêu cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt sau
Bộ GD-ĐT đề nghị đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường công bố công khai điều kiện trúng tuyển để thí sinh nhập học khi được công nhận tốt nghiệp THPT…
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển bằng học bạ vào một trường đại học tại TP.HCM năm 2020 – ĐÀO NGỌC THẠCH
Ngày 6.8, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ tuyển sinh ngành giáo dục mầm non về việc điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh 2020, trong bối cảnh một số thí sinh (TS) diện F1, F2 sẽ phải thi tốt nghiệp THPT đợt 2, do dịch Covid-19.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đề nghị đối với các TS đăng ký xét tuyển không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, các trường công bố công khai điều kiện trúng tuyển để TS nhập học khi được công nhận tốt nghiệp THPT, đảm bảo quyền lợi cho các TS chưa tham dự kỳ thi trong các ngày 8 – 10.8.
Với TS đăng ký xét tuyển sử dụng kết quả thi, các trường phân bổ tỷ lệ chỉ tiêu hợp lý và xét tuyển riêng cho các TS chưa tham dự kỳ thi trong các ngày 8 – 10.8 dựa vào các căn cứ sau: tỷ lệ nguyện vọng (NV) đăng ký xét tuyển của TS thuộc địa phương so với tổng số NV đăng ký xét tuyển của TS trên cả nước vào trường năm 2020; tỷ lệ TS trúng tuyển của địa phương so với số lượng TS trúng tuyển trên cả nước vào trường năm 2019; tỷ lệ TS trúng tuyển của địa phương so với số lượng NV đăng ký xét tuyển của địa phương vào trường trong năm 2019.
Những diện thí sinh nào sẽ thi tốt nghiệp THPT đợt 2?
Khi có chỉ tiêu phân bổ và đề án tuyển sinh, các trường báo cáo về Bộ GD-ĐT và công bố trên trang thông tin điện tử của trường. Công tác tổ chức xét tuyển thực hiện theo quy định, công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng (lấy kết quả từ cao xuống thấp); không gây khó khăn, bức xúc đối với TS và xã hội; điểm trúng tuyển của TS tham dự kỳ thi đợt sau phải đảm bảo không thấp hơn điểm trúng tuyển của TS tham dự kỳ thi trong các ngày 8 – 10.8.
Các trường có tổ chức kiểm tra năng khiếu hoặc thi tuyển sinh riêng thì căn cứ diễn biến của dịch Covid-19 để điều chỉnh kế hoạch thi và tuyển sinh, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.
Đà Nẵng thông báo hoãn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020
Có nên bỏ thi tốt nghiệp THPT 2020?
Tình hình dịch Covid-19 hiện đang diễn biến phức tạp hơn trong khi ngày 8.8, thí sinh đã bắt đầu làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Theo bạn, có nên bỏ thi tốt nghiệp?
Thí sinh tham gia thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG
Cho đến lúc này, Bộ GD-ĐT vẫn quyết định sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ngày 31.7, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Chúng ta phải coi trọng sức khoẻ của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên... tham gia làm thi, rộng hơn là coi trọng sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, không vì không đủ thông thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ".
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, một số địa phương có nguy cơ cao như Đà Nẵng, Quảng Nam cần bình tĩnh, sát sao, bám sát diễn biến dịch để cùng Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế để có sự tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp phù hợp liên quan đến kỳ thi". Với các địa phương khác, ông Nhạ đề nghị cần bám sát tình hình để chuẩn bị kỳ thi theo lịch trình đã đề ra.
Ngày 1.8, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đã chính thức có văn bản gửi Bộ GD-ĐT, kiến nghị về việc không tổ chức thi tốt nghiệp THPT vì diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Theo đó, Đà Nẵng đề xuất Bộ GD-ĐT báo cáo Chính phủ cho thành phố không tổ chức thi tốt nghiệp THPT và có chỉ đạo, hướng dẫn xét đặc cách tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 chuẩn bị tham dự kỳ thi này ở Đà Nẵng. Đồng thời những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học, Đà Nẵng đề xuất Bộ chỉ đạo các trường đại học có phương án phù hợp, tạo điều kiện cho thí sinh Đà Nẵng được xét tuyển. Ngoài Đà Nẵng thì Quảng Nam cũng đã có kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ GD-ĐT về 3 phương án liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh tham gia thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG
Theo hiệu trưởng một trường THPT tại Q.Thủ Đức (TP.HCM), với tình hình phức tạp như hiện tại, việc xét tốt nghiệp là tốt nhất. Bởi huy động toàn ngành giáo dục vào một kỳ thi quả là đáng lo. Mục tiêu lớn của đa số học sinh là vào các trường CĐ, ĐH. Vậy để các trường CĐ, ĐH cho ý kiến là họ cần kết quả thi này không?
"Nếu không, giao các trường THPT xét công nhận hoàn thành chương trình học lớp 12. Các trường CĐ, ĐH tùy điều kiện của mình để đưa ra cách thức tổ chức xét hồ sơ thí sinh. Giảm gánh nặng của toàn xã hội, gánh nặng cả về sức người, sức của", vị hiệu trưởng cho biết.
Thí sinh Lê Phương từ Đà Nẵng gửi thư đến Báo Thanh Niên bày tỏ suy nghĩ: "Chỉ còn một tuần nữa là em bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thầy cô đều đã cho nghỉ và tự ôn ở nhà. Chúng em rất lo lắng và không sao ngủ được, các bạn trên cả nước chắc cũng đang ôn tập những tâm lý cũng đang tập trung về tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên lúc thi thì đề sử dụng chung cho cả nước, từ vùng đang tâm dịch cho đến những vùng chưa bị ảnh hưởng của dịch. Chưa kể Đà Nẵng thực hiện giãn cách đến qua ngày thi... Mong Bộ GD-ĐT hãy suy nghĩ đến phương án có thể đặc cách xét tốt nghiệp hoặc là xét học bạ để xét tuyển ĐH".
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (Mỹ), cho rằng với tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT cao như mấy năm qua, nếu bỏ thi sẽ không ảnh hưởng nhiều. Nếu tổ chức thi thì việc kiểm tra nhiệt độ, mang khẩu trang, ngồi cách xa để giảm thiểu nguy cơ truyền nhiễm... không phức tạp lắm. Nhưng sẽ tốn kém hơn vì cần nhiều không gian, nhiều giám thị hơn...
Theo bạn, có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020?
Nếu dịch Covid-19 xảy ra trên diện rộng, có nên hủy thi tốt nghiệp THPT? 'Tùy vào diễn biến dịch Covid-19, chúng ta nên có phương án: Vùng nguy cơ thấp tổ chức thi tốt nghiệp THPT, nguy cơ cao dời lại và thi sau bằng đề dự bị. Nếu dịch lây lan trên diện rộng thì có thể hủy kỳ thi...'. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đang thu hút nhiều ý kiến xung quanh việc tổ chức...