Bộ Công an rà soát thí sinh đỗ nhưng vướng lý lịch
Bộ Công an vừa gửi công điện tới Công an các tỉnh yêu cầu báo cáo chi tiết các trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhưng vướng mắc về lý lịch để có hướng giải quyết cụ thê.
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân cho biết điêu nay.
Trước đó, Bộ Công an đã giải quyết 2 trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển vào Học viện Chính trị Công an Nhân dân và Học viện Cảnh sát Nhân dân nhưng bị vướng lí lịch “bố bị án treo”. Bộ Công an cho rằng các trường hợp này đã vi phạm “tiêu chuẩn chính trị” của ngành – cụ thể là Thông tư số 53.
Bô con Nguyên Đưc Nga đang trao đôi vê trương hơp cua minh. Ảnh: VietNamNet.
Cụ thể trường hợp của hai em Kiều Nhi và Đức Ngà đã không “khai báo trung thực” về việc phụ huynh của mình có tiền án trong hồ sơ lý lịch dự tuyển.
Theo luật sư Hoàng Tùng (Văn phòng Luật sư Trung Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội), để tránh hiện tượng này trong những mùa tuyển sinh sau, Bộ Công an nên có hướng dẫn khắc phục tình trạng này bằng hướng dẫn liên tịch với Bộ Giáo dục.
Các gia đình có con em dự thi, nếu trường hợp chưa được xóa án tích thì nên tìm hiểu để đến tòa án làm thủ tục xóa án tích, sau đó lấy chứng nhận xóa án tích của cơ quan tòa án.
Video đang HOT
Lỗi dẫn đến tình trạng nêu trên là gia đình thí sinh và cơ quan có thẩm quyền chưa coi trọng quy định pháp luật hình sự về việc xóa án tích. Người bị án án chỉ chú trọng thi hành xong bản án mà không thực hiện nghĩa vụ xóa án tích. Đó vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ đối với thủ tục tố tụng này.
Cần rút ra bài học cho thí sinh và gia đình thí sinh dự thi ngành Công an nói riêng mà những người đã chấp hành xong bản án nói chung, không nên xem nhẹ việc xóa án tích.
Theo Song Nguyên/Báo Vietnamnet
Thêm nữ sinh không vào được ngành công an vì lý lịch của bố
Từng là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia và đạt 26,25 điểm, nhưng Lê Thị Bình có nguy cơ thất học vì bố phạm tội trộm cắp hơn 20 năm trước.
Thời gian vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục thông tin về trường hợp em Bùi Kiều Nhi ở thôn Sơn Ngọc, xã Đức Hoá, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được 29 điểm nhưng không thể vào Học viện Chính trị Công an nhân dân vì không trung thực trong phần khai lý lịch.
Tiếp đó là trường hợp của em Nguyễn Đức Ngà trú tại xóm 9, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đủ điểm trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát Nhân dân nhưng do bố của Ngà từng phạm tội từ 22 năm về trước nên không tuyển vào lực lượng CAND.
Nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Bộ Công an, 2 thí sinh trên đã được bước chân vào giảng đường.
Em Lê Thị Bình có nguy cơ vào Học viện CSND vì lý lịch của bố. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Và thêm một trường hợp nữa là em Lê Thị Bình (sinh ngày 2/9/1997, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng có nguy cơ mất đi giấc mơ vào ngành Công an vì lý lịch của bố hơn 20 năm trước.
Cầm trên tay tấm giấy báo nhập học vào Học viện Cảnh sát nhân dân, em Lê Thị Bình không giấu được nỗi buồn: "Để thực hiện mơ ước trở thành người chiến sĩ công an nhân dân, mặc dù gia đình rất nghèo khó nhưng em luôn cố gắng học tập và nỗ lực phấn đấu.
Trong 12 năm đèn sách, em luôn phấn đấu để đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt. Một phần là em rất thích và một phần nữa là vì nhà nghèo nên em muốn học ngành này để bố mẹ đỡ tốn kém. Giờ em rất buồn, chỉ mong được lãnh đạo Bộ Công an xem xét để em có thể nhập học".
Bảng thành tích đáng nể của Lê Thị Bình. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Ông Lê Thành Chung(SN 1961, cha đẻ em Bình) cho biết, năm 1993, ông bị TAND huyện Quỳnh Lưu tuyên phạt 12 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản công dân. Theo ông Chung, sau khi nhận được giấy báo nhập học của Bình, ông và con hoàn thiện hồ sơ, tuy nhiên, phía Công an tỉnh Nghệ An không đồng ý vì ông từng phạm tội.
"Thời đó sau khi nằm viện điều trị bệnh, do khó khăn quá nên tôi làm liều. Biết cái sai của mình, trong hơn 20 năm, tôi chỉ biết lao động, nuôi dạy con cái, không làm bất cứ việc gì vi phạm pháp luật. Cứ nghĩ sự việc xảy ra đã hơn 20 năm, mọi chuyện đã là quá khứ vì tôi đương nhiên được xóa án tích. Ai ngờ, chỉ một phút lầm lỡ thời trẻ mà giờ ảnh hưởng tương lai của con", ông Chung nói trong nước mắt.
Ông Chung cho biết, trong kỳ thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, Bình đạt 24,75 điểm, trong đó, Địa lý 10 điểm; Lịch sử 7,75 và Ngữ văn 7 điểm. Ngoài ra, Lê Thị Bình còn được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên nữa, tổng là 26,25 điểm.
Nỗi ân hận của ông Chung và nỗi buồn của em Bình. Ảnh: Gia Đình và Xã Hội.
Về thành tích học tập của em cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ. Năm lớp 11, Bình đoạt giải ba cấp quốc gia và giải nhì của tỉnh Nghệ An về môn Địa lý. Sang lớp 12, em đạt tiếp tục đạt giải khuyến khích môn Địa lý học sinh giỏi cấp quốc gia.
Tuy nhiên, theo quy định của ngành công an thì giờ đây Lê Thị Bình đã không thể vào học ngôi trường này, mặc dù, theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bố của Bình đã được xóa án tích.
Bảng thành tích đáng nể với hoàng loạt bằng khen, giấy khen của Lê Thị Bình Nỗi ân hận của ông Chung và nỗi buồn của em Bình
Theo Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu rà soát công trình có dấu hiệu nguy hiểm Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng vừa có công văn số 2176/BXD-GĐ gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức giải quyết sự cố công trình 107 Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội và rà soát các công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm hoặc hết niên hạn sử dụng trong cả nước. Trong...