Bò đun ăn với bún
Bò đun là một món nướng, thường được ăn kèm bún hay bánh hỏi, cuộn bánh tráng, rau sống các loại và chấm nước mắm hay mắm nêm. Đây là món ăn khô, ít ai dọn kèm bánh mì.
Nguyên liệu:
500g thịt bò mềm.
3 cây lạp xưởng.
200g mỡ gáy.
Gia vị ướp: hạt nêm, xì dầu, ngũ vị hương, đường, dầu ăn .
Gia vị chấm: nước mắm chua ngọt hay mắm nêm.
Rau xà lách, rau thơm các loại, chanh ớt, hành lá.
Đậu phộng rang giã nhỏ.
Bánh hỏi hay bún, bánh tráng để cuốn.
Thực hiện:
Thịt bò cắt lát mỏng. Ướp thịt với gia vị ướp.
Mỡ gáy luộc chín, cắt miếng mỏng, bằng ngón tay. Ướp mỡ với một ít đường cho mỡ trong.
Lạp xưởng hấp chín rồi lăn trên chảo (không có dầu) đến khi vàng . Cắt như mỡ.
Trải miếng thịt bò ra dĩa, đặt một lát lạp xưởng, một miếng mỡ, rắc ít đậu phộng rồi cuộn lại. Xiên que hay để vỉ, nướng chín vàng.
Bánh hỏi phết dầu hành rồi cuộn lại .
Video đang HOT
Dọn kèm rau sống các loại và nước chấm.
Nước chấm
1. Nước mắm chua ngọt
1 chén nước mắm 1 chén nước lạnh 1 chén giấm 4% độ chua 2 chén đường.
Đun nước đường cho tan, tắt lửa, cho nước mắm giấm vào. Khi dùng cho tỏi và ớt bằm (có thể làm nhiều, để dành trong tủ lạnh, khi cần chỉ lấy ra và thêm tỏi, ớt).
2. Mắm nêm
1 chén mắm nêm 2 chén đường trái thơm xay nhuyễn sả, tỏi, ớt băm nhỏ giấm hay chanh.
Xào sả, tỏi cho thơm, cho mắm nêm, đường vào. Mắm sôi, tắt bếp, cho thơm xay và chanh hay giấm (luợng chanh hay giấm tùy thuộc vào thơm chua hay ngọt mà gia giảm theo khẩu vị). Mắm nấu sôi khi dùng sẽ an toàn hơn.
4 cách pha chế nước mắm tuyệt vời
Nước mắm là có thể nói là gia vị không thể thiếu trong cá bữa cơm của gia đình. Với 4 cách pha chế nước mắm dưới đây, bạn có thể ăn các món mà không sợ bị ngán.
Nước mắm me chua chua ngọt ngọt
0,5 kg me
0,5 kg đường
1,5 lít nước
1 muỗng cà-phê muối (hoặc nước mắm)
1 muỗng cà-phê dầu mè.
Tỏi ớt bằm chỉ cho thêm vào sốt me khi ăn
Cách làm nước mắm me
Bước 1: Cho 0,5 kg me, 1,5 lít nước vào nồi, ngâm 30 phút cho me mềm, sau đó lấy muỗng tán cho me nhuyễn trong nước. Dùng rây lọc bỏ hạt, vỏ me và bã me, chỉ giữ lại nước me.
Bước 2: Cho nước me vào nồi sạch cùng với 0,5 kg đường và 1 muỗng cà-phê muối, đặt lên bếp nấu lửa vừa, vừa nấu vừa khuấy đều tay để me không bị khét ở đáy nồi.
Khi nước me đã hơi sền sệt thì tắt bếp, thêm 1 muỗng cà-phê dầu mè để nước sốt me dậy mùi thơm. Đợi nước sốt me nguội thì cho vào chai, để trong tủ lạnh dùng dần.
Bước 3: Pha nước sốt me: Khi cần dùng nước chấm me để chấm bạn lấy 2 muỗng cà-phê dầu ăn cho vào chảo chống dính, cho muỗng cà-phê tỏi băm vào, phi thơm, rót lượng nước sốt me vừa đủ dùng vào, khuấy đều, nêm thêm chút xíu nước mắm, nếm lại vị mặn ngọt cho vừa khẩu vị. Tắt bếp, đổ nước sốt me ra chén, thêm ớt băm vào để có độ cay tùy ý.
Nước chấm me là loại nước chấm có vị chua ngọt nên thường dùng kèm với các món hải sản nướng có chút vị tanh như tôm, cua, hoặc cá kèo...
Ngoài ra, nước chấm me dùng để ăn kèm hột vịt lộn cũng rất ngon. Làm nước chấm me không khó nhưng khi cần dùng lại hơi mất thời gian nên mình thường làm nhiều, cho vào chai để trong tủ lạnh dùng dần.
Nước mắm nêm chấm bánh tráng cuốn thịt heo
Mắm nêm là loại nước chấm không thể thiếu trong các món bánh gỏi hoặc các món nướng của người miền Trung bởi hương vị đặc trưng của nó.
Mắm nêm thích hợp với các loại bánh làm từ bột như bánh ướt, bánh hỏi lòng heo hay đặc biệt là bánh tráng, nem lụi, bún...
Chuẩn bị nguyên liệu:
Dứa: 1/4 quả
Tỏi, ớt
Đường
Chanh
Mắm nêm
Cách làm mắm nêm :
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Tỏi ớt bỏ vỏ, rửa sạch và băm thật nhuyễn.
Dứa cắt thành miếng nhỏ rồi giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Chanh vắt lấy nước cốt, nhớ bỏ hạt chanh đi để mắm nêm không bị đắng.
Bước 2: làm nước mắm
Trộn đều 2 thìa cà phê tỏi, ớt băm nhỏ và dứa xay nhuyễn với 2 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê nước cốt chanh. Sau đó, pha mắm nêm với gia vị vừa trộn trên theo tỷ lệ 1:1.
Lưu ý rằng, bạn có thể tăng giảm lượng đường tùy khẩu vị cũng như tùy theo loại dứa bạn đã mua. Nếu dứa chín thì vị sẽ ngọt hơn nên bạn có thể giảm lượng đường cho phù hợp và ngược lại.
Nước mắm chua ngọt truyền thống
Chuẩn bị nguyên liệu:
Nước mắm truyền thống ngon: 3 đến 4 muỗng cà phê
Chanh: 1 trái hoặc 1 phần nước cốt chanh tươi
Đường cát trắng: 3 đến 4 muỗng cà phê
Tỏi, ớt: 1 ít
Cách làm nước mắm chua ngọt
Bước 1: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một chiếc chảo nhỏ hoặc nồi nhỏ để đun các nguyên liệu, bạn nên để chảo nóng trước trên bếp khoảng 1 đến 2 phút trước nhé.
Bước 2: Tiếp theo bạn hãy lấy một lượng vừa đủ nước mắm và đường với tỷ lệ bằng nhau là 1:1 cho vào chảo và đun sôi lên, nhớ khuấy đều tay cho đường tan hết cùng nước mắm và tránh để đường bị tình trạng vón cục hay cháy khét nhé.
Bạn tiếp tục đảo đều hỗn hợp cho đến khi nước trong chảo bắt đầu thấy sánh lại thì tạm tắt bếp rồi để hỗn hợp trên nguội hoàn toàn ở nhiệt độ phòng bình thường.
Bước 3: Tiếp đến bạn sẽ pha nước cốt chanh đã chuẩn bị sẵn cùng với tỏi và ớt rồi từ từ rót hỗn hợp nước mắm và đường đã thắng để nguội trước đó vào chung với nhau, vậy là bạn đã có được một chén nước mắm chua ngọt sệt đúng chuẩn để ăn kèm với các món ăn lạt hoặc các món luộc rồi đấy.
Chỉ cần làm theo công thức này là bạn sẽ có được một chén nước mắm chua ngọt sệt đúng chuẩn và phù hợp với khẩu vị của nhiều người rồi đó.
Gỏi búp cải sen trộn bắp bò Cải sen thường dùng để muối chua, nhưng đôi khi người ta cũng dùng cải tươi nấu canh hoặc độc đáo hơn là trộn gỏi. - 200g thịt bắp bò - 400g búp cải bẹ xanh - 1 quả ớt sừng - 1 nhánh gừng nhỏ - 5g húng lủi - 10g đậu phộng rang - Nước mắm chua ngọt - Bánh phồng...