Bộ Công an muốn thay Bộ GTVT quy định về báo hiệu đường bộ
Hiện Bộ GTVT đang đảm nhận nhiệm vụ quy định nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ, tuy nhiên Bộ Công an muốn đảm nhận vai trò này.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi do Bộ GTVT soạn và dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn (TTAT) GTĐB do Bộ Công an soạn vừa được trình Chính phủ. Tuy nhiên, hai dự thảo luật có sự chồng lấn khi hai bộ đều muốn được quy định nội dung hệ thống báo hiệu đường bộ (BHĐB).
Bộ Công an muốn quản
Theo đó, Bộ Công an đưa ra hai phương án xác định cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB. Cụ thể, phương án 1, Bộ Công an sẽ đảm nhận nhiệm vụ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB, quy định này sẽ nằm trong Luật Bảo đảm TTATGTĐB. Phương án 2 giao Bộ GTVT ban hành quy định này và được quy định trong Luật GTĐB.
Trong hai phương án trên, Bộ Công an đề xuất phương án 1. “Bởi hệ thống thông tin tín hiệu an toàn là sự cụ thể hóa các quy tắc giao thông, liên quan chặt chẽ đến TTATGT” – Bộ Công an lý giải.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng hệ thống BHĐB bao gồm năm nhóm. Trong đó, ngoài hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì các BHĐB còn lại bao gồm: Tín hiệu đèn giao thông, biển BHĐB, đinh phản quang, tiêu phản quang, dải phân cách… Tất cả hạng mục trên đều thuộc công trình đường bộ và tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB.
Cạnh đó, hiện nay các chỉ tiêu kỹ thuật của BHĐB ngoài việc được cụ thể hóa trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về BHĐB do Bộ GTVT ban hành còn phải đồng bộ, thống nhất với các chỉ tiêu kỹ thuật khác của công trình đường bộ, đồng thời được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành công trình GTĐB.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc sản xuất, lắp đặt BHĐB cũng phải phù hợp và tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về BHĐB và các tiêu chuẩn thiết kế đường bộ. “Do đó, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện thì nội dung trên cần được quy định trong Luật GTĐB…” – ông Thể nêu kiến nghị.
Hệ thống báo hiệu đường bộ ngoài biển báo còn nhiều báo hiệu khác. Ảnh: V.LONG
Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc
Thẩm tra nội dung trên, Bộ Tư pháp cho rằng hệ thống BHĐB ngoài hiệu lệnh của người điều khiển giao thông còn nhiều báo hiệu khác. Theo đó, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công an cần xác định rõ tại dự án luật này chỉ điều chỉnh các quy định về hệ thống BHĐB dưới góc độ là các biện pháp tổ chức giao thông và bảo đảm TTATGT.
Còn các quy định gắn với việc sản xuất, tổ chức đặt, cắm các biển BHĐB với tính chất là các hạng mục của công trình đường bộ và thuộc tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB thì không quy định tại dự thảo Luật Bảo đảm TTATGTĐB.
“Ngoài ra, việc sản xuất, lắp đặt BHĐB cũng phải phù hợp và tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về BHĐB và các tiêu chuẩn thiết kế đường. Do đó, đề nghị cân nhắc quy định giao Bộ Công an chịu trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hệ thống BHĐB tại dự thảo luật” – Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Phản hồi quan điểm trên, Bộ Công an cho rằng đơn vị sẽ không thực hiện việc sản xuất và lắp đặt hệ thống biển BHĐB. “Tuy nhiên, đơn vị sẽ đảm nhiệm vai trò quy định nội dung, ý nghĩa của hệ thống BHĐB, nhằm thông báo, hướng dẫn cho người tham gia giao thông…” – Bộ Công an cho hay.
Đa số thành viên Chính phủ không tán thành
Trước ý kiến còn khác nhau, Văn phòng Chính phủ tiến hành phát phiếu lấy ý kiến các thành viên Chính phủ. Đến ngày 11-8, có 19/26 thành viên Chính phủ cho ý kiến về vấn đề này.
Theo đó, có 14 thành viên Chính phủ đồng ý Luật GTĐB sẽ quy định hệ thống BHĐB và do Bộ GTVT quản lý. Chỉ có năm thành viên đồng ý phương án quy định tại Luật Bảo đảm TTATGTĐB và Luật GTĐB chỉ quy định việc sản xuất, tổ chức đặt, cắm các biển báo hiệu.
Theo Văn phòng Chính phủ, trong hệ thống báo hiệu GTĐB, chỉ có “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” thuộc nội dung tổ chức chỉ huy, điều khiển. Các loại báo hiệu còn lại gắn liền với các hạng mục của công trình đường bộ, thuộc hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng GTĐB, được quản lý thông qua các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ GTVT ban hành.
Vì vậy, Văn phòng Chính phủ đề nghị quy định theo hướng Luật GTĐB quy định quy chuẩn, tiêu chuẩn và quản lý các loại BHĐB gắn với thiết kế, đầu tư, xây dựng và quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng GTĐB (hệ thống báo hiệu giao thông tĩnh). Nội dung “hiệu lệnh của người điều khiển giao thông” và việc chỉ huy, điều khiển hệ thống đèn tín hiệu đường bộ (hệ thống báo hiệu giao thông động) quy định tại Luật Bảo đảm TTATGTĐB.
“Nội dung này có tính chất giao thoa giữa chức năng, nhiệm vụ của hai bộ, vì vậy để bảo đảm tính thống nhất, khả thi và hiệu quả, đề nghị hai bộ phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các quy định của hai luật này…” – Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật giao thông: Cần chế tài đủ mạnh
Sau 10 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (GTĐB), Bộ Công an nhận thấy cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa những ưu điểm, cung như khắc phục những tôn tai, kho khăn, vương măc phát sinh trong quá trình thưc hiên.
Luật GTĐB năm 2008 được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 (thay thế Luật GTĐB năm 2001), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 đi vào thưc tiễn đa có những tac đông tich cưc đên công tac bao đam trât tư, an toan giao thông (TTATGT), nâng cao nhân thưc va y thưc tư giac châp hanh cua ngươi tham gia giao thông.
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Công an, 10 năm thực hiện Luật GTĐB năm 2008 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể, quy định về biển báo hiệu đường bộ chưa phù hợp; thiếu các khái niệm liên quan đến an toàn giao thông. Kêt quả kiêm chê va lam giam tai nan giao thông chưa vững chắc, số người chết và bị thương do tai nan giao thông vẫn rất cao.
Việc đầu tư, xây dựng, phát triển, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải đường bộ cũng đang rất hạn chế, tồn tại nhiều bất cập. Trong 10 năm qua, tỉ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị hiện nay còn thấp hơn so với quy định. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác, mới chỉ đạt từ 5-12% trong khi theo yêu cầu là từ 16%-26%. Đối với việc áp dụng, phát triển công nghệ phần mềm trong dịch vụ hỗ trợ vận tải (như grab), hiện nay vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng để điều tiết các vấn đề có liên quan, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các đơn vị tham gia vào các công đoạn của hoạt động vận tải.
Việc ứng dụng công nghê tiên tiên, hiên đai đươc trong công tac bao đam TTATGT con han chê; thiếu các quy định cụ thể và chặt chẽ về việc đầu tư, lắp đặt, quản lý, khai thác, vận hành, sử dụng hệ thống giám sát về TTATGT, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác chỉ huy điều khiển giao thông, phát hiện và xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông cũng như các vấn đề về an ninh, trật tự diễn ra trên các tuyến giao thông đường bộ...
Trong giai đoạn tới, đất nước sẽ có nhiều đổi mới, kinh tế xã hội sẽ phát triển nhanh, mạnh bền vững và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, tình hình an ninh, chính trị, trật tự, an toàn giao thông có nhiều yếu tố mới, phức tạp hơn.
Do vậy, để bảo đảm trật TTATGT, giảm tai nan giao thông bên vưng, khăc phuc ùn tắc giao thông trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số công tác trọng tâm. Cụ thể là, tiêp tuc hoan thiên hê thông cac văn ban quy pham phap luât quy đinh vê bao đam TTATGT, trong đó, trọng tâm là xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đương bô để điều chỉnh chuyên sâu và tạo hành lang pháp lý đủ mạnh về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; quy đinh ro trach nhiêm cua cac bộ, nganh, chinh quyên đia phương các cấp trong quan ly nha nươc vê đam bao TTATGT đường bộ.
Nâng cao hiệu quả công tac quan ly nha nươc về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, tạo bước đột phá thông qua triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách, quy định các chế tài đủ mạnh nhằm chuyển biến ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông; nâng cao năng lưc cua đôi ngu can bô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới.
Ngoài ra, cần tăng cường sự phối hợp giưa các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác bảo đảm TTATGT; chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ; tiêp tuc tô chưc thưc hiên đông bô cac giai phap phong ngưa, khăc phuc un tăc giao thông tai cac đô thi lơn, trong điêm la Thủ đô Hà Nội và Thanh phô Hô Chi Minh...
Bộ Công an lấy ý kiến về dự Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ Ngày 2/6/2020, Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an đã chính thức đăng tải dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng để lấy ý kiến Nhân dân trong thời gian 02 tháng. Theo Bộ Công an, việc tách bạch 2 đạo luật giúp tạo hệ thống pháp lý...