‘Bố cứ bảo em phi thương bất phú, em phải làm sao?’

Theo dõi VGT trên

Chưa thi THPT quốc gia nhưng học trò tôi nhiều em ngổn ngang tâm sự, em thì lúng túng không biết mình thích gì, em thì bị cha mẹ ép theo nghề mình không muốn.

Bố cứ bảo em phi thương bất phú, em phải làm sao? - Hình 1

Học sinh làm hồ sơ thi THPT quốc gia 2017 – Ảnh: NHƯ HÙNG

Tôi chủ nhiệm lớp 12 của một trường cấp ba ở một tỉnh lẻ. Sau buổi học, các trò thường nán lại nói chuyện với tôi về việc chọn ngành nghề.

Nhiều em vừa có tâm trạng hoang mang của lớp cuối cấp, vừa băn khoăn, lo lắng trong chọn nghề. Có em còn tỏ ra buông xuôi: “Bố em nói rồi, cứ chọn trường nào dễ xin việc làm nhất, thầy ạ”.

Cũng có em dự định sẽ nộp hồ sơ vào trường sư phạm nhưng lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ: “Sư phạm đang thất nghiệp đầy ra, có hâm mới đâm đầu vào”.

Lại có một em học sinh hỏi: “Thầy khuyên em có nên theo ngành kinh tế để kế nghiệp bố mẹ hay không khi nguyện vọng của em là muốn theo ngành công nghệ thông tin?”. Em còn nói rằng kể cả trung cấp hay cao đẳng thì bố mẹ vẫn muốn em học kinh tế.

Nghe tâm sự của em, đọc được nỗi lo lắng của em, tôi chỉ biết khuyên em cứ học rồi thuyết phục bố mẹ từ từ.

Nhưng em than: “Lay chuyển được quan điểm của bố mẹ em đâu có dễ hả thầy? Dạo này bữa cơm nào bố mẹ em cũng lôi chuyện chọn ngành học ra để nói và lần nào bố cũng bảo là phi thương bất phú”.

Một em khác mong muốn đi theo ngành điện tử, điện lạnh nhưng phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt vì cha mẹ đã “nhắm” ngành y cho con rồi.

Kỳ thi THPT quốc gia chưa đến nhưng phụ huynh, học trò đều mang những tâm trạng lo lắng khác nhau. Tâm lý chung của phụ huynh là muốn con chọn ngành học sau này dễ kiếm việc làm. Chính tiêu chí xin việc làm được đặt lên hàng đầu khiến cho nhiều em điêu đứng.

Nghe tâm sự của học trò, những câu hỏi về việc có nên đi theo con đường mà bố mẹ vẽ sẵn không, hay những nỗi buồn, sự bất lực khi không thể trái ý bố mẹ – là người thầy, tôi cảm thấy nhói lòng.

Theo quan điểm của nhiều phụ huynh thì con cái đang còn ở độ tuổi bồng bột, nông nổi nên cha mẹ muốn con có cái nhìn thực tế hơn về tương lai. Có thể cha mẹ hiểu biết, nhìn xa trông rộng về chuyện ngành nào dễ xin việc làm nhưng đứa con mới biết chúng thực sự yêu ngành gì, thế mạnh ở ngành nào.

Nghe những tâm sự của các em, tôi cũng lúng túng không kém. Muốn đồng hành cùng các em, muốn ủng hộ các em nhưng tôi không thể quyết định thay học trò được – nhất là nhiều em không thể trái ý bố mẹ.

Video đang HOT

Mủi lòng khi nhìn thấy con đường của các em đi chông chênh, gập ghềnh như trên cây cầu nghiêng ngả. Từ những tiếng thở dài năm cuối cấp ấy, các em rất cần sự cảm thông của mẹ cha và sự đồng hành của thầy cô.

Nhưng thử hỏi được bao nhiêu phụ huynh chấp nhận cho con đi học nghề?

Theo tuoitre.vn

GS.TS Phạm Hồng Quang: Trường Sư phạm không "bỏ quên" dạy đạo đức nhà giáo!

"Không chương trình đào tạo nào của các trường sư phạm lại "bỏ quên" những nội dung căn cốt về đạo đức và nhân cách nghề nghiệp, vấn đề ở chỗ là triển khai, là thực nghiệp..."

GS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên đã khẳng định với PV Dân trí như vậy khi trao đổi về vấn đề đạo đức nhà giáo hiện nay.

GS.TS Phạm Hồng Quang: Trường Sư phạm không bỏ quên dạy đạo đức nhà giáo! - Hình 1

GS.TS Phạm Hồng Quang, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên

Bất bình và cần sự chấn chỉnh

Những sự việc ồn ào tràn ngập các mặt báo, mạng xã hội trong thời gian qua như cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau, cô giáo tra tấn tinh thần học trò bằng việc lên lớp không nói, không giảng bài, thầy giáo sàm sỡ học sinh... rồi không ít vụ bạo hành trẻ mầm non diễn ra ở nhiều địa phương. Là nhà giáo dục, hiệu trưởng một trường đào tạo sư phạm, ông có suy nghĩ gì?

Trước hết phải khẳng định những hiện tượng trên mặc dù được các báo nêu nhiều lần nhưng không phải là phổ biến của ngành giáo dục.

Cần phải khẳng định: bên cạnh sự nỗ lực của hàng triệu giáo viên khắp mọi miền đất nước đã ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, thì cũng xuất hiện những hành vi phản cảm, có tác động rất xấu đối với xã hội, làm cho hình ảnh người giáo viên bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, làm xã hội lo lắng và chắc chắn chúng ta dù với cương vị nhà giáo hay cha mẹ học sinh cũng như các em học sinh đều bất bình và rất cần sự chấn chỉnh.

Đây cũng chính là 1 trong 7 việc "cần làm ngay" của ngành giáo dục theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông nguyên nhân vì sao gần đây lại bùng nổ những sự việc này vì đó thực sự là nỗi đau không chỉ của riêng ngành Giáo dục mà còn là sự nhức nhối của xã hội?

Nguyên nhân có nhiều, nhưng tập trung vào yếu tố chủ quan của người giáo viên.

Trước hết cần nhìn nhận một cách khoa học về quá trình hoàn thiện nhân cách nhà giáo ở 3 giai đoạn: học tập trong trường sư phạm, quá trình hoạt động của nhà giáo và quá trình tự học, bồi dưỡng thường xuyên.

Mỗi quá trình đều quan trọng như nhau, nhưng cốt lõi vẫn là hoạt động tự ý thức, tự hoàn thiện và tự điều chỉnh hành vi cá nhân của nhà giáo trước các tình huống giáo dục, dù trong bối cảnh nào cũng phải luôn đặt ra yêu cầu cao với chính bản thân mình.

Do đặc trưng của nhà sư phạm là giao tiếp, là tiếp xúc trực tiếp với con người (không chỉ mang tính chất ảnh hưởng mà quan trọng hơn là tác động và điều chỉnh của nhà giáo), với vị trí "dẫn đường" nên lại càng đòi hỏi tính chuẩn mực của nhà sư phạm càng cao.

Do vậy, khi mắc lỗi, hậu quả sẽ rất lớn, tác động lan truyền mạnh, nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay...Nếu trước đây thầy có bắt phạt học trò với các biện pháp có thể hà khắc nhưng chỉ học sinh trong lớp học đó nhận thấy, nhưng giờ đây trong thời đại ICT thì phạm vi ảnh hưởng đúng, sai sẽ rất nhanh với tốc độ chóng mặt, hiệu ứng sẽ rất khó kiểm soát...

Hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp - do chính giáo viên quyết định

Một số giáo viên hiện nay còn lúng túng trong việc xử lí các tình huống hoặc xử lí không đúng với nghiệp vụ sư phạm. Đó cũng là biểu hiện của việc chương trình dạy còn chưa quan tâm đến việc trang bị kiến thức kĩ năng về xử lí trong giao tiếp, trong quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh, học sinh. Có phải nơi đào tạo các nhà giáo thời gian qua đã bỏ quên việc dạy "đạo đức", kỹ năng sư phạm cho giáo viên?

Có thể khẳng định rằng: không chương trình đào tạo nào của các trường sư phạm lại "bỏ quên" những nội dung căn cốt về đạo đức và nhân cách nghề nghiệp, vấn đề ở chỗ là triển khai, là thực nghiệp.

Những non yếu của giáo viên trong xử lí các tình huống giáo dục như chúng ta đã biết đã phản ánh một phần chất lượng giáo dục sư phạm, và như đã nói ở trên quá trình hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp trong thực tiễn của người giáo viên phải do chính họ quyết định.

Nhiều biểu hiện chưa đúng của giáo viên lại không rơi vào số giáo viên mới ra trường, do vậy lại càng chứng tỏ quá trình tự học tự bồi dưỡng của nhà giáo lại càng có ý nghĩa quan trọng.

Nhà trường sư phạm chỉ trang bị kiến thức nền tảng và kĩ năng cơ bản, nếu dạy sai dạy không hấp dẫn, trước hết là lỗi của chương trình nghiệp vụ, còn phạm trù đạo đức và ứng xử của giáo viên chưa tốt trong thực hành nghề nghiệp, không hẳn là lỗi của việc dạy đạo đức nhà giáo trong trường học bị bỏ qua!.

GS.TS Phạm Hồng Quang: Trường Sư phạm không bỏ quên dạy đạo đức nhà giáo! - Hình 2

Uy tín của nhà giáo đang bị ảnh hưởng nghiệm trọng bởi nhiều vụ việc bạo hành vừa qua

Sinh viên Sư phạm trong 4 năm học, ngoài kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy đã được trang bị thêm những kiến thức gì để có thể xử lý khéo léo những tình huống sư phạm nảy sinh trong và ngoài lớp học không thưa ông?

Trong chương trình giáo dục nghiệp vụ sư phạm chiếm thời lượng khá lớn trong 4 năm học sư phạm, chưa kể các đợt thực tế, thực tập sư phạm hàng tháng ở trường PT, các giáo sinh sư phạm đã được học, tập luyện và dự kiến trước nhiều tình huống dạy học và giáo dục.

Tuy nhiên điều quan trọng không phải là mang theo "công thức ứng xử" của các sinh viên khi ra trường. "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" thực tiễn giáo dục có vô vàn các tình huống khác nhau, do vậy tăng khả năng thích ứng là điều quan trọng của giáo sinh cũng như giáo viên.

Tuy nhiên có những nguyên tắc bất di bất dịch được xác định rõ trong Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông cũng như chuẩn nghề nghiêp...có thể mọi giáo viên đều hiểu nhưng khi thực hành vẫn mắc phải trong thực tế.

Nghề giáo - cần được chế ước bởi chế tài luật pháp

Theo ông, những trường hợp vi phạm đạo đức, phẩm chất nhà giáo, ảnh hưởng đến hình ảnh đội ngũ nhà giáo đối với xã hội thì phải xử lý như thế nào? Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần có biện pháp nào để bảo vệ danh dự, uy tín, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của nhà giáo theo quy định pháp luật ?

Nhà giáo cũng là một công dân, nghề dạy học cũng như bất cứ ngành nghề nào khác cũng cần được chế ước bởi chế tài luật pháp.

Hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo cần được xử lí nghiêm minh, cần đối chiếu các quy định luật pháp để xác định mức độ vi phạm, ví dụ cô giáo dạy trong lớp thời gian dài không nói gì...đã phản ánh nhiều khía cạnh: cá nhân vi phạm chuẩn quy chuẩn của nghề (đánh giá theo chuẩn); học sinh không phản ứng kịp thời (vấn đề dân chủ trường học); trường học thiếu kiểm soát (quản trị nhà trường yếu)...

Đối với hệ thống chính quyền rất cần có giải pháp mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà giáo, đồng thời bảo vệ uy tín và danh dự của các thầy cô và chỉ có như thế, các thầy cô mới có thể giáo dục được. Bởi từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây...không ai chấp nhận việc học trò đánh thầy, phu huynh bắt cô phải quỳ...

Bộ GD&ĐT đang xây dựng quy tắc ứng xử trong trường học, nhiều ý kiến cho rằng, cần làm thật bài bản, thật chi tiết, tránh hình thức, ý kiến ông thế nào?

Bộ quy tắc ứng xử trong trường học vừa được Bộ GD-ĐT ban hành rất có ý nghĩa và đây là điểm nhấn trong chương trình đổi mới giáo dục, chuyển dần hệ thống quản lí sang chức năng kiến tạo, phục vụ... với các quy tắc cụ thể sát thực tế, có các chuẩn và rất cụ thể làm cho mọi người, giáo viên, học sinh, nhà quản lí nhìn vào các quy tắc để xử sự đúng.

Trong các tình huống phân xử, có văn bản để đối chiếu. Tuy chưa thể "quy tắc hóa" mọi hoạt động nhà trường nhưng về cơ bản đã phủ khá rộng các lĩnh vực hoạt động của nhà trường.

Suy đến cùng, tôi vẫn thấy quan trọng hơn cả là trách nhiệm nhà giáo thực hiện nghiêm túc cuộc vận động "mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và trường học thực hiện đúng chủ trương &'Trường ra trường lớp ra lớp; thầy ra thầy, trò ra trò..."

Xin trân trọng cám ơn GS!

Hồng Hạnh ( thực hiện)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Điếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêmĐiếng người trước cảnh tượng bóng trắng di chuyển trong salon tóc lúc 12h đêm
19:05:23 24/02/2025
Mẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trìnhMẹ qua đời sau thời gian bạo bệnh, Quang Dũng hủy toàn bộ lịch trình
20:39:33 24/02/2025
Vụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộcVụ Phạm Thoại rút hơn 16 tỉ đồng tiền từ thiện: Người ủng hộ có quyền yêu cầu công an vào cuộc
20:28:34 24/02/2025
Phạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé BắpPhạm Thoại sẽ livestream sao kê số tiền 16 tỷ đồng nhà hảo tâm ủng hộ bé Bắp
21:02:05 24/02/2025
Lộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừngLộ clip Lộc Hàm say khướt, đi không vững, giữa lúc tin chia tay tình 7 năm khiến cả MXH ăn mừng
18:22:24 24/02/2025
"Drama" không hồi kết: Hậu sự của Từ Hy Viên ngày càng rối ren vì... 4 quyết định của nhân vật này?"Drama" không hồi kết: Hậu sự của Từ Hy Viên ngày càng rối ren vì... 4 quyết định của nhân vật này?
22:03:02 24/02/2025
Người đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộNgười đàn ông túm tóc, đạp túi bụi vào mặt nữ nhân viên bán thuốc: Clip diễn biến đầy phẫn nộ
18:50:19 24/02/2025
Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!Không nhận ra sao nhí Bố Ơi Mình Đi Đâu Thế: Thành người khổng lồ gần 2m, giảm hơn 20kg và có bạn gái!
19:52:44 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/2/2025: Thần tài song hành

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 25/2/2025: Thần tài song hành

Trắc nghiệm

00:18:52 25/02/2025
Bảo Bình nhận được nhiều tin vui về tài chính nhờ sự trợ mệnh của thần tài, Sư Tử hứa hẹn có dấu hiệu thăng tiến mạnh mẽ.Ngày 25/2/2025, sao xấu ảnh hưởng đến vận trình của Bạch Dương,
Nam thanh niên tử vong thương tâm trên đường đi làm

Nam thanh niên tử vong thương tâm trên đường đi làm

Tin nổi bật

00:00:04 25/02/2025
Hơn 15 giờ ngày 24.2, Công an Q.Bình Tân cùng Đội CSGT An Lạc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) giải quyết xong hiện trường vụ tai nạn giữa xe tải và xe máy xảy ra trên đường Trần Văn Giàu (P.Tân Tạo A).
Điều tra vụ học sinh chơi bóng chuyền bị điện giật tử vong

Điều tra vụ học sinh chơi bóng chuyền bị điện giật tử vong

Pháp luật

23:56:42 24/02/2025
Thông tin ban đầu, vào khoảng 17 giờ 30 ngày 21.2, tại nhà văn hóa thôn Trung Bình (xã Mỹ Chánh Tây), các em L.T.P, N.H.K và T.Q.H (cùng 15 tuổi, ở xã Mỹ Chánh Tây) và một số em khác chơi bóng chuyền.
Siêu máy tính 'bóc trần' cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

Siêu máy tính 'bóc trần' cấu trúc xoắn bí ẩn ở rìa hệ mặt trời

Thế giới

23:48:40 24/02/2025
Đám mây Oort là nhà của nhiều sao chổi của hệ mặt trời, nhưng các nhà thiên văn học vẫn chưa rõ hình dạng của nó là gì, cho đến khi nhận được sự hỗ trợ đến từ siêu máy tính của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Phim lãng mạn Hàn cực hay chiếu 9 năm bỗng nhiên hot trở lại: 1 cặp đôi được netizen sống chết đẩy thuyền

Phim lãng mạn Hàn cực hay chiếu 9 năm bỗng nhiên hot trở lại: 1 cặp đôi được netizen sống chết đẩy thuyền

Phim châu á

23:45:35 24/02/2025
Mới đây, trên Douban xuất hiện chủ đề có những cặp đôi phụ mà phản ứng hóa học còn mạnh hơn đôi chính vô số lần và ví dụ được nêu ra là chàng vệ sĩ Kim Je Ha và phu nhân Choi Yoo Jin trong Mật Danh K2.
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu nhan sắc "thượng hạng 5 sao", chú rể vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu nhan sắc "thượng hạng 5 sao", chú rể vừa đẹp vừa ngầu xuất sắc

Hậu trường phim

23:42:38 24/02/2025
Hiện tại, dù đa phần những hình ảnh bị lộ đều có chất lượng khá thấp nhưng visual của Ngu Thư Hân - Hà Dữ thì đúng chuẩn chất lượng cao .
Sao nam bị bán sang Myanmar lại gặp biến căng, chỉ 1 hành động mà khiến netizen đồng loạt quay lưng

Sao nam bị bán sang Myanmar lại gặp biến căng, chỉ 1 hành động mà khiến netizen đồng loạt quay lưng

Sao châu á

23:30:20 24/02/2025
Ngày 24/2, Sina đưa tin nam diễn viên Vương Tinh mới đây đã xuất hiện trong buổi họp báo ghi hình cho show giải trí Lớp Học Siêu Việt Vô Hạn 3.
Hình ảnh Phương Oanh khi "thoát vai" mẹ bỉm sữa, diện mạo thế nào mà dân tình nhận xét "chuẩn vợ chủ tịch"?

Hình ảnh Phương Oanh khi "thoát vai" mẹ bỉm sữa, diện mạo thế nào mà dân tình nhận xét "chuẩn vợ chủ tịch"?

Sao việt

23:26:49 24/02/2025
Khác hẳn với hình ảnh Phương Oanh giản dị khi chăm con hay đứng bếp nấu ăn ở nhà, nữ diễn viên lên đồ cực sành điệu và sang chảnh.
Phim tài liệu vén màn vụ bắt cóc ám ảnh John Lennon và Yoko Ono

Phim tài liệu vén màn vụ bắt cóc ám ảnh John Lennon và Yoko Ono

Phim âu mỹ

23:00:00 24/02/2025
Bộ phim One To One: John & Yoko (do Kevin Macdonald và Sam Rice-Edwards đồng đạo diễn) hé lộ câu chuyện đầy biến động đã ám ảnh John Lennon và Yoko Ono trong nhiều thập kỷ.
Xuân Son kiểm soát cân nặng, tích cực phục hồi

Xuân Son kiểm soát cân nặng, tích cực phục hồi

Sao thể thao

22:59:52 24/02/2025
Tối 24/2, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cập nhật thông tin mới nhất về tình hình phục hồi chấn thương của Nguyễn Xuân Son. Sau khi nghỉ Tết tại Nam Định, tiền đạo này trở lại Hà Nội để tiếp tục tập phục hồi tại trung tâm y học thể th...
Vợ chồng Kanye West ra mắt phim 'nóng' bất chấp làn sóng tẩy chay

Vợ chồng Kanye West ra mắt phim 'nóng' bất chấp làn sóng tẩy chay

Sao âu mỹ

22:58:00 24/02/2025
Sau loạt ồn ào khiến công chúng phẫn nộ, Kanye West và Bianca Censori mặc kín mít đến dự buổi chiếu bộ phim có nhiều cảnh khoe thân do Censori đóng chính.