Bộ Công an đồng loạt bắt 14 ổ cá độ 2.000 tỷ ở Sài Gòn
Cảnh sát cùng lúc ập vào nhiều địa điểm tại TP HCM, Đồng Nai, Hà Nội… bắt nhiều người trong đường dây đánh bạc trực tuyến.
Đạt bị cho là kẻ cầm đầu đường dây đánh bạc. Ảnh: Công an cung cấp.
Ngày 8/7, Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm công nghệ cao (C50), Cục Cảnh sát Hình sự (C45, Bộ Công an) phối hợp Công an TP HCM ập vào nhiều địa điểm, bắt hàng loạt nghi can trong đường dây đánh bạc trực tuyến do Nguyễn Minh Đạt cầm đầu.
Cùng lúc, các mũi trinh sát khác khám xét nhiều nơi tại Đồng Nai, Hà Nội… bắt giữ ít nhất 10 người liên quan như: Trần Thị Hồng Trinh, Trần Đông Ca, Nguyễn Như Hoàng, Lê Hữu Long, Nguyễn Minh Quang…
Hai nghi can trong đường dây. Ảnh: Công an cung cấp.
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tang vật, tài liệu, hàng chục nghìn USD, ôtô Audi A8, Mazda CX6, Kia Sedona, nhiều sổ tiết kiệm trị giá hơn 10 tỷ đồng… được cho là liên quan hoạt động tổ chức đánh bạc.
Video: Nguyễn Điệp
Theo điều tra, đường dây của Đạt hoạt động từ năm 2015 thông qua mạng cá độ M88gin.com có máy chủ đặt tại Philippines, với lượng người tham gia trải rộng trên cả nước. Hình thức sát phạt là cá độ thể thao, bóng đá, casino trực tuyến, xổ số…
Người chơi phải nạp tiền qua các tài khoản ngân hàng để được cấp tài khoản trên trang này.
Xe Audi bị thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp.
Cảnh sát xác định lượng tiền giao dịch thời gian qua là hơn 2.000 tỷ đồng. Vụ án đang được mở rộng điều tra.
Quốc Thắng
Theo VNE
Hé lộ tang vật "khủng" đường dây đánh bạc liên quan tướng công an
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, số lượng tiền "khủng" thu được từ vụ án cờ bạc đã khiến cả điều tra viên và cán bộ tố tụng phải ngạc nhiên. Khi khám xét bắt giữ, cơ quan tố tụng đã phải thuê xe tải để di chuyển tang vật.
Theo nguồn tin riêng của phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng C50 - Bộ Công an, đã nhận hơn 17 tỷ đồng của Nguyễn Văn Dương. Số tiền đưa - nhận này đang được làm rõ mục đích, để từ đó cơ quan tố tụng xem xét khởi tố bổ sung tội danh.
"Vay" nhưng chưa thấy trả
Nguồn tin cho biết, bằng hình thức chuyển khoản qua nhiều tài khoản lòng vòng dưới dạng hợp đồng kinh tế và cuối cùng được rút ra bằng tiền mặt, Nguyễn Văn Dương đã chuyển đến ông Hóa hơn 17 tỷ đồng, trong đó có 12 tỷ đồng (do Dương xách va ly đến gặp ông Hóa) thể hiện là tiền ông Hóa "vay" trong khoảng thời gian năm 2016-2017, và chưa thấy có chứng cứ ông Hóa trả lại. Khoản vay này phù hợp với lời khai của Nguyễn Văn Dương trong quá trình điều tra. Ngoài ra, ông Hóa còn nhận 700 triệu đồng của các đối tượng dưới dạng "quà biếu cảm ơn, lễ tết, đi nghỉ mát...".
Sự việc ông Hóa vào nằm Viện 198 Bộ Công an tại Hà Nội sau khi bị đình chỉ công tác, được cho là cái cớ thể hiện sức khỏe kém, còn thực tế ông không bệnh tật gì. Cơ quan điều tra (CQĐT) đã có những căn cứ xác định tình trạng sức khỏe của ông Hóa mà chưa cần thực hiện giám định y khoa để phục vụ quá trình điều tra. Ngay sau khi bị bắt tại Viện 198, ông Hóa được di lý về Trại tạm giam Công an tỉnh Phú Thọ, nhốt tại khu vực biệt giam. Tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông Hóa được đánh giá là phù hợp để CQĐT tiếp tục lấy lời khai.
Ông Nguyễn Thanh Hóa.
Liên quan vụ án này, tính đến sáng qua (15/3/2018), CQĐT Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố 83 bị can, tạm giam 38 đối tượng, nhiều đối tượng được tại ngoại, trong đó chủ yếu là người chơi bạc, đại lý viên "đổi Rik ra tiền thật", và một số người nguyên là cán bộ công an với các tội danh tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán hóa đơn, rửa tiền...
Cũng theo nguồn tin này, lượng tiền trong đường dây cờ bạc do Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương cầm đầu được "chuyển hóa" qua mua, bán hóa đơn lên đến hơn 4.000 tỷ đồng với 37 liên hóa đơn, trong đó chủ yếu thể hiện qua mua bán thẻ cào điện thoại (nhiều hóa đơn có giá trị hơn 100 tỷ đồng - chủ yếu ở Hà Nội) - một trong những căn cứ để CQĐT tiến đến khởi tố tội danh rửa tiền.
Số lượng tang vật "khủng"
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, có những tình tiết nói lên số lượng tiền "khủng" thu được từ vụ án cờ bạc đã khiến cả điều tra viên và cán bộ tố tụng phải ngạc nhiên. Trong một lần khám xét ở một địa chỉ tại Quảng Ninh, các đối tượng đã để nhiều tỷ đồng trong hai thùng gỗ lớn trong ga ra ô tô. Hai thùng gỗ chứa tiền bọc trong băng dính đen chỉ được che đậy sơ sài, chèn vài thanh sắt và lốp xe hỏng lên trên. Khi khám xét bắt giữ, chiếc ô tô 7 chỗ của cơ quan tố tụng đã không thể chở hết mà phải thuê xe tải để di chuyển tang vật. Số tiền này được Phan Sào Nam khai là có được từ cờ bạc game online mà có, "để tạm" ở đó và sẽ dùng vào đầu tư một công trình xây dựng tại Quảng Ninh.
Một lần khác tại TPHCM, Cơ quan điều tra cũng đã phải mất nhiều công sức trong đêm để vận chuyển số vàng và đô-la (còn nguyên seri) thu lời bất chính từ cờ bạc trị giá lên hàng trăm tỷ đồng mà Phan Sào Nam có ý định chuyển hóa vào bất động sản. Nhân lực CQĐT đã phải đếm số vàng và đô la này từ 10 giờ đêm đến 4h30 phút sáng mới hết. Và khi CQĐT đưa "hàng" lên máy bay vận chuyển ra Hà Nội, đã phải có sự can thiệp của PA92 Công an TPHCM để giảm bỏ thủ tục đưa hàng đặc biệt qua đường hàng không. Ra đến Nội Bài, lực lượng điều tra đã phải dùng đến 4 ô tô chuyển hàng đến nơi quản lý tang vật.
Đối với 3 nhà mạng Vinaphone, Mobiphone và Viettel liên quan thế nào đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ này (báo Tiền Phong số ra ngày 14/3/2018 đã nêu), nguồn tin của PV Tiền Phong cho biết: Trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.
Việc chuyển hóa chứng cứ từ 42 triệu tài khoản (theo cách hiểu "truyền thống" thì có 42 triệu người chơi bạc game online) thành chứng cứ vật chất, đối với CQĐT là một khó khăn, vì phải có khoảng 42 triệu lời khai thể hiện trong hồ sơ điều tra. Do một con bạc có thể lập ra nhiều tài khoản, nên cơ quan tố tụng đã phải áp dụng chứng cứ điện tử để lập hồ sơ điều tra.
Đối với các nhà mạng viễn thông, trước khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án, một số nhà mạng từng nhận được cảnh báo của cơ quan thanh tra chuyên ngành nêu quan điểm về dấu hiệu hoạt động bất minh của các công ty của Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Gần như chắc chắn, dấu hiệu thu lời của một số nhà mạng điện thoại đã được xem xét. Một nguồn tin cho biết, nguồn lợi nhuận này có thể bị thu hồi sau khi được làm rõ.
Truy nã 9 người liên quan Nguyễn Thanh Hóa
Công an tỉnh Phú Thọ vừa phát lệnh truy nã thêm 9 đối tượng trong vụ án "Sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, Tổ chức đánh bạc, Mua bán trái phép hóa đơn và Rửa tiền" liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50 - Bộ Công an).
Nhóm người bị truy nã gồm Hoàng Ngọc Tú (36 tuổi, quê Nam Định), Hoàng Thành Trung (40 tuổi, quê Quảng Ninh), Nguyễn Duy Thịnh (26 tuổi, quê Hà Tĩnh), Nguyễn Huy Bách (28 tuổi quê Quảng Ninh), Phạm Tiến Cương (31 tuổi, quê Hải Phòng), Tạ Quang Khoa (30 tuổi, quê Vĩnh Phúc), Trần Quang Hạnh (31 tuổi, quê Nam Định), Hoàng Văn Trọng (27 tuổi) và Lê Văn Kiên (40 tuổi, cùng quê Hà Nội). Công an đề nghị ai biết thông tin về các đối tượng trên báo gấp cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc gọi về số điện thoại: 069.2645.262.
Trước đó, ngày 11/3, Chủ tịch nước đã ký quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân với Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa. Cùng ngày, Công an tỉnh Phú Thọ ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng với ông Hóa để điều tra về tội tổ chức đánh bạc.
Xuân Ân
Theo Tùng Duy
Tiền Phong
Trả hồ sơ vụ án Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình Chiều 16/4, Viện KSND Tối cao đã quyết định trả hồ sơ cho Bộ Công an để điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á ( DongABank ) liên quan đến bị can Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongABank. Viện KSND Tối cao cho rằng còn nhiều điểm chưa được làm rõ. Trước đó, ngày...