Bộ da trăn khổng lồ bỏ lại trên bờ sông gây hoang mang
Người dân địa phương hoang mang khi phát hiện bộ da trăn khổng lồ bên bờ sông nổi tiếng ở London, Anh. Một tấm da trăn khổng lồ nằm chình ình trên bờ sông Thames khiến nhiều người dân địa phương lo sợ.
Bộ da trăn khổng lồ bỏ lại trên bờ sông gây hoang mang
Sông Thames là con sông nổi tiếng ở London, chảy qua thủ đô, thậm chí là một biểu tượng không thể không nhắc đến khi nói đến nước Anh. Xung quanh khu vực sông có nhiều công viên là nơi tập trung nhiều người dân ghé thăm, vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, việc phát hiện một bộ da trăn khổng lồ ngay trên bờ sông khiến nhiều người lo sợ. Theo các chuyên gia, bộ da khổng lồ có thể thuộc về một con trăn Boa dài khoảng 1,5 mét. Con trăn lớn là thú cưng của người dân trong vùng hoặc trốn thoát khỏi nơi cư trú trung tâm cứu hộ gần đó chưa được xác nhận cụ thể.
Trăn Boa có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mặc dù có kích thước to lớn, trông vẻ ngoài đáng sợ nhưng thực ra chúng không có nọc độc. Đòn đánh của nó trước con mồi là cuộn quanh và nén chặt đến khi chết rồi nuốt chửng toàn bộ. Tuy nhiên, những vụ trăn Boa tấn công người hiếm khi xảy ra.
Jason Sandy, người phát hiện vụ việc cho biết: “Tôi tình cờ nhìn thấy bộ da trăn rất lớn khi đi dọc bờ sông. Tôi không thể tin vào mắt mình, cảm giác như mình đang đi dọc sông Amazon chứ không phải sông Thames. Tôi hi vọng tấm da trăn này không phải là bằng chứng hay đồng nghĩa với việc có nhiều trăn khủng sống dọc dòng sông Thames”.
Mặc dù có thân hình to lớn nhưng trăn Boa thường được lựa chọn để nuôi nhốt trong gia đình để làm thú cưng ở nhiều nơi trên thế giới và đất nước Anh cũng không phải ngoại lệ.
Năm 2020, người dân địa phương phát hiện một con trăn Boa dài hơn 1,5 mét đang di chuyển gần cầu Cầu Barnes ở Chiswick, Anh. Nó trượt dài trong lớp cỏ gần sông Thames trước khi bị cơ quan quản lý động vật hoang dã địa phương bắt lại.
Trăn Boa là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, con trưởng thành có thể đạt chiều dài gần 4 mét. Chúng không có nọc độc và có đầu nhọn giống hình mũi tên. Chúng có các hoa văn đặc biệt trên cơ thể, đôi khi có các đường răng cưa, hình bầu dục, kim cương và hình tròn.
Trăn Boa đạt đến độ tuổi trưởng thành vào khoảng ba đến bốn tuổi và sống đến 30 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Dòng sông chết giữa lòng London hồi sinh
Sông Thames từng bị gọi là "dòng sông chết" của London, nhưng hải cẩu và chim bắt đầu quay lại đây sau nỗ lực xử lý nước thải.
Năm 1858, nước thải chảy thẳng ra sông Thames gây mùi hôi thối sặc sụa. Một thế kỷ sau, nhiều đoạn của tuyến đường thủy nổi tiếng này bị tuyên bố đã chết về mặt sinh học.
Nhưng trong báo cáo "Tình trạng sông Thames" công bố hôm 9/11, Andrew Terry, giám đốc chính sách và bảo tồn Hiệp hội Động vật học London, cho hay dòng sông bây giờ đã hồi sinh, khi môi trường được cải thiện và các loài động vật đã quay lại.
Cầu Tower bắc qua sông Thames ở London. Ảnh: AFP
Trước năm 2000, hải cẩu gần như vắng bóng trên sông Thames, nhưng bây giờ, người dân có thể nhìn thấy "cả hải cẩu cảng biển và hải cẩu xám ở sông", theo báo cáo của Terry. Hải cẩu xuất hiện từ đoạn sông ở phía tây London, nơi thủy triều chỉ lên được mức giới hạn, qua trung tâm thành phố và cửa sông.
Chim mỏ cứng, loài chim lội nước di cư tuyệt chủng ở Anh từ năm 1842 do mất môi trường sống, bắt đầu quay lại sau Thế chiến II và trong ba thập kỷ qua, số lượng loài chim này ở sông Thames tăng hơn gấp đôi.
Báo cáo cho hay phương án mở rộng các nhà máy xử lý nước thải bắt đầu từ năm 1960 và nỗ lực hạn chế chất thải công nghiệp đã giúp làm sạch sông Thames ở một mức độ nhất định.
"Nồng độ oxy hòa tan, chỉ số quan trọng để các loài thủy sản sinh sống, đã gia tăng trong thời gian dài", trích báo cáo. "Nồng độ phốt pho giảm trong dài hạn và ngắn hạn, cho thấy hiệu quả của các công trình xử lý nước thải trong giảm mức độ gây hại của các chất ô nhiễm".
Những dấu hiệu này chứng tỏ xu thế đầy hứa hẹn về một con sông hồi sinh, nhưng báo cáo của Terry lưu ý vẫn cần thận trọng, cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu với dòng sông.
Sông Thames đoạn chảy qua London. Ảnh: Google Maps
"Do hệ thống nước thải của London đa phần được xây dựng từ những năm 1800, khi dân số London chưa bằng 1/4 hiện nay, các trận bão có thể khiến nước thải dâng cao, tràn vào sông Thames đoạn Tidal, đe dọa chất lượng nước", Terry viết trong báo cáo.
London đang xây dựng dự án "siêu cống thoát nước thải", hay còn được gọi là Đường hầm Thames Tideway, dự kiến hoàn thành năm 2025 và sau khi đi vào hoạt động "sẽ thu giữ và lưu trữ phần lớn trong hàng triệu tấn nước thải chưa qua xử lý đang đổ vào cửa sông".
Sông Thames có chiều dài 346 km chảy dọc miền nam nước Anh, bao gồm London, là con sông dài thứ hai ở Anh sau Severn. Nó chảy qua Oxord, Reading, Henley on Thames và Windsor. Tideway là đoạn sông bắt đầu từ Teddington Lock, chảy qua trung tâm thành phố London và đổ ra Biển Bắc qua Cửa sông Thames.
Cá mập hung dữ xâm chiếm sông nổi tiếng nhất ở thủ đô London Trong đợt kiểm tra mới nhất, các chuyên gia phát hiện loài cá mập có nọc độc xuất hiện ở sông Thames, London Cá mập hung dữ xâm chiếm sông nổi tiếng nhất ở thủ đô London Dòng sông nổi tiếng của London thú vị hơn những gì mọi người vốn biết đến trước đó. Kết quả cuộc 'kiểm tra sức khỏe' dòng...