Bộ GD-ĐT áp dụng phần mềm chống gian lận tuyển sinh 2020
Hệ thống sẽ cảnh báo nếu các trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo cũng như cảnh báo nếu phát hiện giảng viên cơ hữu đứng tên ở nhiều trường…
Thí sinh dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ tại TP.HCM năm 2019 – Ảnh: TỰ TRUNG
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT – cho biết năm nay bộ xây dựng phần mềm quản lý chỉ tiêu tuyển sinh để phát hiện và cảnh báo các trường về việc trùng giảng viên, xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực để đảm bảo chất lượng.
Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với bà Thủy về vấn đề này.
Các trường sẽ báo cáo về Bộ GD-ĐT và công khai đề án tuyển sinh riêng trên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh, xã hội giám sát, cập nhật thông tin.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy
* Năm nay bộ rà soát đề án tuyển sinh khá kỹ nhằm tránh trường hợp nhiều trường công bố đề án rồi rút xuống điều chỉnh lại. Việc rà soát này được thực hiện thế nào, thưa bà?
Video đang HOT
- Bộ GD-ĐT xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm quản lý về chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm mầm non. Phần mềm này sẽ hỗ trợ các trường trong khai báo, cập nhật tình hình thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019, các điều kiện đảm bảo chất lượng trong xác định chỉ tiêu năm 2020 bằng hình thức online.
Đây là công cụ để tổng hợp, cập nhật dữ liệu về chỉ tiêu tuyển sinh, điều kiện đảm bảo chất lượng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh của hệ thống giáo dục ĐH. Hệ thống sẽ cảnh báo nếu các trường xác định chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo cũng như cảnh báo nếu phát hiện giảng viên cơ hữu đứng tên ở nhiều trường…
Các trường căn cứ vào các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thị trường lao động, được quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xác định, thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – quyền vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT – Ảnh: FTU
* Các trường phải nhiều lần điều chỉnh đề án tuyển sinh. Đến thời điểm này, trang tuyển sinh của Bộ GD-ĐT chưa có bất kỳ đề án tuyển sinh nào của các trường?
- Dịch COVID-19 làm cho việc học tập bị gián đoạn khiến công tác thi, tuyển sinh ĐH năm nay cũng bị ảnh hưởng, diễn ra trễ hơn so với mọi năm. Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vì thế cũng sẽ được ban hành muộn hơn so với mọi năm. Hiện quy chế vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với tình hình dịch COVID-19. Kế hoạch tuyển sinh của các trường phụ thuộc vào kế hoạch thi tốt nghiệp THPT nên các trường chưa thể hoàn thiện đầy đủ và công bố đề án tuyển sinh vào thời điểm này.
Năm nay, theo quy định, tất cả các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường trước 15 ngày tính đến ngày thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển.
* Những nội dung nào trong việc xác định chỉ tiêu của các trường được bộ chú ý để đảm bảo chất lượng?
- Ngoài rà soát tiêu chí về điều kiện giảng viên, các trường cần đảm bảo căn cứ pháp lý và các tiêu chí trong xác định chỉ tiêu theo quy định. Cụ thể: tiêu chí số sinh viên chính quy tính trên một giảng viên quy đổi theo từng khối ngành/từng ngành đào tạo; diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo (thuộc sở hữu của trường) tính trên một sinh viên chính quy của các hạng mục công trình; yêu cầu về chủng loại, số lượng học liệu, trang thiết bị tối thiểu theo yêu cầu của chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học…
Tiêu chí nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội: cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu tuyển sinh phải căn cứ nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội cua quốc gia, địa phương và của ngành…
Điều tiết chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm
* Theo nhiều trường, việc giao chỉ tiêu sư phạm của bộ quá chặt chẽ dẫn đến việc có những ngành chỉ có 10, 20 chỉ tiêu gây khó khăn cho đào tạo của các trường…
- Trước thực trạng dôi dư giáo viên ở một số bậc học tại nhiều địa phương trên cả nước thời gian trước đây, đồng thời nhằm cân đối chỉ tiêu đào tạo giáo viên với đề án quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, từ năm 2018 Bộ GD-ĐT đã có chủ trương điều tiết chỉ tiêu tuyển sinh mới và nâng chuẩn đào tạo với ngành đào tạo sư phạm.
Năm 2020, chỉ tiêu đào tạo sư phạm về cơ bản vẫn giữ nguyên tắc xác định chỉ tiêu như năm 2018, 2019. Đó là căn cứ trên cơ sở chỉ tiêu xác định theo nhu cầu địa phương và năng lực đào tạo của trường. Trong trường hợp nếu tỉnh có nhu cầu giáo viên ở một ngành thấp (ngành đào tạo số lượng hạn chế), Bộ GD-ĐT giao cho trường thuộc địa phương đào tạo.
Nếu trường không có khả năng tổ chức đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đó cho các ĐH vùng hoặc ĐH Quốc gia đào tạo cho tỉnh. Và chỉ tiêu được giao này cũng không vượt quá nhu cầu của địa phương đã xác định.
Lọc thí sinh ảo
Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, tiếp tục cho phép thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng (NV).
Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn NV, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 3 NV đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1.
Ảnh minh họa
Vì thế, dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục NV, nhưng nếu trúng tuyển NV 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới NV 3, 4 nữa. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) lưu ý thí sinh không nên đăng ký quá nhiều NV ở nhiều nơi khác nhau, chỉ nên đăng ký vừa đủ để tránh rủi ro.
Bởi thực tế, đã từng xảy ra trường hợp 1 thí sinh đăng ký tới hàng chục NV, nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ khiến các em bị phân tán nguồn lực, sự tập trung cần thiết để vào được ngành và trường mình mong muốn.
Về phía các trường, Bộ GDĐT cho biết để giải quyết các bất cập từ vấn đề "thí sinh ảo" như gọi vượt chỉ tiêu, không đủ chỉ tiêu do thí sinh rút hồ sơ... bằng cách tiếp tục phối hợp với địa phương hỗ trợ các trường và thí sinh trong khâu tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc hồ sơ ảo như năm 2019. Điều này giúp các trường bảo đảm chất lượng đào tạo, không phải tuyển sinh nhiều vòng, và không kéo dài thời gian tuyển sinh...
Hệ thống xét tuyển thực hiện đồng loạt sẽ bảo đảm tính công bằng khi gọi thí sinh nhập học. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng NV...
Nhiều trường cũng có thể tuyển một số lượng chỉ tiêu hợp lý ngay từ đợt tuyển sinh đầu để duy trì về mặt tài chính và hoạt động chung ổn định cho nhà trường.
Vì vậy, năm 2020 mục đích Kỳ thi THPT là xét tốt nghiệp song trường nào có nhu cầu vẫn có thể vào hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh của Bộ GDĐT để khai báo thông tin tuyển sinh và lọc ảo. Việc hạn chế điều chỉnh quy chế, để quy trình tuyển sinh cơ bản giữ ổn định của Bộ GDĐT nhằm hướng đến một mùa tuyển sinh ĐH, CĐ ổn định, nâng cao chất lượng đầu vào.
Bộ GDĐT lưu ý thí sinh về việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển 2020 Theo PGS-TS Nguyễn Thu Thủy - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), dù được đăng ký nguyện vọng không giới hạn nhưng thí sinh cần phải xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực của mình. Bà Nguyễn Thu Thủy - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại...