Bố đẩy xe lăn đưa con đi thi
Đó là trường hợp của thí sinh Hồ Văn Lai, SBD DDKA.17444, dự thi tại điểm trường THPT Trần Phú (Q. Hải Châu, Đà Nẵng). Lai bị thương tật nặng do tai nạn bom mìn từ khi còn nhỏ. Bố phải đẩy xe lăn đưa Lai đến tận phòng thi.
Hai bố con thí sinh Hồ Văn sau buổi thi môn Toán tại điểm trường thi THPT Trần Phú, Đà Nẵng.
Vừa kết thúc buổi thi môn Toán, ông Hồ Văn Hanh, bố của thí sinh Hồ Văn Lai dự thi tại điểm trường THPT Trần Phú đã vội vã vào trong trường thi đón con. Ông Hanh cho biết: “Tôi đưa cháu từ quê nhà ở huyện Gio Linh (Quảng Trị) vào Đà Nẵng thi. Con tôi bị thương tật do dẫm phải bom mìn khi chạy chơi trên bãi cát ở làng từ khi cháu nó mới 10 tuổi.Mất một tay, bàn tay kia cũng không còn vẹn nguyên. Chân của cháu bây giờ cũng là chân giả. Suốt từ đó đến nay, cháu đến trường học trên chiếc xe lăn. Bị thương tật đầy mình như vậy đó mà cháu ham học lắm. Suốt ba năm phổ thông, cháu đều đạt học sinh khá”.
Nhà ở Gio Linh, Quảng Trị, học phổ thông ở trường THPT Lê Lợi ở thị trấn Đông Hà, cách nhà 15 km, lai phải thuê nhà trọ học. Có thể chống nạng đi lại bằng chân giả nhưng di chuyển quá khó khăn, nên hầu hết việc đi lại của lai đều phải cậy vào chiếc xe lăn. Vậy mà, chưa bao giờ Lai có ý nản lòng. Lai chia sẻ: “Người như em càng phải học. Khó khăn nhiều lắm nhưng em không nản lòng. Ước mơ của em là theo gương anh chị, vào đại học. Em thi vào ngành Công nghệ thông tin vì ngành đó em cảm thấy phù hợp với điều kiện bản thân em hơn cả”.
Suốt ba năm phổ thông, trường cách nhà 15km, Lai một mình ở trọ xa nhà, tự mình đến trường học trên chiếc xe lăn này.
Bố Lai là ngư dân, theo tàu ra biển đánh cá khi được khi không. Mẹ ở nhà trống rau, nuôi gà. Nhà có 5 anh chị em tất cả. Ông Hanh, bố Lai tâm sự: “Nhà có 5 đứa con. 3 đứa học đại học xong rồi. 1 đứa nữa đang còn học đại học cũng học ở Đà Nẵng đây. Giờ đến Lai là đứa út cũng muốn thi đại học, muốn đi học đại học. Nhà có gì đâu mà nuôi từng ấy đứa con đi học, làm sao không khó khăn. Nhưng nhìn các con có chí, ham học như vậy, vợ chồng tôi cũng cắn răng mà lo cho con. Nhất là cháu Lai đây. Cháu nó như vậy, đi học có cái chữ, may ra sau này tự lo được cho bản thân mình là vui rồi. Chứ ba mẹ rồi cũng già, sao theo đến suốt đời con được”.
Gia đình không khá giả, bố mẹ Lai vẫn ráng lo cho 5 đứa con ăn học đến nơi đến chốn.
Chia sẻ về bài thi môn Toán sáng nay, Lai không được vui lắm: “Vì phải phải kẹp bút viết bài thi khó khăn hơn các bạn bình thường nên em làm bài thi chậm. Em mới làm được hơn 50% bài thi thôi. Vẫn còn nhiều câu đề thi còn bỏ ngõ nhưng trống điểm báo hết giờ làm bài thi mất rồi”.
May mắn đã mỉm cười với ước mơ vào ĐH của Lai. Nhiều người có mặt ở điểm thi tại trường THPT Trần Phú sáng nay biết đến hoàn cảnh của Lai đã giúp sức gọi xe để đưa hai bố con đến Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng, xin được xét đặc cách tuyển thẳng vào đại học.
Video đang HOT
Nhiều người biết được hoàn cảnh đã giúp sức gọi xe giúp đưa bố con thí sinh lai đến Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng xin được xét đặc cách tuyển thẳng vào ĐH.
Các tình nguyện viên hỗ trợ cơm trưa miễn phí, tài xế taxi cũng không tính phí vì “có đáng là bao”.
Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng sau khi nghe thí sinh trình bày hoàn cảnh đã nhận đơn và đồng ý nguyện vọng xin được tuyển thẳng vào ĐH với trường hợp của Lai.
Theo như bố của Lai cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, với thành tích 3 năm học đều đạt loại khá, Lai được xét miễn thi tốt nghiệp vì đi lại khó khăn. Nhưng về việc có thể xin xét tuyển thẳng vào đại học trong trường hợp của Lai thì gia đình chưa nghe đến quy chế này nên không hay biết. Sau khi nghe thí sinh trình bày hoàn cảnh và viết đơn xin được đặc cách xét tuyển thẳng, Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng đã đồng ý.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Nhiều sĩ tử quên... phòng thi
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại hội đồng thi trường THCS Thống Nhất (TP Huế), trong buổi thi đầu tiên sáng 4/7, đã có khá nhiều sĩ tử đi muộn và... quên mất phòng thi của mình
Khoảng 6h25 sáng nay, tại cụm thi Quy Nhơn xuất hiện cảnh nhiều thí sinh chạy hối hả đến phòng thi, trong khi hàng ngàn thí sinh khác đã yên vị trong phòng chờ đến giờ làm bài môn Toán.
Vào thời điểm trên, hai bên cổng trường thi, nhiều phụ huynh đang đứng, ngồi chờ sĩ tử hoàn thành môn thi đầu tiên thì ngỡ ngàng, lo lắng khi chứng kiến nhiều thí sinh tất bật chạy đến phòng thi.
Chạy cho kịp giờ dự thi môn Toán. (Ảnh: Hồng Long - Doãn Công)
Khuôn mặt nhầy nhụa mồ hôi, thí sinh H. gạt từng giọt mồ hôi trên khuôn mặt đầy lo âu, em cho biết: "Em đã hẹn giờ để dậy sớm, thế nhưng đồng hồ hẹn giờ lại bị hỏng nên em ngủ quá giờ. Vả lại, từ nơi em trọ đến điểm thi dài gần 1km, vì trễ giờ nên em phải chạy cho kịp giờ".
Chia sẻ nỗi lòng cùng các sĩ tử đến muộn, anh Nguyễn Thanh Tuấn (phụ huynh quê ở Quảng Ngãi) bày tỏ: "Tội cho các cháu quá, chạy vã mồ hôi đến phòng thi môn đầu tiên, chắc hẳn tâm trạng, sức khỏe các cháu sẽ bị ảnh hưởng. Hình như các thí sinh đến muộn đều tự đi một mình, không có người nhà đưa đi và nhắc nhở giờ giấc đi thi. Tôi cầu mong các cháu làm bài tốt để lấy khí thế cho 2 môn thi sau".
Dậy muộn, thí sinh phải chạy để kịp giờ vào phòng thi. (Ảnh: Hồng Long - Doãn Công)
Thi sinh tại TPHCM đi muộn, tất tả vào phòng thi. (Ảnh: Công Quang)
Trong lúc những sĩ tử chạy maraton bên ngoài cổng trường, bên trong phòng thi các thí sinh đang ổn định vị trí theo số báo danh và cán bộ coi thi phổ biến quy chế thi đến thí sinh.
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV Dân trí tại hội đồng thi trường THCS Thống Nhất (TP Huế), buổi thi đầu tiên sáng 4/7, đã có khá nhiều sĩ tử đi muộn và quên cả phòng thi của mình.
Dù đã được thông báo rộng rãi từ nhiều phương tiện thông tin đại chúng và ở buổi tập trung nhưng khá nhiều sĩ tử đã chủ quan đi muộn giờ. Theo chứng kiến của PV, vào khoảng từ 6h40 đến 7h, có gần 20 thí sinh mới từ từ đến trường. Nhờ sự chỉ dẫn của các công an viên và giáo viên tại điểm thi, các em đã vào phòng trước lúc bóc đề thi.
Thí sinh đi thi vào gần 7h5" tại hội đồng thi THCS Thống Nhất, TP Huế.
Đặc biệt, có một thí sinh khá lớn tuổi đến trước cổng trường vào lúc gần 7h5'. Thời gian lúc này chỉ cách thời gian cuối của bóc đề thi là 10 phút và còn hơn 20 phút nữa là không cho vào phòng thi vì quá thời gian quy định. Cửa cổng lúc này đã đóng và khóa lại. Thí sinh này phải gọi giám thị trực sân trường đến mở cổng vào trường thi.
Thí sinh này phải nhờ giám thị mở cổng.
Nhiều thí sinh khác, dù đã đi tập trung từ ngày hôm qua nhưng vẫn quên phòng thi và đến đứng xem ở bảng sơ đồ chỉ dẫn. Nhiều bạn trong số đó vẫn không tìm thấy phòng nên phải nhờ đến sự trợ giúp của giáo viên. Thậm chí nhiều bạn cũng không biết nhà vệ sinh ở chỗ nào, hết xem bảng chỉ dẫn đành đến hỏi giám thị.
Một thí sinh khác bị quên giấy tờ thi xin ra ngoài để lấy.
2 thí sinh nữ không biết phòng thi chỗ nào.
Giám thị chỉ chỗ thi cho 1 thí sinh đi lạc phòng.
Đến phòng muộn trong khi các thí sinh khác đã vào phòng, ghi tên, số báo danh lên bài thi và chuẩn bị chờ phát đề.
Giám thị chỉ dẫn tận tình cho các thí sinh. (Ảnh: Đại Dương)
Nhóm PV
Theo dân trí
Nữ sinh chạy bộ 15km đến trường thi Khi chúng tôi tìm đến nhà Võ Thị Thanh Trúc (thôn 7, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Phú Yên) là lúc Trúc đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học cận kề, khi nhận được tin mình được xét đặc cách tốt nghiệp THPT. Nhớ lại hôm thi tốt nghiệp đó, cô học trò nhỏ đã phải chạy bộ...