Bộ Công an cảnh báo nguy cơ ’sập bẫy’ từ App MyAladdinz
Bộ Công an cảnh báo người dân, nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào gói huy động của MyAladdinz.
Ngày 8/9, Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, mạng xã hội và nhiều tài khoản Facebook cá nhân thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, video clip quảng cáo về ứng dụng MyAladdinz (hay còn gọi là App MyAladdinz) trên nền tảng điện thoại thông minh, nhằm lôi kéo người dùng tham gia ứng dụng.
Qua công tác nắm tình hình, Bộ Công an xác định phần mềm MyAladdinz hoạt động mang nhiều dấu hiệu huy động vốn trái phép và trả thưởng theo mô hình đa cấp thông qua mạng internet.
Theo Bộ Công an, MyAladdinz cung cấp một nền tảng cho phép các chủ gian hàng (người bán) và khách hàng (người mua) kết nối với nhau, để đổi lấy các sản phẩm và dịch vụ bằng hệ thống đồng Gem (viên Ngọc) và điểm thưởng (Point).
Đồng Gem và điểm thưởng trên hệ thống App này, chủ yếu được sử dụng để mua các sản phẩm và dịch vụ từ các thương nhân trên hệ thống của MyAladdinz.
App MyAladdinz hoạt động mang nhiều dấu hiệu huy động vốn trái phép. (Ảnh: Bộ Công an)
Cụ thể, những ai muốn tham gia và tạo tài khoản trên ứng dụng thì bắt buộc phải có người giới thiệu. Sau khi tạo tài khoản và xác thực tài khoản, khách hàng có thể nạp Gem (1 Gem = 1 USD) vào tài khoản (tối thiểu lần đầu phải nạp là 100 USD tương đương với 100 Gem).
Video đang HOT
Các đối tượng quảng bá, người dùng còn có thể sử dụng đồng Gems để thanh toán các hóa đơn điện, nước, học phí, bảo hiểm, chi phí sinh hoạt, trả góp ngân hàng, mua nhà, mua xe trong tương lai; và có thể được hoàn tiền lên đến 80% giá trị hóa đơn (quy đổi bằng điểm Point trên hệ thống) khi thực hiện một giao dịch; thanh toán càng nhiều dịch vụ trên App thì càng được hoàn trả nhiều điểm Point.
Dựa trên số điểm tích lũy của mỗi khách hàng, hệ thống hứa hẹn mỗi ngày, người tham gia đăng nhập App sẽ được cộng quy đổi 0,2% điểm Point thành đồng Gem, để từ đó tiếp tục mua sắm, giao dịch sản phẩm trên App.
Ngoài ra, hệ thống còn kêu gọi người tham gia giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống để được hưởng hoa hồng. Cụ thể, nếu kêu gọi được một người tham gia vào App MyAladdinz, thì App sẽ trả cho người giới thiệu (gọi là F1) 80% số Gem người sau đóng tham gia hệ thống. Người tham gia cũng có thể giới thiệu cửa hàng vào bán hàng trên hệ thống. MyAladdinz chia mức thưởng hoa hồng theo tỷ lệ % và theo cấp bậc, tối đa có 15 cấp bậc.
Đây là hình thức trả thưởng, hoạt động huy động vốn theo mô hình đa cấp ẩn dưới hoạt động thương mại điện tử, chưa được Bộ Công thương cấp phép.
Bộ Công an khuyến cáo, hiện tại, Việt Nam chưa công nhận bất cứ loại hình tiền điện tử và tiền mã hóa nào. Phần mềm MyAladdinz do một nhóm đối tượng có tên “Success Resources” xây dựng và phát triển như một sàn thương mại điện tử tích điểm cho người tham gia, các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử (chưa được cấp phép) để huy động vốn và tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép.
MyAladdinz chia mức thưởng hoa hồng theo tỷ lệ % và theo cấp bậc, tối đa có 15 cấp bậc. (Ảnh: Bộ Công an)
Hệ thống chủ yếu lấy tiền của người tham gia sau để trả lãi suất và hoa hồng cho người tham gia trước và sẽ sụp đổ khi số tiền người tham gia sau không đủ trả lãi hoặc không có người tham gia mới. Nhà đầu tư cũng chỉ được MyAladdinz trả lãi bằng tiền “Gem ảo” và “Point ảo”; nếu muốn rút tiền chỉ có cách bán “Gem ảo” và “Point ảo” này cho nhà đầu tư khác trong hệ thống, không bán, thanh khoản được ra ngoài hệ thống.
Người dân, nhà đầu tư sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi tham gia đầu tư vào gói huy động của MyAladdinz. Do đó, cần nâng cao cảnh giác trước các loại hình hoạt động tương tự; cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tự mình quyết định tham gia đầu tư, tránh bị kẻ gian lợi dụng chiếm đoạt tài sản…
Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục triển khai đấu tranh, xử lý quyết liệt các đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép. Các tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Công an nói gì về 2 cán bộ liên quan vụ cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc?
Công an TPHCM xác nhận Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ Công an TPHCM gồm một cán bộ của Phòng Cảnh sát hình sự và một cán bộ công an phường có liên quan đến vụ án cướp 35 tỷ đồng trên cao tốc.
Chiều 23/7, Thượng tá Nguyễn Thế Lâm - Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TPHCM cho biết, liên quan đến vụ cướp 35 tỷ, Công an TPHCM xác nhận Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ Công an TPHCM gồm một cán bộ của Phòng Cảnh sát hình sự và một cán bộ công an phường có liên quan đến vụ án.
Hiện vụ án đang được Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an điều tra thụ lý.
Băng nhóm cướp 35 tỷ đồng bị bắt. Ảnh CA
Trước đó Bộ Công an đã khởi tố 2 bị can Nguyễn Quốc Dũng (nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM) và Nguyễn Anh Tuấn (nguyên cán bộ công an phường) để điều tra liên quan đến vụ án bắt cóc tống tiền 35 tỷ đồng trên cao tốc TPHCM-Long Thanh-Dầu Giây.
Liên quan đến vụ án này, như Tiền Phong đưa tin giữa tháng 5/2020, một người đàn ông đi ô tô trên đường dẫn vào cao tốc TPHCM-Long Thanh-Dầu Giây thì xảy ra va chạm giao thông. Sau khi dừng xe, người đàn ông cùng vợ con bị nhóm người đi trên 2 ô tô bắt đưa lên xe khác.
Hung khí công an thu giữ. Ảnh CA
Băng nhóm này yêu cầu người đàn ông chuyển 35 tỷ đồng từ ví điện tử vào tài khoản theo chỉ định nếu không vợ con ông sẽ bị đánh đập. Sau khi chuyển tiền xong, nhóm này thả người đàn ông ở một bãi đất trống trên quận 2.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Công an đã vào cuộc điều tra, xác định các đối tượng có liên quan có làm ăn, đầu tư trên các sàn tiền ảo. Nhóm cướp tài sản cho rằng người đàn ông là nguyên nhân khiến chúng mất tiền đầu tư nên lên kế hoạch cướp lại tiền.
Sau đó Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam nhiều đối tượng như Hồ Ngọc Tài (SN 1989), Trần Ngọc Hoàng (SN1983), Nguyễn Văn Đức (SN 1996), Trịnh Tuấn Anh (SN 1985)...Cùng hai nguyên cán bộ của Công an TPHCM như nêu trên.
Nhóm bắt cóc doanh nhân cướp 35 tỷ đồng do thua lỗ khi 'đào' tiền điện tử
Quá trình đầu tư tiền điện tử bị thua lỗ nhưng không rõ nguyên nhân nên nhóm này đã lần theo đường đi của dòng tiền nhưng bất thành mà lại phát hiện doanh nhân tên K. cũng tham gia việc "đào" tiền điện tử đã thu được số tiền rất lớn nên rủ thám tử cùng tham gia lập kế hoạch, dựng nên kịch bản cướp 35 tỷ đồng của nạn nhân.
Nhóm bắt cóc gia đình doanh nhân ở TPHCM cướp 35 tỷ đồng sa lưới
Lên kịch bản giả vờ va quẹt xe trên cao tốc, 7 đối tượng đã khống chế bắt cóc một gia đình doanh nhân ở TPHCM sau đó buộc nạn nhân chuyển 35 tỷ đồng trong ví điện tử sang tài khoản của chúng.
Nhật Cường từ vụ buôn lậu rửa tiền đến vụ chiếm đoạt tài liệu mật Quá trình điều tra vụ án Nhật Cường, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố hơn 20 bị can về các tội Buôn lậu, Rửa tiền, Vi phạm quy định về kế toán, Vi phạm quy định về đấu thầu... Đáng chú ý, mới đây Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt giam 3 bị can chiếm đoạt tài liệu...