Bố đột quỵ, cô sinh viên nghèo bỏ dở chuyện học
Bố sớm hồi phục và mình được trở lại trường, đó là mong muốn lớn nhất của Nguyễn Thị Bảo Trâm, sinh viên năm 3 Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM sau khi người cha là lao động chính bị đột quỵ nặng khiến gia đình lâm vào cảnh ngặt nghèo.
Em chưa kịp báo hiếu thì bố đột quỵ và không biết gì. Em đã nghĩ có thể mình sẽ tạm dừng lại việc học để còn kiếm tiền phụ giúp mẹ lo chữa chạy cho bố. Nhưng nếu như vậy thì chắc bố em sẽ buồn lắm, vì ông đặt rất nhiều hy vọng vào em”, Bảo Trâm nói trong nước mắt khi đang ở quê nhà tại TT.Sịa (H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) để vào ra Bệnh viện T.Ư Huế cùng với mẹ chăm bố.
Bà Lê Thị Mẫn và Bảo Trâm giàn giụa nước mắt khi đối diện hoàn cảnh khó khăn. ẢNH LÊ HOÀI NHÂN
Bảo Trâm là con đầu trong gia đình có 3 chị em. Bố mẹ lam lũ nơi vùng quê nghèo nên việc Bảo Trâm đỗ vào Trường ĐH Kiến trúc tại TP.HCM là niềm tự hào và hy vọng lớn của gia đình. Thế nhưng, tai họa lại ập đến khi ông Nguyễn Ngọc Ba (52 tuổi, bố Bảo Trâm) đột quỵ. Ông Ba làm thợ xây dựng ở Lào, ngày 15.6 vừa qua trở về quê sau 2 năm dài nơi đất khách, khi đến cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) bỗng dưng đau đầu rồi ngã quỵ. Ông được những người đồng hương đưa về điều trị tại Bệnh viện T.Ư Huế. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ với diễn biến nặng, đến nay dù đã điều trị hơn 1 tháng nhưng vẫn trong trạng thái hôn mê, trở thành người thực vật. Bố đổ bệnh, Bảo Trâm phải dừng việc học về quê giúp mẹ chăm sóc bố.
Video đang HOT
Mọi sự giúp đỡ, xin gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản: 10006868 – Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ sinh viên Nguyễn Thị Bảo Trâm; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình em Bảo Trâm trong thời gian sớm nhất.
“Ông ấy qua Lào để làm ăn kiếm tiền nuôi con ăn học. Tháng trước ông nói nhớ nhà, thế là dành dụm một số tiền nhỏ rồi lên xe về quê thăm vợ thăm con, ai ngờ đâu lại ra nông nỗi này”, bà Lê Thị Mẫn (47 tuổi, vợ ông Ba) giàn giụa nước mắt kể. Bà Mẫn làm lao động ở quê với mức thu nhập chỉ 5 triệu đồng/tháng, số tiền đó đủ cho chi tiêu trong gia đình và lo cho 2 con nhỏ (em của Bảo Trâm) đang tuổi ăn tuổi học. Lâu nay, khoản tiền kiếm được từ nghề thợ xây của ông Ba đều dồn hết cho chuyện ăn học của cô con gái đầu lòng Bảo Trâm. Nhưng kể từ khi chồng nằm viện, bà Mẫn chạy vạy khắp nơi để lo chữa bệnh cho chồng. Vì lo kinh tế, lo sức khỏe của chồng nên lắm hôm bà và các con cũng bỏ bữa.
Khó khăn chồng chất càng khiến cho tia hy vọng được trở lại TP.HCM để tiếp tục học tập của cô sinh viên năm 3 Bảo Trâm càng thêm mịt mờ…
Bộ GD&ĐT lên tiếng về kiến nghị miễn học phí những ngành khoa học cơ bản
Cho rằng học phí bậc đại học đang tăng cao gây khó khăn cho nhiều gia đình có con em theo học, nhiều cử tri kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh giảm.
Cụ thể, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế nêu kiến nghị tới Bộ GD&ĐT: "Học phí bậc đại học đang tăng cao gây khó khăn cho nhiều gia đình có con em theo học, cơ hội theo học các trường chất lượng cho sinh viên nghèo có học lực khá, giỏi bị thu hẹp. Đề nghị Bộ xem xét điều chỉnh giảm học phí đại học".
Trả lời vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho hay, theo các quy định, đến năm 2021 giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí) phải tính đủ chi phí đào tạo, khi đó mức học phí sẽ tăng cao. Vì vậy, để bảo đảm an sinh xã hội, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, đến năm 2025 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ đào tạo ĐH và đến năm 2030 sẽ tính đủ chi phí đào tạo đối với giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước.
Sinh viên ĐH Y Hà Nội trên giảng đường. Ảnh: Như Ý
Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo duc, đào tạo để áp dụng từ năm học 2021-2022.
Theo đó, mức học phí hằng năm được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đóng góp của người dân, tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, học sinh và người dân do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã quy định mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập năm học 2021-2022 giữ ổn định, không tăng so với năm học 2020-2021.
Ngoài ra, cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu thực tế rất nhiều ngành đào tạo tài năng, đào tạo khoa học cơ bản khó tuyển sinh, có nguy cơ ít được quan tâm đầu tư vì hiệu quả tài chính thấp như các ngành sư phạm, cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,... Do đó, cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét ưu tiên đầu tư cho những ngành chất lượng, khó tuyển sinh để thu hút học sinh giỏi nhờ miễn giảm học phí và chu cấp học bổng.
Về nội dung kiến nghị này, Bộ GD&ĐT cho hay, đối với sinh viên sư phạm, Bộ đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo nơi sinh viên theo học và được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Đồng thời, tại khoản 19 Điều 15 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP đã có quy định đối tượng miễn học phí là: "Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định".
Theo Bộ GD&ĐT, việc miễn học phí đối với ngành nghề khác như cử nhân Toán, Vật lý, Văn học,... sẽ tác động lớn đến ngân sách nhà nước, do đó, Bộ xin ghi nhận kiến nghị của cử tri để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định về chính sách miễn, giảm học phí đối với các ngành đào tạo tài năng, các ngành khoa học cở bản vào thời điểm thích hợp, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.
Nhiều địa phương cho sinh viên vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Đại dịch ập đến khiến nhiều người lao động tự do khốn đốn vì mất việc, sinh viên lâm cảnh không có tiền đóng học phí. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tạo điều kiện cho học sinh, sinh...