Bỏ con ở thùng rác có thể phạm tội giết con mới đẻ
“Qua các phương tiện thông tin đại chúng tôi được biết gần đây có nhiều trường hợp cha, mẹ bỏ con cái ở ga tàu, bến xe và các địa điểm công cộng khác. Xin luật sư cho biết, hành vi này có vi phạm pháp luật không, hình thức xử lý thế nào?”, Nguyễn Thị Hoa (Hà Nội).
Luật sư Nguyễn Phú Thắng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) trả lời:
Bỏ rơi con cái dù bất cứ lý do gì là một hành động không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức truyền thống mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, thậm chí trong một số tình huống cụ thể, người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hình sự.
Theo đó, tại các Điều 4, Điều 6 và Điều 7 (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004) quy định: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung… đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”.
Video đang HOT
Một thai nhi được phát hiện tại thùng rác ở ngõ 73 Nguyễn Lương Bằng.
Về trách nhiệm Hình sự, Điều 94 (BLHS) quy định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
Như vậy, trong trường hợp này, chủ thể của tội phạm phải là người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh túng quẫn hay khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình mới đẻ ra dẫn đến hậu quả đứa trẻ bị chết. Nếu trẻ chưa chết thì người bỏ rơi không bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính.
Pháp luật không quy định trẻ sơ sinh được bao nhiêu ngày được gọi là con mới đẻ. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử tại Việt Nam cho thấy, trẻ bị bỏ rơi cho đến chết nếu dưới 7 ngày tuổi thì được coi là con mới đẻ; từ ngày thứ 8 trở đi, người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm tội danh khác với mức hình phạt cao hơn nhiều so với quy định tại Điều 94 (BLHS).
Ngoài chủ thể phạm tội là người mẹ, đối với những trường hợp khác mà bỏ rơi con mới đẻ đến chết thì sẽ không được coi là giết con mới đẻ. Theo đó, các chủ thể khác có thể coi là: Cha đẻ, cha đỡ đầu, mẹ đỡ đầu, cha nuôi, mẹ nuôi, người giám hộ của trẻ. Với những chủ thể trên, nếu thực hiện hành vi phạm tội này sẽ không được áp dụng tội “giết con mới đẻ” mà bị xử lý theo một tội danh khác, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội.
Theo Người Đưa Tin
Kẻ đâm chết người ở chân cầu thang lĩnh án chung thân
Cho rằng bà Hoa xen vào chuyện vay nợ của hai dì cháu, Hải cầm dao đâm bà này 14 nhát ở chân cầu thang khu tập thể.
Theo bản án sơ thẩm ngày 2/12 của TAND Hà Nội, Nguyễn Thanh Hải (25 tuổi, quận Hai Bà Trưng) vay dì ruột là Trần Thị Bích Phương (38 tuổi, ở quận Đống Đa) 40 triệu đồng và mượn thêm một chiếc Attila để đi lại. Lâu không thấy cháu trả, chị Phương đòi và bị chửi lại.
Nguyễn Thanh Hải trong khi nghe toà tuyên án. Ảnh: Việt Dũng.
Chị Phương tâm sự chuyện đứa cháu ngỗ nghịch với bạn cùng khu tập thể là bà Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi). Ngày 31/5, bà Hoa nhờ hai thanh niên đến nhà Hải đòi tiền, xe giúp bạn. Bực tức vì bị xen vào chuyện riêng của hai dì cháu, hôm sau, Hải đến nhà dì gây chuyện. Dọc đường, gặp bà Hoa ở chân cầu thang tầng 1, Hải đã to tiếng, rút dao đâm bà Hoa 14 nhát khiến tử vong.
Tại phiên xử hôm nay, TAND Hà Nội tuyên phạt Hải tù chung thân về tội Giết người. Hải nghiện ma túy nhiều năm, từng có tiền án về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Có bỏ lọt tội phạm trong một vụ xử án giết người? Cả nhóm thanh niên xông vào đánh anh Kiều Thanh Như (21 tuổi), Bí thư Đoàn ấp Trà Hiệp (xã Trà Vong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) nhưng chỉ có đối tượng trực tiếp đâm chết anh Như bị xử lý hình sự, các đối tượng khác chỉ bị xử phạt hành chính. Cái chết tức tưởi của 1 Bí thư đoàn...