Bộ GD-ĐT cho phép trường ĐH cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài
Bộ GD-ĐT chính thức giao các trường ĐH nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài.
Thí sinh dự thi năng lực tiếng Việt tại Đài Loan – hcmussh.edu.vn
Bộ GD-ĐT vừa ban hành quyết định về việc giao cho Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài, thời gian thực hiện nhiệm vụ là 2 năm.
Như vậy, cùng với Trường ĐH Cửu Long, đây là trường ĐH thứ 2 ở khu vực phía Nam được tổ chức cấp chứng chỉ này.
Từ năm 2017, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM đã tổ chức bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài theo khung năng lực 6 bậc với hình thức thi trực tuyến hai kỹ năng (nghe hiểu, đọc hiểu) và thi trực tiếp với hai kỹ năng (viết và vấn đáp).
Đến nay, trường này đã tổ chức hơn 200 kỳ thi trong và ngoài nước (Hàn Quốc, Đài Loan) với khoảng hơn 6.500 thí sinh đăng ký dự thi. Đặc biệt, từ tháng 11.2018 đến nay, số lượng thí sinh tăng vượt bậc, trong đó có kỳ thi lên đến 400 thí sinh tham gia.
Video đang HOT
Được biết, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM là nơi có số lượng người nước ngoài đến học tiếng Việt và ngành Việt Nam học đông nhất cả nước. Mỗi năm, trung bình trường đón khoảng 5.000 lượt người từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tiếng Việt và trải nghiệm văn hóa Việt Nam.
Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng giao nhiệm vụ này cho 5 trường ĐH khác gồm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên) và Trường ĐH Sư phạm (Đại học Đà Nẵng). Bộ yêu cầu trước ngày 15.12 hằng năm, các trường ĐH này phải báo cáo về tình hình, kết quả tổ chức bồi dưỡng, đánh giá và cấp chứng chỉ tiếng Việt cho người nước ngoài.
Giáo viên gọi học sinh là "con" thể hiện bước lùi về ngôn ngữ?
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân phản đối cách giáo viên gọi học trò là "con" và cho đây là một bước lùi trong phát triển ngôn ngữ tiếng Việt.
Liên quan tới cuộc tranh luận "Giáo viên có nên gọi học sinh là các con?", cô Hoàng Minh Phương - Giáo viên trường THCS Pascal (Hà Nội) cho hay: "Việc giáo viên gọi học sinh thế nào đó là lựa chọn của họ làm sao để hài hòa mối quan hệ hai bên.
Như bản thân tôi thì thích gọi học sinh là "con", tức là tôi coi học sinh của mình như con cháu trong nhà, có cái gì đó thân thiết, gần gũi và yêu thương hơn".
Cô Phương phân tích, nếu gọi học sinh là "anh/chị" và xưng "tôi" thì người nghe lại có cảm giác người nói như giáo viên thiếu thiện chí, thậm chí là thù ghét không yêu thương. Hơn nữa, nó lại mang một cảm giác gì đó cứng nhắc. Việc xưng hô thế nào tôi nghĩ các nhà nghiên cứu không cần "quan trọng hóa vấn đề".
Hiện nay ở trường cô Phương đa số giáo viên đều gọi học sinh là "con" và học sinh cũng xưng "con" với thầy cô.
"Tôi nghĩ không cần quy định một cách cứng nhắc là xưng hô nên phải thế nào. Thực tế, chính học sinh đến độ tuổi nào đó sẽ bỏ cách xưng hô "con-cô/thầy" vì xưng hô không còn thoải mái nữa. Khi cấp 3 hay lớn hơn, học sinh tự thấy xưng hô "con-cô" là trẻ con quá thì chúng sẽ thay đổi", cô Phương nói.
Đứng trên góc độ khoa học xã hội, nhà nghiên cứu ngôn ngữ Lại Nguyên Ân cho rằng: "Một trong những điểm đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt là hệ thống các đại từ thiếu hoàn chỉnh, nhất là ngôi thứ ba, hầu như sang thời hiện đại, thế kỷ XX vẫn chưa định hình được một từ dùng để gọi ngôi thứ hai và ngôi thứ ba sao cho đầy đủ tính trung lập; do vậy thường mượn tạm các từ chỉ các vai trò, các tư cách trong quan hệ gia đình, như ông, bà, cô, chú, bác..v.v.. để thay thế".
Ông Nguyên Ân nhìn lại cách xưng hô ở nhà trường miền Bắc giai đoạn 1954-1975: "Các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đứng trước cộng đồng học trò thường gọi họ là "các em", "các cháu" nếu là học trò mẫu giáo, lớp 1; gọi là "các bạn", "các trò" nếu là học trò lớn cấp 3; nhà giáo đại học thì phổ biến gọi sinh viên là "các bạn"".
Ảnh minh họa
Nhà nghiên cứu Nguyên Ân đánh giá, những cách lựa chọn xưng hô như thế, vẫn mượn từ chỉ các vai của quan hệ gia đình Việt nhưng "còn tạm lọt tai, vì các từ tuy mượn từ quan hệ gia đình, nhưng đã chọn những vai mà quan hệ gia đình tương đối xa: "em", "cháu", không nhất thiết nghĩa là em ruột, cháu ruột, "bạn" thì đã ngoài liên hệ ruột thịt rồi".
Cho rằng cách gọi trò là "con" là bước lùi về tác động phát triển nhân cách xã hội, ông Nguyên Ân nêu thêm: "Nếu trẻ em Việt lớn lên ở môi trường Anh ngữ, Pháp ngữ ..v.v... họ sẽ sớm phải tự xưng là "tôi" chứ không có từ "con, em, cháu" cho môi trường ngôn ngữ ấy".
Theo ông Nguyên Ân, cách gọi "con", "các con" như thế chỉ gia cố quan hệ gia đình cho các không gian xã hội chứ không kích thích phát triển các quan hệ xã hội rộng hơn gia đình.
Làm rõ thêm vấn đề xưng hô trên, PGS.TS Phạm Văn Tình -Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam chỉ ra những cặp xưng hô đang tồn tại trong nhà trường hiện nay: Thầy/Cô- Cháu; Thầy/Cô- Em; Thầy/Cô-Con; Thầy/Cô- Anh/Chị.
Trong số những cặp xưng hô này thì cặp xưng hô Thầy/Cô- Con chưa tạo sự thoải mái trong giao tiếp. "Trong tiếng Việt, ta chỉ xưng "con" với người nào đó sinh ra mình, thường là bố mẹ, ông bà thân tình lắm mới gọi cháu là "con".
Cho nên, thầy cô gọi trò là "con" đôi khi tạo ra những tình huống lúng túng: Có những cô giáo mới tốt nghiệp đại học, chỉ hơn trò mấy tuổi, gọi trò bằng "con", không hợp về mặt tuổi tác đã đành, cũng không hợp lắm về mặt tâm lí dẫn đến thầy/cô cũng gượng, trò xưng "con" cũng không thỏa mái. Có tình trạng, học sinh ở lớp xưng "con" nhưng ra ngoài lại lập tức xưng "em", xưng "cháu", thoải mái hơn hẳn".
PGS-TS Phạm Văn Tình cảnh báo: "Khi xưng hô không thoải mái thường không đạt hiệu quả trong giao tiếp. Cho nên, cần cân nhắc vấn đề này".
Theo Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, vấn đề xưng hô trong nhà trường cần có một cuộc khảo sát chung trong xã hội, từ học sinh, giáo viên, phụ huynh... nếu không những cuộc cày xới luận bàn trên mạng sẽ lại chìm nghỉm, giống như câu chuyện này từng được các nhà ngôn ngữ học lưu ý nhưng rơi vào quên lãng suốt 20 năm nay.
Hoàng Thanh
Bốn kỹ năng làm bài thi tiếng Việt cho học sinh lớp 5 Học sinh thi vào lớp 6 tự luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích đề, kỹ năng làm bài tổng hợp để chuẩn bị cho môn tiếng Việt. Trong thời gian nghỉ kéo dài vì Covid-19, cô Trần Thu Hoa - Giáo viên môn tiếng Việt, Hệ thống Giáo dục Học Mãi chia sẻ bốn kỹ năng học sinh cần rèn...