“Bộ đường sắt” đang thay đổi?
Thời hoàng kim, vận tải đường sắt chiếm 60% thị phần, song hiện tại, chỉ còn khoảng 1%. Ngành đường sắt đang ráo riết đổi mới hình ảnh một “Bộ đường sắt”cồng kềnh. Lãnh đạo ngành khẳng định, sẽ có một hình ảnh đường sắt hiện đại hơn vào cuối năm. Liệu sự thay đổi có thành hiện thực?
Sẽ có một đường sắt hiện đại ngang tầm khu vực?
Đặt thêm không phải xây mới
Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, hiện tại, năng lực khai thác của ngành đường sắt rất hạn chế. Chỉ khoảng 25 đôi tàu/ngày đêm; tại một số nút thắt, đã nới mà năng lực thông qua chỉ đạt tối đa 18 đôi tàu/ngày đêm. Trong khi đó, tàu khách mới nhất cũng có độ tuổi 15 năm, lâu nhất là 40 năm.
ĐSVN cho biết, tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM có tổng chiều dài đường chính tuyến là 1.726km, khổ đường 1m, được xây dựng từ thời Pháp với tiêu chuẩn kỹ thuật và tốc độ thấp. Hướng tuyến nhiều đoạn đi qua vùng đèo núi quanh co, dốc lớn (đèo Hải Vân, đèo Khe Nét), nhiều đường cong bán kính nhỏ hơn 300m, thậm chí có đoạn chỉ 97m, độ dốc lớn, bề rộng nền đường hẹp, kết cấu nhiều công trình đã xuống cấp chưa được đầu tư. Bởi vậy, Tổng công ty ĐSVN vừa có Tờ trình gửi Bộ GTVT đề xuất đặt thêm một tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến đường sắt hiện có để nâng cao năng lực thông qua, khai thác. “Chúng tôi không đề xuất xây mới thêm một tuyến đường sắt mà là đặt thêm một đường sắt khổ 1m song song với đường cũ, đổi mới công nghệ từ chạy tàu đường đơn sang đường đôi tận dụng toàn bộ cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có”, ông Trần Ngọc Thành cho biết. Theo đó, nếu được chấp thuận và hoàn thiện, năng lực thông qua sẽ được nâng lên từ 25 đôi tàu/ngày đêm lên khoảng 100 đôi tàu/ngày đêm.
Theo ông Trần Ngọc Thành, trong chiến lược phát triển của ngành đường sắt đến năm 2030 tầm nhìn 2050, ngoài việc xây dựng tuyến đường sắt tiêu chuẩn khổ 1,435m đường đôi, song cũng phải sau 2050 mới hình thành, ĐSVN đề xuất đặt thêm một đường sắt khổ 1m chạy song song chứ không phải là xây mới như dư luận đang hiểu. “Từ nay đến năm 2050 khi chúng ta có đường sắt khổ đôi 1,435m không lẽ còn hơn 30 năm nữa mà đường sắt vẫn cứ ùn ứ, lạc hậu như bây giờ. Chúng ta phải đầu tư, lắp đặt thêm thì mới đáp ứng được nhu cầu đi lại, tốc độ phát triển của xã hội”, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty ĐSVN bày tỏ.
Sẽ có một hình ảnh đường sắt hiện đại vào cuối năm?
Ngoài ra ĐSVN đang đầu tư đổi mới công nghệ bán vé, hệ thống nhà ga, vệ sinh trên tàu. Ông Trần Ngọc Thành khẳng định: “Từ nay đến cuối năm, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán này, hành khách sẽ được chứng kiến một hình ảnh đường sắt khác với ĐSVN thời gian qua mà có nhiều nét giống với đường sắt quốc tế”. Cụ thể, khâu bán vé sẽ được tự động hóa như bán vé máy bay để tránh tình trạng trên tàu còn ghế nhưng nhà ga hết vé. Khách hàng có thể mua vé qua nhiều kênh, thậm chí truy cập từ smartphone cũng đặt mua được vé tàu. Bên cạnh đó, quy trình kiểm soát vé cũng được tối giản, thuận tiện cho khách hàng, nhân viên chỉ kiểm soát vé 1 lần trước khi lên tàu. Ngoài ra, ĐSVN sẽ đầu tư hệ thống xử lý vệ sinh tự hoại trên tàu, tránh xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm; hành lý, valy của khách đi tàu sẽ được kéo thẳng lên tàu mà không phải vất vả như trước kia… “ĐSVN sẽ từng bước đầu tư những đôi tàu theo tiêu chuẩn quốc tế và khu vực để thay đổi chất lượng, hình ảnh ngành đường sắt. Dù không thể nói thay mới là có đủ lực để thay toàn bộ, nhưng chúng tôi sẽ đầu tư và chắc chắn sẽ phải thay mới. Từ nay đến Tết Nguyên đán, hành khách sẽ thấy được sự thay đổi của ngành đường sắt”, ông Trần Ngọc Thành nhấn mạnh.
Tuy vậy, dù làm thêm đường đơn 1m giá thành xây dựng rẻ hơn so với đường khổ rộng, chiếm ít diện tích, thi công nhanh, tận dụng được hệ thống đoàn tàu, trang thiết bị và nhà ga cũng như quản lý đang có sẵn. Song, một số chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt cho rằng, đề xuất này không thuyết phục. Bởi triết lý thiết kế đường bây giờ là phải làm cho tiền duy tu bảo dưỡng ít đi, tức là phải chọn giải pháp xây dựng ban đầu với số tiền lớn. Nếu làm đường khổ 1m thì rẻ, nhưng lại hóa đắt vì duy tu, bảo dưỡng trong suốt thời kỳ sử dụng.
“Tôi không hề ra một quyết định nào cấm cán bộ ngành đường sắt chơi golf như một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin thời gian qua. Tuy nhiên, một năm nay, cán bộ ngành ĐSVN không còn thời gian để chơi golf, từ cán bộ đến công nhân viên đều phải tập trung vào đổi mới, thay đổi lại hình ảnh và chất lượng đường sắt”, ông Trần Ngọc Thành bày tỏ.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bộ trưởng Thăng: Rất cần phát triển đường sắt cao tốc
Bộ trưởng GTVT cho rằng việc phát triển đường sắt là cần thiết để theo kịp xu hướng của thế giới.
Ngày 17/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã trao đổi với báo chí xung quanh chiến lược phát triển đường sắt trong thời gian tới.
Ông Thăng cho biết, và chủ trương của ngành giao thông là xây dựng tuyến đường sắt với công nghệ hiện đại, an toàn cho người sử dụng.
- Chiến lược phát triển đường sắt của ngành giao thông là như thế nào, thưa ông?
Bộ trưởng Đinh La Thăng chia sẻ về chiến lược phát triển đường sắt trong thời gian tới
Hiện nay, Bộ đã trình Chính phủ phê duyệt chiến lược đường sắt. Đây là Chiến lược đã có từ lâu, được trình lên để điều chỉnh lại vì thời điểm mình lập chiến lược (năm 2009) kinh tế xã hội của đất nước khác với bây giờ.
Nhất từ sau 2011, chúng ta thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngành, doanh nghiệp nhà nước thì chiến lược đó không còn phù hợp nữa nên phải điều chỉnh.
Trên cơ sở chiến lược được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ sẽ phải xây dựng quy hoạch phát triển đường sắt để căn cứ vào đó xây dựng từng dự án cụ thể.
Dự án đường sắt Bắc - Nam chỉ là một trong những dự án đường sắt.
- Có ý kiến cho rằng, hiện nay Việt Nam chưa đủ tiềm lực để làm một lúc và hoàn thành luôn tuyến đường sắt cao tốc từ Bắc vào Nam, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?
Quan điểm phát triển đường sắt cao tốc là cần thiết vì nó là tiên tiến, hiện đại cả thế giới người ta dùng
Hiện tai JICA đang tài trợ để đưa ra một nghiên cứu tổng thể phát triển đường sắt trong đó đi sâu vào đường sắt Bắc - Nam.
Nếu có đủ kinh phí thì làm ngay, chưa có đủ kinh phí thì làm trước tuyến Vinh - Hà Nội, Nha Trang - TP. HCM.
Nếu có đủ kinh phí thì làm 2 đường song song theo khổ mới 1,435m. Nhưng vấn đề ở chỗ bây giờ khai thác chung vân chuyển hàng hóa cùng hành khách hay phải tách riêng. Vấn đề đó là phải nghiên cứu vì vận tốc tàu chở hàng và tàu khách là khác nhau.
Đường sắt cao tốc là cần thiết trong tương lai
- Bộ nghiêng về phương án nào JICA đưa ra, thưa ông?
Thực ra mỗi phương án đều có mặt hay riêng, Bộ chưa nghiêng được vì phương án nào cũng có lý cả.
Nhưng đầu tư đường sắt phải tính lâu dài. Quan điểm phát triển đường sắt cao tốc là cần thiết vì nó là tiên tiến, hiện đại cả thế giới người ta dùng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam dùng vào lúc nào thì phải tính toán.
Cho nên, Bộ GTVT đang trình rồi xây dựng phương án đường sắt Bắc Nam với vận tốc từ 160 km đến dưới 200km, chạy chung tàu khách và tàu hàng.
Nhưng cũng phải tính toán đển việc sau này nâng cấp lên đường sắt cao tốc. Sau này kinh tế phát triển nên phải nâng cấp lên đường sắt cao tốc.
- Cụ thể, chủ trương của Bộ GTVT trong vấn đề này là gì?
Chủ trương của Bộ GTVT là đi vào công nghệ hiện đại, an toàn. Việt Nam đã hội nhập với kinh tế thế giới nên mọi vấn đề phải căn cứ vào chất lượng, giá cả.
- Quy hoạch luôn là bài toán khó của Việt Nam. Với ngành GTVT, khi xây dựng chiến lược ngành nói chung, chiến lược ngành đường sắt nói riêng, Bộ chú ý đến vấn đề gì?
Quy hoạch đường sắt phải phù hợp chiến lược phát triển giao thông vận tải. Trong chiến lược phát triển giao thông vận tải sẽ bao gồm các loại đường: Đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy nội địa... và có quy định kết nối giữa các loại đường này với nhau.
Tuy nhiên, một trong những điểm yếu của giao thông Việt Nam đó chính là sự kết nối. Tiến tới chúng ta phải tiến tới mô hình đi từ Lào Cai đến Cà Mau bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng chỉ phải mua vé 1 lần.
Xin cảm ơn ông!
Bác bỏ đ ề xuất làm đường sắt khổ 1 mét
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cũng đã đã bác bỏ đề xuất nghiên cứu làm thêm đường sắt Bắc Nam khổ 1 mét vì cho rằng "không mới và không phù hợp".
Trong đề xuất, VNR lập luận rằng: năng lực vận tải đường sắt đã kịch trần, quá tải. Để có đường sắt cao tốc sớm nhất phải 30 năm nữa, nên cần thêm đường sắt khổ 1 mét, hình thành tuyến đường đôi nhằm giải quyết nhu cầu trước mắt.
Theo ông Thăng, lý luận như vậy không khác nào anh đang có một nhà cấp bốn rồi, nó hơi chật nên anh muốn xây thêm một nhà cấp bốn khác trong thời gian chờ xây một ngôi nhà đàng hoàng hơn.
Trong khi đó ĐBQH Trần Du Lịch thẳng thắn: "Tôi không thể tưởng tượng được ngành đường sắt sẽ ra cái gì nếu bây giờ làm thêm một tuyến đường sắt 1 mét nữa. Bất kể phương án nào với tuyến đường sắt 1 mét hiện tại tôi thấy cũng không nên đặt ra".
Phạm Thịnh
Theo_VTC
Tổng thầu Trung Quốc làm chậm dự án đội giá 339 triệu USD? - Măc du Dư an tuyên đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông đang châm tiên đô; tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại còn 57 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật Tổng thầu chưa trình lại để Chủ đầu tư phê duyệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án. Sau nhưng lum xum cua dư luân vê...