Bộ GD-ĐT cho phép ĐH Nguyễn Trãi liên kết đào tạo với Đức
Ngày 24/3, Bộ GD-ĐT đã chính thức trao quyết định cho phép Trường ĐH Nguyễn Trãi liên kết đào tạo chương trình hợp tác với ĐH FHM (CHLB Đức).
Theo đó, chương trình này sẽ bắt đầu tuyển sinh từ năm 2011 ngành Quản trị kinh doanh quốc tế với 50 chỉ tiêu, thời gian đào tạo là 4 năm (3 năm tại Việt Nam và 1 năm tại Đức); ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh.
Trường tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển thí sinh đạt điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH. Thời gian nhận hồ sơ xếp lớp vào khóa dự bị đại học (khóa Tiếng Anh và kỹ năng mềm) vào ngày 10 hàng tháng. Học phí chương trình này là 18.000 USD/4 năm học.
Trong lễ trao quyết định cho phép liên kết đào tạo giữa ĐH Nguyễn Trãi và ĐH FHM, GS.TS.Richard Merk, giám đốc điều hành ĐH FHM, đã trao cho ĐH Nguyễn Trãi quỹ học bổng trị giá 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lãnh đạo Trường ĐH Nguyễn Trãi cho biết, sinh viên năm đầu theo học chương trình này sẽ được tặng 200USD để hỗ trợ mua laptop và được học khóa tiếng Anh 100 giờ, 200 giờ hoặc 300 giờ; khóa học tiếng Đức 150 giờ tại NTU và 150 giờ tại FHM cùng khóa học kỹ năng làm việc từ 4 đến 8 tuần dành cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Theo Dân Trí
Đủ dạng liên kết đào tạo để "chiều lòng" thí sinh
Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn "chiều lòng" thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.
Thí sinh có rất nhiều cơ hội vào đại học.
Xã hội hóa giáo dục đã mang lại cho thí sinh có thêm nhiều cơ hội vào đại học (ĐH), đặc biệt là thí sinh gia đình có điều kiện nhưng không thi đỗ kỳ thi tuyển sinh ĐH. Cũng chính xã hội hóa giáo dục đã cởi mở hơn cho các trường ĐH mở ra nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Chương trình này rất "chiều lòng" thí sinh. Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi ĐH, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học có thể gọi là "tốp đầu" hiện nay.
Năm 2011, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiêu sinh vào các ngành liên kết đào tạo với các trường nổi tiếng nước ngoài như ĐH Troy (TROY) - Mỹ, Viện ĐHQG Bách khoa Grenoble (INPG) - Pháp, ĐH Leibniz Hannover (LUH) - Đức, ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) - Nhật, ĐH Victoria Wellington (VUW) - New Zealand... với các ngành đào tạo như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính; Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế... Sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo này sẽ được cấp bằng ĐH của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của trường đối tác nước ngoài.
Việc xét tuyển vào học chương trình này cũng rất đơn giản, thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh đại học khối A, D1 và D3 năm 2011 vào Trường ĐHBK Hà Nội hoặc các trường ĐH khác trên toàn quốc đạt điểm sàn ĐH.
Đối với thí sinh không có điểm thi đại học nhưng đã tốt nghiệp THPT năm 2011 tham dự đợt kiểm tra đầu vào (3 môn: Toán, Lý, Hóa) do Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, kinh phí học chương trình này tính ra hàng trăm triệu đồng.
Tương tự, chương trình liên kết của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011 tuyển sinh bậc ĐH (với các đại học Mỹ, Úc, Nhật) các ngành: Quản lí, Điện - Điện tử, CNTT, KS Dầu khí; Xây dựng,... văn bằng do nước ngoài cấp. Đặc biệt, trường có chế độ cho vay để học.
Với ngành Công nghệ thông tin trường liên kết với Trường ĐH AUT (New Zealand) thí sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT và điểm thi ĐH khối A là được xét tuyển vào học.
Năm nay Khoa Quốc tế - ĐH Quốc gia Hà Nội có 500 chỉ tiêu (không thuộc 5.500 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN). Vớicác ngành học do ĐHQGHN cấp bằng như Kế toán, phân tích và kiểm toán: Tuyển sinh các khối A,D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, với các ngành do trường ĐH nước ngoài cấp bằngnhư Kế toán (honours), Khoa học Quản lí: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT. Kinh tế - Quản lí: Tuyển sinh các khối A, D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên và theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài. Kinh tế - Tài chính, Trung Y - Dược, Hán ngữ, Giao thông: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT.
Tuy nhiên, học phí không phải là rẻ, tính theo USD, thu bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm nộp.
Tại ĐH Thái Nguyên, khoa Công nghệ thông tin liên kết với Trường ĐH Fontys - Hà Lan đưa ra chương trình với hình thức học (4 1), sinh viên học 4 năm tại Việt Nam sau đó chuyển sang học tại Hà Lan 1 năm. Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng của ĐH Fontys cấp. ĐH Thái Nguyên cũng đào tạo ngành Công nghệ thông tin liên kết với trường Wakefield - vương quốc Anh...
Đáp ứng yêu cầu người học, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, với ưu điểm đôi bên cùng có lợi này nên đa số các trường ĐH Việt Nam hiện nay đều mở ra chương trình liên kết đào tạo này. Tuy nhiên, vào học chương trình này thí sinh nên lưu ý, trong số các chương trình liên kết đào tạo mà các trường thực hiện, không phải chương trình nào cũng được Bộ GD-ĐT phê duyệt vì trường đối tác không đảm bảo chất lượng. Do vậy, khi đăng ký vào chương trình học, thí sinh nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.
Theo Dân Trí
Tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường ĐH khối Pháp ngữ Sự liên kết giữa các trường ĐH khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên của Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) với các trường trên thế giới, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo... là những nội dung quan trọng của hội nghị diễn ra tại Huế ngày 3/12. Gần 100 hiệu trưởng, giám đốc các...