Bộ GD-ĐT chỉ đạo xử nghiêm vụ “trò chơi phản cảm” ở ĐH Cần Thơ
Bộ GD-ĐT khẳng định các trò chơi phản cảm, bạo lực, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tâm sinh lý lứa tuổi đều không được tổ chức trong các cơ sở giáo dục.
Trò chơi bị cho là phản cảm ở Trường THPT Thực hành thuộc trường ĐH Cần Thơ – Ảnh cắt từ clip
Liên quan đến việc Trường THPT Thực hành thuộc trường ĐH Cần Thơ tổ chức trò chơi “chuyền thẻ bằng mặt” cho học sinh vào ngày 19.8 vừa qua gây phản ứng trong dư luận, đại diện Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên thuộc Bộ GD-ĐT cho biết quan điểm của Vụ là Trường THPT Thực hành thuộc trường ĐH Cần Thơ đã thiếu nghiên cứu kỹ lưỡng khi vận dụng trò chơi của một số nước vào trong hoạt động này. Bộ GD-ĐT cũng cho rằng nhà trường đã quản lý lỏng lẻo, thiếu giám sát chặt chẽ khi tổ chức trò chơi để đảm bảo tính giáo dục, công tác tổ chức trò chơi chưa đạt yêu cầu.
Đại diện Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh tất cả các trò chơi (trên mạng và trực tiếp) cũng như các hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên mang tính chất nhạy cảm, bạo lực không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tâm sinh lý lứa tuổi, mục tiêu giáo dục toàn diện người học đều không được tổ chức trong các cơ sở giáo dục.
Để xảy ra vụ việc trên, trách nhiệm trước hết thuộc về ban giám hiệu, Đoàn trường THPT Thực hành Sư phạm.
Bộ GD-ĐT yêu cầu Trường ĐH Cần Thơ, Sở GD-ĐT Cần Thơ kiểm tra, xác minh vụ việc, làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định và báo cáo về Bộ trước ngày 30.8.
Trước đó, clip dài gần 1 phút 40 giây ghi lại cảnh các em học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm (thuộc ĐH Cần Thơ) đang chơi một trò chơi tập thể có tên “chuyền thẻ bằng mặt” đã gây phản ứng dữ dội trong dư luận vì bị cho là quá phản cảm, không phù hợp với môi trường giáo dục.
Video đang HOT
Theo đó, một học sinh nằm xuống đất, đặt một tấm thẻ lên môi, một học sinh khác giới sẽ nằm đè lên người nằm dưới, đồng thời cũng đặt môi vào tấm thẻ. Khi tấm thẻ được giữ cố định giữa môi của hai học sinh, cả hai sẽ lăn một vòng và làm sao để tấm thẻ không rơi xuống.
Trường ĐH Cần Thơ và Sở GD-ĐT Cần Thơ ngay sau đó đã có báo cáo bước đầu về Bộ GD-ĐT về vụ việc này.
Theo đó, trò chơi này nằm trong chuỗi các hoạt động đầu năm học mới với mục đích giúp các em học sinh đầu cấp học giao lưu, làm quen với bạn bè, trường lớp và giáo viên.
Một học sinh của trường quay clip trò chơi với 2 học sinh 1 nam, 1 nữ tham gia nhằm lưu giữ kỷ niệm. Sau đó, học sinh này đăng tải lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè, với nhận thức đây là hoạt động vui chơi bình thường của học sinh.
Theo Yến Anh (NLĐ)
'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ
Số nơi đào tạo thạc sĩ nở rộ trên cả nước dẫn đến nghịch lý: trường càng uy tín càng khó tuyển sinh, vì người học chỉ cần lấy tấm bằng là đủ.
'Bùng nổ' đào tạo thạc sĩ
Theo Bộ GD-ĐT, tính đến hết năm học 2016-2017, cả nước có 180 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ với quy mô 105.801 học viên (tăng 12,8% so với năm học 2015-2016). Số ĐH, học viện trong năm học trên là 235.
Tính từ năm 2010 đến nay, số cơ sở giáo dục tuyển sinh và đào tạo thạc sĩ nở rộ...
Khắp nơi tuyển sinh
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010 trở về trước chỉ có Trường ĐH Cần Thơ đào tạo sau ĐH. Đến nay, thống kê chúng tôi có được cho thấy hầu như tất cả các trường ĐH ở khu vực này như Đồng Tháp, An Giang, Tây Đô, Nam Cần Thơ, Cửu Long, Kinh tế công nghiệp Long An... đều có tuyển sinh thạc sĩ.
Nhiều trường ở khu vực này từ CĐ đến ĐH đã liên kết với trường khác tổ chức tuyển sinh đào tạo hàng chục chuyên ngành sau ĐH.
Đơn cử Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. Kỳ tuyển sinh cao học đợt 1 năm 2018, trường thông báo tuyển 23 chuyên ngành khác nhau với hơn 600 chỉ tiêu. Đây là các chương trình liên kết với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Vinh đào tạo.
Tương tự, Trường ĐH Bạc Liêu cũng liên kết với các trường ĐH khác tuyển sinh 24 chuyên ngành cao học. Trường ĐH Xây dựng Miền Tây, Tiền Giang, Cửu Long cũng liên kết với ĐH miền Bắc, miền Trung tuyển sinh sau ĐH. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang cũng là điểm tiếp nhận hồ sơ, nơi học tập của nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ...
Ở Đông Nam Bộ (trừ TP.HCM), năm 2010 chỉ có Trường ĐH Lạc Hồng, ĐH Bình Dương đào tạo thạc sĩ. Đến nay có 8 đơn vị đào tạo thạc sĩ (2 đơn vị liên kết). Còn ở TP.HCM và Hà Nội, hầu như trường ĐH nào cũng có tuyển sinh đào tạo thạc sĩ...
"Né" trường tuyển khó
Chính việc "bùng nổ" các chương trình, trường đào tạo thạc sĩ thời gian qua đã dẫn đến một điều nghịch lý: trường càng uy tín càng khó tuyển sinh.
Thống kê từ ĐH Quốc gia TP.HCM cho thấy từ năm 2012 đến nay, lượng học viên nhập học bậc sau ĐH tại các trường thành viên giảm rất mạnh. Cụ thể, năm 2012 đơn vị này có 10.000 thí sinh dự thi. Đến năm 2017 chỉ còn 2.912 thí sinh đăng ký dự thi/3.683 chỉ tiêu.
Cũng so sánh hai năm kể trên, số thí sinh đăng ký thạc sĩ vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM như Trường ĐH Bách khoa giảm 6 lần; ĐH Khoa học tự nhiên giảm 3 lần; ĐH Công nghệ thông tin giảm 8 lần, ĐH Kinh tế - luật giảm 6 lần... Số lượng thí sinh đăng ký dự thi thạc sĩ trong các năm gần đây đều thấp hơn so với chỉ tiêu.
Tương tự, số thí sinh dự thi cao học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng liên tục giảm những năm gần đây. Thời đỉnh điểm, số lượng thí sinh dự thi cao học ở trường này cả chục ngàn người, nhưng trong kỳ tuyển sinh đợt 2-2017 chỉ có hơn 1.700 thí sinh dự thi.
Tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tình trạng cũng tương tự. Năm 2011, trường này tuyển được 3.053 học viên cao học theo học tại 32 chương trình đào tạo thạc sĩ. Và cả hai đợt tuyển sinh năm 2017 trường chỉ tuyển được khoảng 800 học viên cao học, chỉ bằng 1/4 so với cách đây 6 năm.
Theo đánh giá của ĐH Quốc gia TP.HCM, số lượng thí sinh sau ĐH giảm có một số nguyên nhân chính như số trường ĐH đào tạo thạc sĩ tăng nhanh kể từ năm 2010. Nếu so các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường ĐH bên ngoài, số ngành trùng là 48%.
"Số lượng thí sinh đăng ký học cao học tại ĐH Quốc gia TP.HCM sụt giảm nghiêm trọng do có quá nhiều trường đào tạo thạc sĩ. Trong đó có nhiều trường tuyển sinh dễ, điều kiện ngoại ngữ không cao nên thu hút nhiều người đi học vì mục tiêu kiếm bằng hơn nâng cao kiến thức" - một cán bộ ĐH Quốc gia TP.HCM đánh giá.
Theo TTO
Trò chơi nhạy cảm của học sinh Cần Thơ gây bức xúc: Bộ GD-ĐT yêu cầu xử lý nghiêm Đại diện Bộ GD-ĐT yêu cầu trường Đại học Cần Thơ, Sở GD-ĐT Cần Thơ kiểm tra, xác minh vụ việc và làm rõ mức độ vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định. Liên quan đến việc học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm, Đại học Cần Thơ tham gia một trò chơi...