Bỏ điểm sàn: Trường nghề khóc ròng
Đại diện nhiều trường cao đẳng, trung cấp lo việc bỏ điểm sàn sẽ khiến nguồn tuyển đổ hết vào bậc đại học khiến các trường này vốn đã khó tuyển sẽ càng khó hơn.
Dù điểm sàn những năm gần đây không cao nhưng các trường đại học (ĐH) ngoài công lập đã vét hết thí sinh khiến hệ cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) ngày càng kiệt quệ vì thiếu người học. TS Trần Mạnh Thành, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho biết nếu bỏ điểm sàn thì phải đặt ra cái ngưỡng hay chuẩn tối thiểu cần có cho các bậc học.
Trường nghề khóc ròng
Ngoài một số trường tập trung đào tạo ngành thế mạnh, tình hình tuyển sinh không mấy biến động, hầu hết lãnh đạo các trường CĐ, TC cho biết rất lo lắng trước việc bỏ điểm sàn trong kỳ thi “3 chung” mà chưa có giải pháp thay thế. ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Du lịch Sài Gòn, nhận định nếu các trường đào tạo ngành nghề khác không phải là ngành “hot” thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tuyển.
Đại diện các trường cao đẳng, trung cấp lo thiếu người học khi bỏ điểm sàn. Trong ảnh: Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP HCM) Ảnh: Tấn Thạnh
Ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng Phòng Đào tạo Trường TC Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, thổ lộ: “Chúng tôi lo lắm vì khi đó, các trường ĐH lo lấy đủ chỉ tiêu, sau đó đến các trường CĐ, vậy thì khi nào đến lượt mình. Nếu vậy, bộ chỉ nên cho các trường ĐH chỉ đào tạo ĐH, CĐ đào tạo CĐ và TC cũng thế. Tại sao lại cho hệ ĐH được đào tạo CĐ hay CĐ được đào tạo TC. Như vậy thì quá thiệt thòi cho các trường nghề”.
Video đang HOT
Theo ThS Lê Lâm, Hiệu trưởng Trường TC Đại Việt, nếu bỏ điểm sàn thì các trường TC chỉ còn biết “khóc ròng” vì những em học lực rất yếu mới vào hệ đào tạo này. Việc thắt chặt liên thông vừa qua đã khiến phần lớn thí sinh lâu nay coi hệ TC là chốn tạm dừng chân chấp nhận ở nhà lo luyện thi lên CĐ, ĐH còn hơn đi học nghề, học TC.
Chưa nên làm ngay, cần lộ trình
Theo TS Trần Mạnh Thành, năm ngoái, điểm sàn một số khối giảm, các trường đã tuyển sinh rất khó khăn. Vì vậy, cần những giải pháp tương đương điểm sàn để bảo đảm chất lượng đầu vào và bảo đảm khả năng phân luồng vào các hệ đào tạo. Các bậc học cũng cần có những chuẩn riêng. Ở một số quốc gia, khi sinh viên học các tín chỉ ở bậc CĐ vẫn được chấp nhận khi muốn học ĐH. Trong khi ở nước ta thì chặn lại bằng quy chế liên thông, không những gây khó khăn cho các trường, cho sinh viên mà còn hạn chế việc đào tạo theo tín chỉ.
TS Lê Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường CĐ Công Thương TP HCM, thẳng thắn: “Nếu bỏ điểm sàn cũng phải theo lộ trình chứ bỏ ngay thì các trường CĐ khó tồn tại”.
PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, đề xuất: Nếu bỏ điểm sàn, khi xét tuyển thì cần thêm những chỉ tiêu phụ thay thế để bảo đảm chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu phụ là những yếu tố để bảo đảm tính công bằng và để học giỏi, có năng lực thực sự.
Phải nâng chất lượng đào tạo
Trước việc bỏ điểm sàn, nhiều ý kiến cho rằng các trường CĐ, TC buộc phải tăng chất lượng đào tạo, tăng tính cạnh tranh. PGS-TS Đặng Vũ Ngoạn cho rằng thật ra không cần đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi trường cũng đã có những điểm sàn riêng. Đối với các trường có chất lượng thì điểm sàn bộ có đặt ra cũng không nhiều ý nghĩa. Trong năm 2013, trong khoảng 1,5 triệu thí sinh dự thi, chỉ khoảng 400.000 thí sinh vào các trường ĐH. Do đó, các hệ đào tạo thấp hơn sẽ không phải thiếu nguồn tuyển. Vấn đề là chất lượng của các hệ đào tạo này như thế nào, sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được đòi hỏi công việc ra sao… thì mới thu hút được người học.
Theo NLĐ
Bỏ điểm sàn nhưng sẽ có "ngưỡng" chất lượng
Ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, sau khi công bố kết quả thi đại học theo hình thức ba chung, Bộ sẽ thống kê phổ điểm của từng môn thi. Từ đó đưa ra những mức điểm tương ứng với số phần trăm thí sinh đạt được.
Dựa vào những mức điểm này, các trường có thể lựa chọn phương án xét tuyển.
Sẽ có "ngưỡng" chất lượng
Theo ông Nghĩa, hiện nay, điểm sàn đã không còn hoàn toàn phù hợp với tính đa dạng của hệ thốnggiáo dục đại học. Đặc biệt là khi giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường. Bộ GD&ĐT sẽ xây dựng phương án cụ thể để xin ý kiến rộng rãi trong thời gian tới trước khi quyết định.
"Không phải việc loại bỏ điểm sàn là không còn "ngưỡng" đảm bảo chất lượng. Năm 2013, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh về phương pháp tính "điểm sàn" như thay thế cách tính dựa vào nguồn tuyển và chỉ tiêu bằng phương pháp dựa trên phổ điểm. Năm nay sẽ tiếp tục đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các trường tuyển sinh hiệu quả, chất lượng hơn. Việc xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng sẽ được triển khai sớm và lấy ý kiến rộng rãi các chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông. Tuy nhiên việc xác định ngưỡng cụ thể ứng với từng tiêu chí đảm bảo chất lượng vẫn phải quyết định sau khi có điểm thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Chúng tôi sẽ xây dựng những phương án cụ thể và thông báo sớm, tránh gây tâm lý lo lắng, thấp thỏm cho thí sinh", ông Nghĩa khẳng định.
Thí sinh tham dự kì thi đại học 2013 (Ảnh: Đức Nguyễn)
Còn theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, hiện tại Bộ đang xem xét, nghiên cứu một vài phương án để thay thế tiêu chí về điểm sàn. Những phương án này chưa thể công bố vì còn tính toán và xem xét trước khi lấy ý kiến của xã hội. Tiêu chí mới sẽ hướng tới tuyển thí sinh theo năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức như trước đây. Ví dụ, thay vì chỉ có một tiêu chí là đủ điểm sàn mới trúng tuyển ĐH thì nay có thể kết hợp với việc xem xét kết quả môn thi có phù hợp với ngành học hay không. Có thể tổng điểm 3 môn thi thấp nhưng có môn thi phù hợp với ngành học mà thí sinh đăng ký đạt điểm cao vẫn trúng tuyển.
Trường trung cấp kêu cứu
Theo ThS. Bùi Thanh Long- Chủ tịch hội đồng quản trị Trường Trung cấp Bách Khoa (Chùa Láng, Đống Đa) chia sẻ: "Việc Bộ GD&ĐT hủy bỏ điểm sàn khiến chúng tôi rất lo lắng. Khi đó, các trường ĐH ngoài công lập sẽ lo lấy đủ chỉ tiêu, sau đó đến các trường CĐ rồi mới đến lượt trung cấp. Trước đây tuyển sinh đã khó, giờ lại càng thêm khó".
Ông Long còn đưa ra kiến nghị: "Nếu phương án thay thế điểm sàn thực hiện, bộ cần ra thêm quy định về việc trường ĐH chỉ đào tạo ĐH, CĐ đào tạo CĐ và trung cấp cũng thế. Không nên để ĐH đào tạo CĐ, cao đẳng đạo tạo trung cấp. Như vậy, các trường cao đẳng nghề, trung cấp mới có đất sống".
Cũng theo ông Long, bỏ điểm sàn, chất lượng đầu vào các trường trung cấp cũng sẽ giảm sút. Những em học lực yếu mới lựa chọn hệ đào tạo này. Hơn nữa, việc thắt chặt liên thông vừa qua khiến phần rất đông các thí sinh sẽ lựa chọn ở nhà ôn thi hơn là đi học trung cấp.
Đồng thuận quan điểm, ThS. Cao Huyền Sâm- Chủ tịch HĐQT- Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Công nghệ và Kinh tế đối ngoại cho biết: "Hiện nay, thí sinh đang tập trung vào các trường đại học, cao đẳng nhiều hơn là trung cấp. Giờ lại thêm quy chế bỏ điểm sàn tốt nghiệp, các trường trung cấp tuyển sinh khó càng thêm khó".
Theo TNO
400 sinh viên khóc ròng vì không được cấp bằng tốt nghiệp Dù đã tốt nghiệp nhiều tháng nay, 428 sinh viên trường Trung cấp Y dược Văn Hiến (Thanh Hóa) chưa được cấp bằng, vì hiệu trưởng cũ bị cách chức. Theo phản ánh của những sinh viên trường Trung cấp Y dược Văn Hiến khóa 2011 - 2013, tốt nghiệp từ tháng 11/2013 nhưng họ vẫn chưa được cấp bằng. Lý do nhà...