Bộ GD-ĐT định sửa hàng loạt quy trình, tiêu chuẩn biên soạn Sách giáo khoa

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ siết chặt hơn khâu thực nghiệm sách giáo khoa, đồng thời nâng tiêu chuẩn người biên soạn và thẩm định sách.

Đó là một trong những điểm mới ở dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK mà Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu để xin góp ý.

Siết chặt hơn khâu thực nghiệm SGK

So với Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, dự thảo này có khá nhiều điểm mới trong công tác biên soạn, thẩm định SGK.

Ở Điều 9 về quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK, dự thảo mới này bổ sung thêm các yêu cầu và quy trình đối với việc thực nghiệm sách. Những điều này không có trong thông tư trước đây.

Cụ thể, khoản 3 mới được bổ sung vào Điều 9 nêu rõ yêu cầu và quy trình thực nghiệm SGK như sau:

“Các bài dạy thực nghiệm được lựa chọn đối với mỗi bản mẫu SGK phải bảo đảm tính đại diện các bài học trong sách, thể hiện rõ điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đối với các mạch nội dung trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

Trường được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại; mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 2 lần, sau lần dạy thực nghiệm lần 1, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài dạy thực nghiệm và dạy thực nghiệm lần 2.

Bài dạy thực nghiệm được thực hiện đối với tất cả học sinh của lớp tham gia học tập; giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ bài thực nghiệm là những người đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông; một bài dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 3 giáo viên dự giờ.

Bài dạy thực nghiệm được đánh giá về nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, ngôn ngữ sử dụng và hình thức trình bày của SGK theo các quy định”.

Bộ GD-ĐT định sửa hàng loạt quy trình, tiêu chuẩn biên soạn Sách giáo khoa - Hình 1

Ảnh minh họa.

Video đang HOT

Không nhất thiết phải qua nhà xuất bản

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10 về tiêu chuẩn của tổ chức biên soạn SGK.

Theo đó, tiêu chuẩn “được một nhà xuất bản đáp ứng điều kiện quy định đảm nhận tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK; phối hợp tổ chức thực nghiệm và đề nghị thẩm định SGK”, được thay bằng “Có đội ngũ biên tập viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Luật xuất bản hoặc được một nhà xuất bản thành lập theo quy định của pháp luật, trong đó việc tổ chức xuất bản SGK phải được ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản đảm nhận tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu; phối hợp tổ chức thực nghiệm và đề nghị thẩm định sách”.

Kéo theo đó, việc đề nghị thẩm định sách giáo khoa cũng không nhất thiết phải thông qua nhà xuất bản. Thay vào đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 18 thành: “Đơn vị đề nghị thẩm định SGK là tổ chức, cá nhân biên soạn sách đáp ứng tiêu chuẩn quy định; có bản mẫu SGK được tổ chức biên soạn, chỉnh sửa theo quy định; hằng năm đăng kí số lượng, tên bản mẫu SGK đề nghị thẩm định về Bộ GD-ĐT trước ngày 1/11 năm trước năm thẩm định”.

Nâng tiêu chuẩn cá nhân biên soạn và thẩm định SGK

Dự thảo đã siết chặt hơn ở tiêu chuẩn cá nhân biên soạn SGK (về thời gian trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với SGK môn học).

Cụ thể, sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 11 thành: “Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên với chuyên môn phù hợp; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với SGK môn học, hoạt động giáo dục được biên soạn. Riêng SGK các môn học tiếng dân tộc thiểu số, người biên soạn sách có trình độ từ trung cấp trở lên, am hiểu về tiếng dân tộc thiểu số của sách được biên soạn”.

Cùng đó, tiêu chuẩn thành viên hội đồng quốc gia thẩm định SGK cũng được nâng lên; Cụ thể, khoản 2, khoản 3 Điều 13 sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với SGK được thẩm định. Riêng đối với SGK tiếng dân tộc thiểu số, thành viên Hội đồng có trình độ từ trung cấp trở lên.

3. Đã từng tham gia một trong các công việc sau: xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn, thẩm định SGK, có ít nhất 3 năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên phù hợp với môn học và hoạt động giáo dục có SGK được thẩm định hoặc có ít nhất 3 năm trực tiếp dạy môn học có nội dung phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách được thẩm định”.

Bộ GD-ĐT định sửa hàng loạt quy trình, tiêu chuẩn biên soạn Sách giáo khoa - Hình 2

Ảnh minh họa.

Hồ sơ đề nghị thẩm định SGK cũng được yêu cầu chặt chẽ hơn.

Cụ thể, việc thuyết minh về bản mẫu SGK đề nghị thẩm định không chỉ gồm tên SGK; tên tác giả, chủ biên, tổng chủ biên (nếu có); mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; quá trình, kết quả thực nghiệm như ở điểm c khoản 1 Điều 17 thông tư trước đây; dự thảo lần này có yêu cầu có thêm việc “tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá bản mẫu SGK của các nhà khoa học, nhà giáo dục, giáo viên; các thông tin liên quan khác (nếu có)”.

Ngoài ra, theo dự thảo này, đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa sẽ không còn mặc định là Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) mà được điều chỉnh thành “là đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT và do Bộ trưởng phân công”.

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý của dư luận cho dự thảo này đến hết ngày 2/10/2021.

Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6: Chạm đến vấn đề "nóng" của đời sống xã hội

Năm học mới 2021- 2022 sắp bắt đầu và sẽ là năm đầu tiên học sinh lớp 2, lớp 6 học sách giáo khoa (SGK) theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình GDPT 2018).

Ngoài hình thức bắt mắt, hình vẽ và màu sắc sinh động, phương pháp giáo dục "mở" thì bộ SGK mới còn mang đậm hơi thở cuộc sống bởi đã chạm đến nhiều vấn đề "nóng" của học đường và đời sống xã hội như: Dịch bệnh Covid- 19, Bắt nạt, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường...

Đưa hơi thở cuộc sống vào SGK

Khi mở cuốn SGK mới lớp 2, lớp 6 phụ huynh và học sinh dễ dàng bắt gặp các chất liệu cuộc sống bình dị, gần gũi với những thông điệp tích cực; răn dạy học sinh về nhiều điều tốt đẹp cần học tập và bồi đắp.

Các bài toán vận dụng và thử thách ở cuốn SGK Toán lớp 6 - Bộ kết nối tri thức với cuộc sống được lấy từ những tình huống rất thường gặp như: Xếp hàng chờ mua vé xem bóng đá (bài Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên); trường học lên kế hoạch thay tất cả bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn Led (bài Phép nhân và phép chia số tự nhiên); khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (bài Luyện tập chung); hoạt động tích cực của Hội cha mẹ học sinh; dự án học tập nhóm (bài Quan hệ chia hết và tính chất); sử dụng cốc giấy, đĩa giấy để bảo vệ môi trường (bài Bội chung, bội chung nhỏ nhất); đi xe bus, phương tiện công cộng; quản lý chi tiêu cá nhân (bài Phép nhân số nguyên); biểu tượng cảm xúc (emoji); học sinh đi dã ngoại, nhắn tin cho bố mẹ về nơi mình đến thăm ...

Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6: Chạm đến vấn đề nóng của đời sống xã hội - Hình 1

SGK mới đề cập nhiều vấn đề nóng và mang đậm hơi thở cuộc sống.

Trong chương "Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên"- Toán 6, những hình ảnh, từ ngữ đậm chất văn học đã được đưa vào chuyên đề; không chỉ giúp học sinh định hình được bài học mà còn liên hệ với những môn học, lĩnh vực khác: "Em thấy hình ảnh Khuê Văn Các rất đẹp, đúng không? Một trong những điều làm nên vẻ đẹp đó là tính cân đối, hài hòa. Trong thiên nhiên, nghệ thuật và cuộc sống, ta cũng thường bắt gặp rất nhiều hình ảnh đẹp như vậy. Chúng được gọi là hình có tính đối xứng...". Với phần mở đầu nhẹ nhàng, uyển chuyển như vậy, bài toán sẽ trở nên mềm mại hơn; quy luật của Toán học cũng trở thành những điều đơn giản hiển hiện ngoài đời sống.

Bên cạnh lồng ghép với Văn học, môn Toán còn phảng phất một số tư liệu của Lịch sử, Địa lý như khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến các tỉnh; sự kiện vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời đô từ Hoa Lư về Đại La (nay là Hà Nội).

Thêm vào đó, dòng chảy thời sự nóng hổi về tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid- 19 cũng được lồng ghép vào bài "Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên". Lấy tựa đề bài viết đăng trên một tờ báo điện tử có nội dung liên quan "Dịch bệnh Covid- 19 ở Việt Nam: Số ca nhiễm giảm dần trong những ngày gần đây"; các kết quả theo yêu cầu của bài toán đã thể hiện hơi thở của cuộc sống và hy vọng về việc Việt Nam sẽ đẩy lùi dịch bệnh vào một ngày không xa. Tương tự, ở một bài tập khác có đề cập đến công tác phòng chống Covid- 19 tại TP Hồ Chí Minh; trong đó các số liệu về đội phản ứng nhanh, các bác sỹ hồi sức cấp cứu, bác sỹ đa khoa, điều dưỡng viên trong cuộc chiến chống Covid- 19. "Em đọc sách và làm bài tập mà thấy như mình đang đọc báo, xem đài. Thật sự rất gần gũi nên có cảm giác dễ hiểu, dễ nhớ hơn"- em Nguyễn Hoài Lâm, học sinh trường THCS Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Đề cập, giải quyết các vấn đề "nóng"

Nhiều vấn đề 'nóng" trong ngành giáo dục cũng như trong cuộc sống đã được khéo léo lồng ghép và đưa vào SGK mới. Một trong số đó có lên án nạn "bắt nạt" mà suy rộng ra là tình trạng bạo lực học đường, dùng vũ lực trong cuộc sống. Cụ thể, SGK tiếng Việt lớp 6 - Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có bài thơ "Bắt nạt" của tác giả trẻ Nguyễn Thế Hoàng Linh. Sau khi đọc và phân tích bài thơ, có một câu hỏi được đặt ra: "Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở vào một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử trước chuyện bắt nạt như thế nào?". Ngoài ra, với những đoạn văn, bài viết đơn giản của chính các em học sinh trong cuốn sách cũng mang lại cảm giác gần gũi, dễ tiếp nhận cho học sinh.

Cô Lê Thị Định - giáo viên Ngữ văn lớp 6, trường THCS &THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: "Các bài học trong SKG lớp 6 mới rất gần gũi và đời thường. Nội dung, câu chữ trong văn bản đặt ra những vấn đề của thực tế đời sống để qua đó học sinh có thể liên hệ với các văn bản khác, các tình huống khác giúp các con phát triển năng lực và có khả năng thích ứng cao hơn".

Sách giáo khoa mới lớp 2, lớp 6: Chạm đến vấn đề nóng của đời sống xã hội - Hình 2

Các giáo viên dạy SGK mới được tập huấn kỹ càng về phương pháp tiếp cận và giảng dạy

Đối với SGK mới lớp 2, cô Dương Thị Huyền - giáo viên trường Tiểu học Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nêu: "Có một điều rất văn minh được đề cập xuyên suốt trong bộ SGK mới lớp 2, đó là vấn đề bình đẳng giới. Nội dung bài học, hình vẽ trong các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Đạo đức đều rất cần bằng giữa nữ và nam; số câu trả lời sai- đúng của các bạn nam - nữ cùng ngang nhau; điều đó tạo nên tâm trạng thoải mái cho các học sinh; từ đó tâm lý tiếp nhận bài học cũng vui vẻ, thoải mái hơn".

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về cách thức chuyển tải nội dung, thông điệp của bộ SGK mới lớp 2 và lớp 6, ông Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ Quốc gia đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: SGK mới lớp 2 và lớp 6 có các nội dung tích hợp liên môn và nội môn bởi thực tế, có nhiều vấn đề không thể giải thích được bằng kiến thức của 1 môn mà cần vận dụng, tổng hợp kiến thức nhiều môn học. Việc lồng ghép các nội dung gắn với thực tiễn đời thường sẽ đưa môn học gần gũi với thực tế để học sinh có hình thức vận dụng phù hợp.

Không những vậy, việc trong một môn học có sử dụng chất liệu của nhiều môn học khác sẽ tạo sự hấp dẫn, cuốn hút học sinh. Bài Toán có tư liệu địa lý, có ngôn ngữ Văn học hoặc dữ liệu của thời sự, y tế sẽ khiến bài học sinh động, hấp dẫn học sinh hơn, giúp giờ học bớt căng thẳng.

"Thêm một yếu tố nữa, việc lồng ghép nội dung này cũng tiệm cận hơn với nền giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Hiện đã có nhiều nước không phân môn mà học theo chủ đề, đi vào những vấn đề sát thực của đời sống xã hội. Do vậy, cách lồng ghép vấn đề, đưa hơi thở cuộc sống vào SGK mới như đã nêu là đúng tinh thần, chủ trương đổi mới của giáo dục hiện nay"- ông Đặng Tự Ân bày tỏ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này
08:00:45 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Diện sành điệu, xinh đúng điệu với thời trang mặc nhà

Thời trang

11:11:51 05/11/2024
Thiết kế của xu hướng thời trang mặc nhà vô cùng đa dạng, từ kiểu dáng áo và quần rộng rãi, váy suông đến áo dây nhẹ nhàng, vừa tôn dáng vừa tạo cảm giác thư giãn vô cùng thoải mái.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bỏ bữa?

Sức khỏe

11:05:05 05/11/2024
Bỏ bữa nhiều lần dẫn đến thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin và khoáng chất, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các chức năng của cơ thể.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

Thế giới

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.