Bọ đậu đen và kiến ba khoang gây lo lắng ở Kon Tum, Bến Tre
Bọ đậu đen – loài côn trùng cánh cứng tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của cả trăm hộ dân ở các xã vùng ven thành phố Kon Tum.
Mặc dù loài côn trùng này xuất hiện liên tục trong 6 năm qua nhưng đến nay tất cả các nỗ lực của ngành y tế Kon Tum vẫn chưa có kết quả.
Theo báo cáo của Sở Y tế Kon Tum, đến ngày 25/6, bọ đậu đen đã xuất hiện tại 110 hộ dân ở 7 xã của thành phố Kon Tum gồm Hòa Bình, Đăk Blà, Ya Chim, Chư H’reng, Ngọc Bay, Đăk Cấm và xã Đăk Năng. Bọ đậu đen chỉ xuất hiện khi mùa mưa đến.
Chúng thường trú ẩn trong nhà dân làm bằng gỗ, tre, mật độ ngày càng tăng, nhất là khi trời mưa nhiều. Bọ đậu đen có mùi hôi, gây cảm giác ngứa tuy nhiên chưa thấy ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Loại côn trùng này di chuyển theo bầy đàn, có tính hướng sáng, hoạt động mạnh vào ban đêm, nhất là từ 19-20h.
Ngành Y tế Kon Tum đã đề nghị Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn tiếp tục nghiên cứu sử dụng các loại hóa chất để diệt bọ đậu đen. Người dân sử dụng biện pháp dụ bọ đen bằng cách bật đèn sáng bên ngoài và tắt điện bên trong nhà; tạo các ụ rác ẩm, mục quanh nhà nhằm thu hút loại bọ này đến cư ngụ để thu gom, xử lý (đốt).
Bọ đậu đen được người dân ở Kon Tum thu gom lại.
Trên địa bàn các xã Vĩnh Bình, Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, kiến ba khoang xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người dân.
Nơi kiến ba khoang xuất hiện nhiều nhất là cồn Phú Bình, xã Vĩnh Bình. Hơn 30 công nhân lao động cho Công ty Thiên Sơn (chuyên đào ao, chống sạt lở cho các hộ nuôi cá) và công nhân nuôi cá của Công ty Cổ phần thủy hải sản An Phú đóng trên cồn Phú Bình, xã Vĩnh Bình bị ngứa ngáy, đau rát, da phồng rộp rất khó chịu sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang. Nhiều người có triệu chứng nóng sốt.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Minh Trung (quê ở Tiền Giang) làm việc cho Công ty Thiên Sơn tại cồn Phú Bình được hơn 4 năm nay cho biết năm nào cũng thế, khi bắt đầu mùa mưa từ tháng Năm đến tháng 11 là kiến ba khoang xuất hiện.
Kiến ba khoang thường xuất hiện nhiều vào buổi tối, nhất là khi bật đèn điện. Tối ngủ, thả màn rồi mà kiến vẫn bò lên người. Đưa tay phủi đi là chỗ da đó bị phồng lên, ngứa ngáy, có lúc thì đau rát, nóng đến phát sốt.
Anh Nguyễn Hữu Thiết (quê Vĩnh Long) chỉ cho chúng tôi thấy những vết sẹo cũ lẫn mới do kiến ba khoang gây nên. Những vết sẹo cũ đã liền miệng. Những vết mới thì phồng rộp, sưng đỏ, nổi mủ. Anh đưa tay chỉ lên vùng bị thương một cách nhẹ nhàng để tránh bị đau và nói đụng đến thì đau lắm. Mặc áo vào thì khó chịu, rát vô cùng.”
Loại kiến ba khoang có rất nhiều ở khu vực đồng ruộng, thường xuất hiện vào mùa mưa. Vào ban đêm, chúng bị thu hút bởi ánh sáng đèn điện từ các nhà rồi bay vào. Các công nhân trên cồn Phú Bình cho biết ban ngày kiến ba khoang thường chui vào những chỗ tối, các ngóc ngách hoặc ở trong áo quần. Nếu không chú ý kỹ khi mặc quần áo thì rất dễ bị kiến bò lên người. Phần lớn các nạn nhân của kiến ba khoang đều tự mua thuốc bôi ngoài da về điều trị nên bệnh rất lâu lành.
Trước tình hình kiến ba khoang xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người dân, ngày 25/6, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Chợ Lách đã tiến hành đi khảo sát, xịt thuốc và tuyên truyền cách phòng tránh kiến ba khoang cho người dân xã Hòa Nghĩa.
Ông Hồ Trung Tuyến, Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm ( Sở Y tế tỉnh Bến Tre) khuyến cáo người dân không nên quá lo lắng đối với loại kiến ba khoang. Nếu gặp kiến ba khoang thì nên tránh xa và không nên tiếp xúc hay để kiến ba khoang bò lên người. Đây là loại kiến không cắn người nhưng khi chúng tiếp xúc với cơ thể người thì sẽ tiết dịch gây viêm da.
Khi người dân đã bị viêm da do kiến ba khoang gây ra thì hãy đến ngay trạm y tế xã để được khám và phát đúng thuốc điều trị (khoảng 2-3 ngày là lành vết thương), không nên tự ý mua thuốc ở ngoài. Nếu kiến ba khoang xuất hiện trong gia đình nên mua thuốc xịt muỗi để tiêu diệt, sau đó báo cáo với chính quyền địa phương để dùng hóa chất xử lý.
Những người mắc bệnh viêm da cần đến trạm y tế để được khám, cấp thuốc và hướng dẫn điều trị. Nếu thấy kiến ba khoang xuất hiện ở dưới ánh đèn, cần tránh và đứng xa chúng.
Nếu bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa sạch càng nhanh càng tốt nơi bị dính độc tố bằng xà phòng. Không nên gãi, vì càng gãi vết thương càng lan rộng.
Theo Việt nam Plus
Người đàn ông U50 trong hình hài đứa trẻ lên 10
Đã 46 tuổi đời, nhưng anh Đỗ Quý Dân (ngụ Vĩnh Bình, Chợ Lách, Bến Tre) vẫn mang hình hài của một đứa trẻ lên 10 và được nhiều người gọi vui là "trẻ mãi không già".
Đến xã Vĩnh Bình, hỏi người đàn ông "trẻ mãi không già", hầu như ai cũng biết.
Qua sự hướng dẫn của người dân, lần theo con đường nông thôn mới uốn lượn, chúng tôi đã tìm đề được nhà anh Dân, căn nhà tình thương nằm lọt thỏm giữa rừng dừa.
Với dáng gầy guộc, bà Nguyễn Thị Ba (80 tuổi, mẹ anh Dân) cho biết, năm nay đã 46 tuổi nhưng anh Dân vẫn như đứa trẻ mới lên 10. "Dân là đứa con thứ năm của tôi, anh chị em nó thì bình thường nhưng với nó thì cứ như một đứa con nít", bà Ba nói.
Anh Dân mang hình hài của một đứa bé dù đã 46 tuổi.
Bà Ba cho biết, khi mới sinh ra, anh Dân cũng giống như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, từ khi lên 8 tuổi thì anh Dân không lớn nữa. Gia đình đã đưa anh Dân đi chữa chạy ở khắp nơi nhưng không ai biết anh bị mắc bệnh gì.
"Có người bảo con tôi bị nhiễm chất độc màu da cam, nhưng khi đi khám bác sĩ thì bảo không phải. Mấy chục năm rồi mà tôi vẫn chưa biết nó bị bệnh gì", bà Ba buồn bã nói.
Tiếp xúc với chúng tôi, anh Dân e dè sợ sệt nép mình bên người mẹ như cần được sự chở che. Chúng tôi hỏi gì anh Dân trả lời đó, không khác gì một đứa trẻ.
Anh Dân ngày ngày vẫn đi chơi với lũ trẻ trong xóm. "Tụi nó gọi tôi là 'Dân bất lão', tụi nó thì ngày càng lớn, còn tôi thì không", anh Dân hồn nhiên nói.
Bà Ba lo lắng cho sức khỏe của anh Dân khi gia đình không có điều kiện đưa anh đi khám bệnh.
Hiện tại, sức khỏa anh Dân không được ổn định, thường xuyên bị lên cơn mệt mỏi. Tuy nhiên, vì gia đình quá khó khăn nên không có điều khiện đi chữa bệnh.
Hiện tại, anh Dân và mẹ sống chủ yếu dựa vào tiền chu cấp của các anh chị và em đi làm thuê gửi về. Vì cuộc sống của họ cũng rất khó khăn nên hai mẹ con phải chịu cảnh bữa đói bữa no.
Anh Dân đang được hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật với số tiền 200 ngàn đồng/tháng, bà Ba thì được trợ cấp tiền người cao tuổi. Số tiền này cũng chỉ đủ để mua gạo và các nhu yếu phẩm thiết yếu khác.
Theo Phương Huy (Đời sống & Pháp luật)
Án chung thân cho "nữ sát thủ" giết chồng vứt xác phi tang TAND tỉnh Thái Nguyên vừa tuyên phạt Trương Thị Thưa (32 tuổi, xã Thượng Đình, huyện Phú Bình) án tù chung thân về tội "Giết người" với hành vi dã tâm giết chồng, vứt xác xuống sông nhằm xoá dấu vết gây chấn động tại xã Thượng Đình (Phú Bình, Thái Nguyên) vào tháng 11/2013. Theo cáo trạng, sau khi bị thua do...